1 ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 1. HỆ THỐNG ƯỚC LỆ Văn học bao giờ cũng ước lệ bởi vì văn học không phải là đời sống thực tại. Nó là ước lệ của đời sống thực tại. Ước lệ là một thứ quy ước của một cộng đồng người. Nó là một tín hiệu riêng của cộng đồng ấy.trong văn học nghệ thuật, nó là ước lệ thẩm mỹ của một cộng đồng giới văn nghệ. VD: “Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu” (Một chiếc lá ngô đồng rụng. Thiên hạ biết mùa thu đã về). Như vậy, hình ảnh lá ngô đồng là ước lệ cho mùa thu. Nếu câu văn thơ nào có hình ảnh này, mọi người sẽ mặc nhiên hiểu rằng câu văn ấy đang nói về mùa thu.(Tất nhiên để nói về mùa thu không chỉ có hình ảnh lá ngô đồng, mà còn các hình ảnh khác như: sen tàn, cúc nở, lá đỏ…) Tuy nhiên, văn học trung đại sử dụng ước lệ phổ biến hơn, phức tạp va 2nghiem6 ngặt hơn văn học dân gian hay văn học hiện đại. Nó trở thành một đặc trưng thi pháp. (Lý do: xã hội phong kiến là xã hội đẳng cấp -> nghi lễ -> ước lệ) 1.1. TÍNH UYÊN BÁC VÀ CÁCH ĐIỆU HÓA CAO ĐỘ - Văn học chính thống thời phong kiến được gọi là văn chương bác học, phân biệt với văn chương bình dân của tầng lớp lao động. Văn chương chính thống là văn chương của những người trí thức Nho học, Hán học tài hoa. Sáng tác và tiếp nhận trong môi trường ấy, tất nhiên văn học có sự uyên bác cao. Tác giả và người đọc phải làu thông kinh sử, thuộc nhiều điển cố, điển tích, những thi liệu, văn liệu của người xưa… VD: Để hiểu hết cái hay của những câu thơ sau, cần phải có kiến thức về các điển tích liên quan: + Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (Nguyễn Du) Có liên quan đến điển tích về bài thơ của Thôi Hộ + Khi về hỏi liễu chương đài Cành xuân đã bẻ cho người trao tay + Công danh vương tử còn mang nợ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào (Nguyễn Khuyến) - Văn chương của các bậc tao nhân mặc khách nên có khuynh hướng lí tưởng hóa, họ tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng khác với cái nôm na 2 thực tại đời thường. Vì thế, cái thực tại đi vào văn học phải được cách điệu hóa cao độ. + Con người phải đẹp một cách lí tưởng: gót sen, mày ngài, mặt hoa, tay tiên, da phấn + Cây cối cũng phải là những loài sang trọng, quý phái: mai, lan, cúc, trúc, tùng, liễu… Văn học chỉ tả thực với những nhân vật phàm phu, tục tử như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà… Thoắt trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to béo đẫy đà làm sao (Nguyễn Du) Quan niệm của thời ấy là không gì hoàn thiện, tài hoa bằng tạo hóa. Vì thế những gì cần lí tưởng hóa đều được so sánh với thiên nhiên. Còn những kẻ phàm phu thì chỉ cần so với chính nó – tả thực cái xác phàm của chúng. 1.2. TÍNH SÙNG CỔ Con người trung đại cảm thụ thời gian khác con người hiện đại: thời gian là xoay tròn, tuần hoàn. Thời gian không mất đi mà quay trở lại gôc nguồn. Vì thế người ta coi trọng quá khứ, coi trọng người già. Do đó, chuẩn mực của cái đẹp, cái lí tưởng là ở quá khứ. Xã hội hoàng kim là thời Nghiêu, Thuấn (Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng. Dân giàu đủ khắp đòi phương – Nguyễn Trãi). Anh hùng lí tưởng là Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng (Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; – Hịch Tướng Sĩ). Văn chương nghị luận thường lấy tiền đề là lí lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân. Văn học trung đại đầy rẫy những điển cố, điển tích 1.3. TÍNH PHI NGÃ Thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Sự khinh trọng đối với một cá nhân không xuất phát từ chính bản thân người ấy ma 2tu72 dòng dõi, đẳng cấp, địa vị trong xã hội. Chưa có tình yêu đích thực được lựa chọn theo tình cảm cá nhân. Người có văn hóa, có giáo dục là người biết hạ thấp cái tôi cá nhân của mình xuống (tiểu thiếp, kẻ ngu này, tại hạ, kẻ hèn…). Từ đó đẻ ra hệ thống ước lệ mang tính phi ngã. 3 - Tranh vẽ, thơ vịnh cảnh đều có sự quy định sẵn theo công thức: tứ quý, xuân lan, thu cúc, hoa điểu, tùng hạc, sơn thủy; nhân vật thì ngư, tiều, canh, mục… - Nhân vật truyện là giai nhân tài tử, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên - Thể loại và luật phối thanh cũng tuân theo những quy định nghiêm ngặt, tác giả không tự do theo ý mình. 2. THIÊN NHIÊN TRONG VĂN THƠ TRUNG ĐẠI Thơ tức cảnh cũng như tranh sơn thủy chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống nghệ thuật phong kiến. (Do thời ấy con người sống giữa thiên nhiên, trực tiếp khai thác thiên nhiên bằng hai bàn tay mình). Tuy nhiên cũng bởi sống giữa thiên nhiên như thế nên con người chưa tách khỏi thiên nhiên như là khách thể. Con người cảm nhận thiên nhiên như là chủ thể. Thiên nhiên có hai đặc tính: - Được cảm nhận và thể hiện một cách tinh vi như muốn khám phá cái linh hồn ẩn kín của tạo vật - Thiên về màu sắc đạm bạc. đường nét thanh tao nhưng thiếu sức sống ngồn ngộn tươi rói của thiên nhiên thực tại, phồn thực 3. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT PHI THỜI GIAN Con người trung đại có hai nhận thức về thời gian: - Quan sát cận cảnh cuộc sống hàng ngày, trong giới hạn vi mô, người ta nhận thức về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (thời gian như bóng câu qua cửa sổ, bất khứ lai) -> thời gian của cuộc đời trần thế, phàm tục. - Quan sát từ thế giới vĩ mô, cảm thấy vũ trụ vận động tuần hoàn, thời gian chu kì, thời gian xoay tròn, không đi mất mà tĩnh, ngưng đọng. -> thời gian của cõi trời, tiên, thế giới thanh cao và bất tử. VD: Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản … Bạch vân thiên tải không du du. 4. CON NGƯỜI TRONG VĂN CHƯƠNG TRUNG ĐẠI a. Con người vũ trụ Con người nhìn thế giới như một thể thống nhất và mỗi con người là một yếu tố trong hệ thống ấy. Cá nhân được thể hiện trong mối quan hệ với vũ trụ hơn là trong quan hệ với xã hội. Một chủ đề quen thuộc là con người thường đối diện, đàm tâm với vũ trụ: 4 - Gặp oan khuất, người ta hỏi trời, trách đất: Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? (Chinh phụ ngâm) - Trai gái thề bồi thì viện đến núi cao, biển rộng - Người quân tử khi buồn bực thì ẩn dật vào núi rừng, khi thất bại thì thẹn cùng trời xanh - Người đẹp thì sánh ngang với sự hoàn mỹ của vũ trụ: Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa (Cung oán ngâm). Con người chịu ảnh hưởng của quy luật biến dịch tuần hoàn, âm dương tiêu trưởng. Đó là thiên mệnh. b. Con người đạo đức Văn chương trung đại không nhằm nhận thức hiện tại mà chuyên chở đạo lí, đấu tranh cho công lí. Chức năng giáo dục của văn học được đặt lên hàng đầu. Những con người được ca ngợi trong văn chương trung đại là những người làm theo đúng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức Nho Giáo phong kiến: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình. (Lục Vân Tiên). c. Con người phi cá nhân - Con người không có cá tính, sống theo khuôn mẫu - Không có tình yêu tự do - Nghệ thuật miêu tả nhân vật chưa có gì đặc sắc 5. TƯ DUY NGUYÊN HỢP VÀ VẤN ĐỀ VĂN SỬ BẤT PHÂN - Văn sử, triết bất phân - Các thể loại chính trị, chính luận cũng được xem là văn: hịch, cáo,… - Ngày nay cũng có sự thâm nhập của các loại hình nghệ thuật nhưng là để làm nổi bật nghê thuật văn chương - Thơ được coi trọng nhất là thơ nói chí, thơ đạo lý. . nở, lá đỏ…) Tuy nhiên, văn học trung đại sử dụng ước lệ phổ biến hơn, phức tạp va 2nghiem6 ngặt hơn văn học dân gian hay văn học hiện đại. Nó trở thành một đặc trưng thi pháp. (Lý do: xã hội phong. 1 ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 1. HỆ THỐNG ƯỚC LỆ Văn học bao giờ cũng ước lệ bởi vì văn học không phải là đời sống thực tại. Nó là ước lệ. CÁCH ĐIỆU HÓA CAO ĐỘ - Văn học chính thống thời phong kiến được gọi là văn chương bác học, phân biệt với văn chương bình dân của tầng lớp lao động. Văn chương chính thống là văn chương của những