Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
299,5 KB
Nội dung
Người sáng lập :Nguyễn Văn Thật _ hoc sinh lớp 9a3 Thứ 6 ngày 30/4/2010 Trường : THCS Hoài Hải Lớp : 9a3 Thành viên nhóm: ………………………………. ………………………. ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG ĐỊA LÝ TỈNH BÌNH ĐỊNH I/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH 1.Vị trí và lãnh thổ Bình Định là một tỉnh có diện tích lớn gồm có 6.076 km vuông ,thuộc khu vực Duyên Hải Miền Trung. Nên bờ biển Bình Định dài hơn 100 km với nhiều đảo lớn nhỏ ngoài khơi .Phía bắc giáp với Quảng Ngãi cụ thể là huyện Đức Phổ bỏi đèo Bình Đê , phía tây giáp với Gia Lai có đèo An Khê .Và phía nam giáp với Phú Yên bởi ranh giới đèo Cù Mông ,còn lại là phía đông tiếp giáp với biển đông .Với vị trí địa lý như thế thì Bình Định giống như một bức Bình phong và có ý nghĩa vô cùng quan trọng ,to lớn đối với nền kinh tế của vùng cũng như cả nước .Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng trong khu vực 2.Sự phân chia hành chính • Bình Định xưa là đất thuộc Việt Thường Thị và nền văn hóa Sa Huỳnh, sau đó người Chăm đã tới chiếm lĩnh vùng đất này. Đến đời nhà Tần xứ này là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quận, đời nhà Hán là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, năm Vĩnh Hoà 2 (137) người trong quận làm chức Công Tào tên là Khu Liên đã giết viên huyện lệnh chiếm đất và tự phong là Lâm Ấp vương. • Đời nhà Tùy (605) dẹp Lâm Ấp đặt tên là Xung Châu, sau đó lại lấy tên cũ là Lâm Ấp. • Đời nhà Đường, năm 627 đổi tên là Lâm Châu. • Năm 803, nhà Đường bỏ đất này và nước Chiêm Thành của người Chăm ra đời, đất này được đổi là Đồ Bàn, Thị Nại. • Đời nhà Lê năm Hồng Đức 2 (1471) vua Lê Thánh Tông đánh phá Chiêm Thành tới núi Thạch Bi chiếm đất này và chia thành 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn của phủ Hoài Nhơn thuộc thừa tuyên Quảng Nam. • Năm 1602 chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành Phủ Quy Nhơn thuộc dinh Quảng Nam. • Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần, đã đổi tên phủ Quy Nhơn thành phủ Quy Ninh. • Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn. • Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai trị. Phủ lỵ dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay là xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn). • Năm 1725, ở phủ Quy Nhơn đặt các chức quan trông coi: Chánh hộ, Khám lý, Đề đốc, Đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Thư ký, mỗi chức đặt một người; mỗi huyện đặt cai tri, thư ký, mỗi chức một người và 2 viên lục lại; mỗi tổng có cai tổng. • Từ 1773 đến 1797, nhà Tây Sơn chiếm cứ đất này, sau khi lấy lại đất này Nguyễn Ánh đổi tên đất này là dinh Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ và đặt quan cai trị gọi là Lưu Thủ, Cai Bộ, Ký Lục. • Năm 1808 đổi dinh Bình Định thành Trấn Bình Định. • Năm 1814, vua Gia Long cho xây dựng lại thành Bình Định mới, ngày nay ở thị trấn Bình Định, nằm về phía đông nam và cách thành cũ khoảng 5km ở phía gần sông Côn. Sau khi xây xong cho chuyển toàn bộ nhà cửa về thành mới này • Năm 1825 đặt tri phủ Quy Nhơn, năm 1831 lại đổi thành phủ Hoài Nhơn. • Năm 1832 tách huyện Tuy viễn thành hai huyện Tuy Viễn và Tuy Phước, tách huyện Phù Ly thành hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát đồng thời Bình Định và Phú Yên thành liên tỉnh Bình Phú, sau đó bỏ liên tỉnh này. • Năm 1888 đặt huyện Bình Khê. Vào năm 1885 Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai-Kon Tum còn thuộc về Bình Định. • Năm 1890, thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách ra khỏi Bình Phú. • Ngày 4 tháng 7 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh tự trị Pleikou Derr, tỉnh lỵ đặt tại làng Pleikan Derr của dân tộc Gia Lai. Địa bàn tỉnh Pleikou Derr bao gồm các vùng cư trú của đồng bào thiểu số Xơ đăng, Bana, Gialai tách từ tỉnh Bình Định ra. • Ngày 25 tháng 4 năm 1907 xoá bỏ tỉnh Pleikou Derr. Toàn bộ đất đai của tỉnh này chia làm hai phần: một là Đại lý Kontum cho sát nhập trở lại tỉnh Bình Định và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Bình Định; một gọi là Đại lý Cheo Reo, cho sát nhập vào tỉnh Phú Yên và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Phú Yên. • Năm 1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú và thành lập tỉnh Kontum làm tỉnh riêng; địa bàn tỉnh Kontum bao gồm Đại lý Kontum tách từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắc Lắc. Ngày 28 tháng 3 năm 1917 cắt tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc cao nguyên An Khê, tỉnh Bình Định, sát nhập vào tỉnh Kontum. • Năm 1921, thực dân Pháp cắt tỉnh Phú Yên ra khỏi tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945. Thời Việt Nam Cộng hòa đổi các huyện thành quận, tỉnh Bình Định có 11 quận, 1 thị xã, trong đó có 4 quận miền núi. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam theo đó hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Lấy lại danh hiệu huyện không phục hồi phủ .Trực tiếp dưới cấp tỉnh là huyện .Dưới cấp huyện là xã và thị trấn (đã độ thị hóa ) .Từ năm 1975 đến cuối năm 1989 , Bình Đinh và Quảng Ngãi nhập chung thành tỉnh Nghĩa Bình .Tình hình hành chính hiện nay như sau: Tổng số xã ,phường , thị trấn :155 trong đó : Xã : 128 Phường : 16 Thị trấn : 11 Mã số Tên đơn vị hành chính 3701 Thành phố Quy Nhơn 370101 Phường Trần Quang Diệu 370102 Phường Bùi Thị Xuân 370103 Phường Đống Đa 370104 Phường Quang Trung 370105 Phường Ngô Mây 370106 Phường Trần Hưng Đạo 370107 Phường Lê Hồng Phong 370108 Phường Trần Phú 370109 Phường Lê Lợi 370110 Phường Hải Cảng 370111 Phường Nhơn Bình 370112 Phường Nhơn Phú 370113 Phường Nguyễn Văn Cừ 370114 Phường Ghềnh Ráng 370115 Phường Lý Thường Kiệt 370116 Phường Thị Nại 370117 Xã Nhơn Châu 370118 Xã Nhơn Hội 370119 Xã Nhơn Hải 370120 Xã Nhơn Lý * 3702 Huyện An Lão 370201 Xã An Trung 370202 Xã An Toàn 370203 Xã An Vinh 370204 Xã An Dũng 370205 Xã An Hưng 370206 Xã An Quang 370207 Xã An Hoà 370208 Xã An Tân 370209 Xã An Nghĩa * 3703 Huyện Hoài Ân 370301 Thị trấn Tăng Bạt Hổ 370302 Xã Ân Đức 370303 Xã Ân Hảo 370305 Xã Ân Tín 370306 Xã Ân Thạnh 370307 Xã Ân Phong 370308 Xã Bok Tới 370309 Xã Dak Mang 370310 Xã Ân Nghĩa 370311 Xã Ân Hữu 370312 Xã Ân Tường Đông 370313 Xã Ân Tường Tây 370314 Xã Ân Mỹ * 3704 Huyện Hoài Nhơn 370401 Thị trấn Tam Quan 370402 Thị trấn Bồng Sơn 370403 Xã Hoài Hải 370404 Xã Hoài Sơn 370405 Xã Hoài Châu II/ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. ĐỊA HÌNH Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn vát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây. Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là: • Vùng núi: Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh. Đại bộ phận sườn dốc hơn 20°. Có diện tích khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện An Lão (63.367 ha), Vĩnh Thạnh (78.249 ha), Vân Canh (75.932 ha), Tây Sơn và Hoài Ân (31.000 ha). Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. Chiếm 70% diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình 500-1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao 700-1000m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá. • Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha (chiếm khoảng 10% diện tích), có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các huyện Hoài Nhơn (15.089 ha), An Lão (5.058 ha) và Vân Canh (7.924 ha). • Vùng đồng bằng: Tỉnh Bình Định không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25-50 m và chiếm diện tích khoảng 1.000 km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Kôn, còn lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển. • Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới ; các cửa biển như Cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi và cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ cửa Quy Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định, còn các cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động. Hải Đảo : Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 32 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo một mình. • Tại khu vực biển thuộc thành phố Quy Nhơn gồm cụm đảo Cù Lao Xanh là cụm đảo lớn gồm 3 đảo nhỏ; cụm Đảo Hòn Đất gồm các đảo nhỏ như Hòn Ngang, Hòn Đất, Hòn Rớ; cụm Đảo Hòn Khô còn gọi là cù lao Hòn Khô gồm 2 đảo nhỏ; cụm Đảo Nghiêm Kinh Chiểu gồm 10 đảo nhỏ (lớn nhất là Hòn Sẹo); cụm Đảo Hòn Cân gồm 5 đảo nhỏ; Đảo đơn Hòn Ông Cơ. • Tại khu vực biển thuộc huyện Phù Mỹ gồm cụm Đảo Hòn Trâu hay Hòn Trâu Nằm gồm 4 đảo nhỏ; Đảo Hòn Khô còn gọi là Hòn Rùa. Ven biển xã Mỹ Thọ có 3 đảo nhỏ gồm: Đảo Hòn Đụn còn gọi là Hòn Nước hay Đảo Đồn, Đảo Hòn Tranh còn gọi là Đảo Quy, Đảo Hòn Nhàn Trong các đảo nói trên thì chỉ đảo Cù Lao Xanh là có dân cư sinh sống, các đảo còn lại là những đảo nhỏ một số đảo còn không có thực vật sinh sống chỉ toàn đá và cát. Dọc bờ biển của tỉnh, ngoài các đèn hiệu hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng Quy Nhơn, thì Bình Định còn có 2 ngọn hải đăng: một ngọn được xây dựng trên mạng bắc của núi Gò Dưa thuộc thôn Tân Phụng xã Mỹ Thọ huyện Phù Mỹ, ngọn này có tên gọi là Hải Đăng Vũng Mới hay Hải Đăng Hòn Nước; ngọn thứ hai được xây dựng trên đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Nhơn Châu thành phố Quy Nhơn. 2 . KHÍ HẬU Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. • Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1-26,1°C, cao nhất là 31,7°C và thấp nhất là 16,5°C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất 39,9°C và thấp nhất 15,8°C. • Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5-27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%. • Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5-8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1-8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000-2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. • Về bão: Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9-11. Vì Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ nên nằm hoàn toàn trong nền khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm . Chính vì thế , nên hàng năm tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền trung nói chung thường bị hạn hán kéo dài : thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống đặc biệt trong mùa mưa bão .Nhưng bên cạnh mặt khó khăn nó cũng có những nặt thuận lợi nhất định . Hàng năm cung cấp một số lượng phù sa cho ngành nông nghiệp từ các đồng bằng ven biển mặc không lớn như các đồng bằng khác 3. THỦY VĂN Sông ngoài Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu KW. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát lũ kém. Trong tỉnh có bốn con sông lớn là Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc hay Tam Quan. Ngoài các sông đáng kể nói trên còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng chịt thường chỉ có nước chảy về mùa lũ và mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn khoảng trên 40% nên hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới. Hồ đầm Toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích tưới tiêu trong mùa khô. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn); hồ Hội Sơn và Mỹ Thuận (Phù Cát); hồ Diêm Tiêu, Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù Mỹ); hồ Định Bình, Thuận Ninh (Tây Sơn); hồ Núi Một (Vân Canh-An Nhơn); hồ Vĩnh Sơn, hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh). Ngoài ra Bình Định còn có một đầm nước ngọt khá rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Gi (Phù Mỹ-Phù Cát)và Thị Nại (Tuy Phước-Quy Nhơn). Hệ thống hồ đầm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cở quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, đầm còn được biết đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay Ngoài ra , tỉnh còn có một số mạch nước ngầm phong phú , nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp . Giúp bà con nông dân hạn chế thiếu nước trong mùa khô 4.Thổ dưỡng Có 5 loại thổ nhưỡng : 1. Đá mẹ (địa chất Trong các yếu tố hình thành đất, đá mẹ là một trong những yếu tố hàng đầu. Đá mẹ khó phân hoá thì tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nhiều đá lẫn, đá lộ đầu và ngược lại. Bình Định chủ yếu được cấu tạo từ đá macma axit như granit, riolit; ở Tây Sơn có một ít macma bazơ. Ngoài ra còn có đá biến chất và trầm tích như gơnai, phiến thạch, sa thạch và mẫu chất phù sa cổ, phù sa mới. Đặc trưng mối quan hệ giữa đá mẹ và đất: + Granit: Đây là đá macma xâm nhập, thành phần khoáng hóa vật phong phú với cấu trúc dạng hạt, màu sắc phụ thuộc vào màu khoáng vật tạo nên chủ yếu là fenspat. Độ cứng của các khoáng hoá vật chính tạo thành granit rất khác nhau nên đá có tầng mỏng, thành phần cơ giới thô, do đó bị rửa trôi mạnh nên đất xấu, quá trình feralit xảy ra mạnh. + Riolit: Đá macma axit dạng phun trào tương ứng với đá granit về thành phần khoáng vật tinh thể nhỏ. Đất đặc trưng cũng giống granit có tầng mỏng trong điều kiện rửa trôi mạnh, nghèo dinh dưỡng, độ chua cao. Đất loại này tập trung nhiều ở các huyện phía Nam tỉnh Bình Định (từ đường 19 xuống đèo Cù Mông). + Sa Thạch: Đây là đá trầm tích chủ yếu là cát thạch anh, khi phong hoá cho nhiều cát, thô; thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng đến trung bình, đất thường có màu vàng nhạt. + Bazan: Macma bazơ phun trào kiến trúc vi tinh khoáng vật chủ yếu là Ôlivin. Kiểu phong hoá nhiệt đới đối với các loại đá này là bóc vảy củ hành. Đất có màu vàng, đỏ đặc trưng; tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ đá lẫn ít hoặc không có. Đất đỏ bazan ở Bình Định tập trung ở Vĩnh Thạnh và An Lão, tuổi địa chất trẻ, địa hình bằng phẳng. + Biến thạch gnai: Đây là loại đá biến chất do thời gian, thường phổ biến trên khu nền cổ, cấu trúc đá có dạng dải, phân bố chủ yếu ở vùng trung du của tỉnh. Đất của loại đá này có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, nhiều đá lẫn. + Đá phiên thạch mica: Đây cũng là đá phiến chất nghèo fenspat, thành phần vật chủ yếu là mica, thạch anh được phân bố ở Phù Cát, Hoài Nhơn. Loại này cho đất dày, độ phì khá, nhiều sét, thành phần cơ giới nặng. + Mẫu chất: - Phù sa cổ: Mẫu chất được hình thành từ kỷ Đệ tứ (Q), từ sản phẩm bồi lắng do nước vận chuyển sau được nâng lên trong pha uốn nếp; dạng địa hình thoải, tính phân lớp trong phẫu diện đặc trưng theo chiều tăng kích thước hạt khi xuống lớp dưới, đất phong hoá có màu từ vàng nhạt đến vàng; thành phần cơ giới nhẹ. Loại này được phân bố ở Phù Mỹ, Phù Cát, Vân Canh. - Dốc tụ: Sản phẩm Deluvi được tích tụ ở thung lũng vùng trung du, vật liệu gắn viên cấp hạt không thống nhất. Đất có tầng dày nhiều đá lẫn, chua, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ được phân bố hầu khắp ở vùng trũng trước núi. - Phù sa núi: Vật liệu bồi đắp do sông suối hiện đại ở vùng núi, tuổi địa chất trẻ; nhiều vùng vẫn tiếp tục được bồi đắp hàng năm. Loại này phân cấp hạt rõ, kích thước giảm dẫn từ nguồn đến cửa sông, phân bố ở hầu hết các huyện. 2. Địa hình 3. Thảm thực vật 4. Mạng lưới sông ngòi Đồng bằng ven biển hình thành nhờ tác động của sông, biển, ở Bình Định sông suối không lớn, độ dốc cao nên hàm lượng phù sa thấp. Mặt khác sông ngắn nên dạng đồng bằng thung lũng, sông là chủ yếu. Bình Định có sông lớn là sông Lại Giang, sông Kôn, lưu lượng nước có biên độ dao động lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt. Đây là nguồn nước tưới chủ yếu cho các đồng bằng ở Bình Định. 5. Con người Con người là lực lượng mới của tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của đất, nhất là chế độ canh tác, trình độ canh tác còn lạc hậu (đặc biệt là các dân tộc ít người ở miền núi). Bình Định còn bị chiến tranh tàn phá để lại hậu quả lâu dài cho sự suy thoái chất lượng đất, nhất là những vùng bị tác động mạnh của bom đạn và chất độc hoá học làm trụi mất lớp thực vật phủ. II. CÁC LOẠI ĐẤT Kết quả điều tra đất ở tỉnh Bình Định cho phép chia đất của tỉnh ra 9 nhóm, 22 đơn vị đất và 74 đơn vị đất phụ theo điều kiện hình thành, đặc điểm phát sinh, hiện trạng và hướng sử dụng. 1. Nhóm đất cát (c): arenosols (ar) 2. Nhóm đất mặn (m) - Salic Fluvisols (fls) 3. Nhóm đất phèn (S) Thionic Fluvisols 4. (flt. Nhóm đất phù sa (P): Fluvisols (FL) 5. Đất gờ lây (GL) Gleysols (GL) 6. Đất than bùn (T) Histosols (HS): Diện tích 120 ha 7. Nhóm đất xám (X): Acrisols (AC) . 8. Nhóm đất đỏ (f) Farralsols (FR) 9. Đất tầng mỏng (E) Leptosols (LP) III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẤT: 1. Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và sản xuất ở Bình Định đã hình thành 9 nhóm, 22 đơn vị và 74 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. 2. Đất đồi núi dốc chiếm 62,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là đất ở địa hình bằng, thoải với 32,7%. Diện tích đất có tầng mỏng hơn 50cm chiếm 48%. [...]... (7,5%), đất tầng mỏng: 22.2 29 ha (3,6%); đất đỏ 21.313 ha (3,5%), đất gờ lây 15 .96 8 ha (2,6%), đất cát 13.570 ha (2,2%) so với đất tự nhiên toàn tỉnh Các loại đất thuận lợi cho sản xuất là đất phù sa, đất gờ lây, đất mặn trung bình và ít, đất đỏ, đất xám Feralit; tầng dày hơn 50cm và ở độ dốc < 250, có diện tích 178.015 ha, chiếm 29, 4 % đất tự nhiên toàn tỉnh 4 Đa số đất tỉnh Bình Định có các đặc trưng... phì tự nhiên của đất Thảm thực vật ở Bình Định phong phú, không bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên cây nhiệt đới phát triển quanh năm Địa hình tự nhiên với sự tác động có mục đích của con người tạo ra cho Bình Định có một thảm thực vật như sau: - Rừng rậm tự nhiên: Tập trung phía Tây của tỉnh - trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh Địa bàn núi cao hiểm trở, phần lớn rừng... nhiên toàn tỉnh Đây là nhóm đất tốt nhất ở trung du và vùng núi Bình Định Đa số đất đỏ có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, cấu trúc tốt, tầng đất trung bình đến dày, độ phì khá Ngoài ra nhóm đất này cũng có tính chất chung như nhóm đất xám nói trên 14 Nhóm đất tầng mỏng chiếm 8,4 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đây là nhóm đất nằm ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, bị rửa trôi xói mòn mạnh, tầng đất... thực vật chịu mặn: Trên 134 km bờ biển của Bình Định đã hình thành cho tỉnh dải đất phát triển cây chịu mặn vùng ven biển Nhưng do gần các trung tâm quần cư, thảm thực vật chịu mặn bị tàn phá khá mạnh, địa hình dốc lớn, thềm lục địa sâu nên rừng chịu mặn có diện tích hẹp Cần chú ý bảo vệ loại thảm thực vật này Đó chính là bảo vệ đất tốt bên trong 6 Khoáng sản ở Bình Định có hai loại khoáng sản chính là... Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng và thực tế trung bình Hạn chế chính cần quan tâm cải tạo ở đây là mặn, đặc biệt đối với đất mặn sú vẹt đước và mặn nhiều, tuy chúng có hàm lượng mùn và đạm tổng số cao hơn các loại đất mặn, nhưng cần quan tâm cải tạo cả mặn lẫn phèn 8 Nhóm đất phèn chiếm 0,14% đất toàn tỉnh Đây là nhóm đất có độ phì nhiêu tiềm tàng trung bình đến khá, đồng thời cũng là “đất có vấn đề”... nhiêu tiềm tàng trung bình đến khá, đồng thời cũng là “đất có vấn đề” cần phải cải tạo tốt mới đưa vào sử dụng có hiệu quả 9 Nhóm đất phù sa chiếm 7,5% diện tích toàn tỉnh Đây là nhóm đất quan trọng nhất trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm và các cây hàng năm khác của tỉnh Bình Định Nhóm đất này có độ phì thực tế khá so với các loại đất khác trong tỉnh Tuy nhiên, nếu so sánh với đất phù sa của... Cửu Long thì độ phì ở đây thấp hơn KCl nhiều Đặc điểm đất phù sa phụ thuộc vào hệ thống sông suối chảy qua tỉnh, vị trí bồi đắp địa hình và sử dụng đất 10 Nhóm đất gờ lây chiếm 2,6% toàn tỉnh Nhóm đất này có nhược điểm là chua, bí, khó thoát nước, nhưng độ phì thuộc loại trung bình và khá Quá trình rửa trôi thoái hóa ở đây cũng yếu hơn so với các loại đất khác 11 Nhóm đất than bùn có diện tích không đáng... tốt nhưng do độ dốc lớn nên không thể khai thác cho nông nghiệp Do vậy cần có biện pháp để bảo vệ rừng đầu nguồn - Rừng cây bụi: Loại cây rừng này tập trung vùng dốc, gò thấp Trước đây là rừng nhưng do địa hình thấp, rừng bị khai thác cạn kiệt, hình thành rừng thứ sinh cây bụi, do bị khai thác quá khả năng tái sinh nên dẫn đến sự suy thoái mạnh của rừng: đất bị rửa trôi mạnh, độ chua cao, tầng đất mỏng,... nông nghiệp Tuy nhiên có thể khai thác cho các mục tiêu khác nhau: làm phân bón, trồng lúa, rau, nuôi trồng thủy sản 12 Nhóm đất xám chiếm 70,4% diện tích Đất xám phổ biến rộng khắp vùng đồi, núi tỉnh Bình Định với đặc điểm rất đa dạng Tính chất chung nhất của nhóm đất này là có phản ứng chua, độ no, dung tích hấp thụ và hàm lượng CaO, MgO thấp, nghèo cation kiềm trao đổi và các chất dễ tiêu, axit mùn . Thật _ hoc sinh lớp 9a3 Thứ 6 ngày 30/4/2010 Trường : THCS Hoài Hải Lớp : 9a3 Thành viên nhóm: ………………………………. ………………………. ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG ĐỊA LÝ TỈNH BÌNH ĐỊNH I/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ. Tum còn thuộc về Bình Định. • Năm 1 890 , thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1 899 , Phú Yên tách ra khỏi Bình Phú. •. không khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất 39, 9°C và thấp nhất 15,8°C. • Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5-27 ,9% và độ ẩm tương đối 79- 92%; tại vùng duyên