Đồng Rwandan (FRw 1, có thể là RF 2) là tiền tệ chính thức của Rwanda kể từ ngày 24 tháng 5 năm 1964.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận môn Tài chính tiền tệ) - Hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng Franc và vị thế của các đồng Franc trên thị trường ngoại hối (Trang 44 - 49)

ngày 24 tháng 5 năm 1964.

Mã ISO 4217 : RWF

Tỷ giá hối đoái:1 FRw = 0,00098 EUR ( Ngày 11 tháng 5 năm 2019) 1 EUR = 1.016,81 FRw( Ngày 11 tháng 5 năm 2019)

Và một số đồng franc tại các nước khác đã được sử dụng nhưng không còn lưu hành.

CHƯƠNG 3

NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ

3.1 Kết chương I

Ngày nay, hệ thống tiền tệ quốc tế được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nước dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, xu thế toàn hội nhập và cầu hóa của các nước. Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội của các nước. Nền kinh tế thế giới đang chuyển mình theo nền kinh tế hướng ngoại thông qua một loạt chính sách khuyến khích đầu tư của vốn nước ngoài. Do đó tỷ giá hối đoái đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thanh toán quốc tế cũng như trong nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Cũng vì vậy mà chính sách ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền riêng của đồng tiền các nước, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ.

3.2 Kết chương II3.2.1 Đồng Franc Pháp 3.2.1 Đồng Franc Pháp

Ra đời năm 1360, dù bị ngắt quãng sử dụng trong thời gian khá dài (từ năm 1641 đến 1795), đồng Franc vẫn để lại dấu ấn mạnh mẽ hơn nhiều so với đồng livre trước đó khi gắn liền với lịch sử thực dân của Pháp. Sở dĩ nhiều người đồng tình với quan điểm này vì đồng Franc là một trong những công cụ để nhà cầm quyền Pháp đánh dấu địa vị "mẫu quốc" tại các nước thuộc địa. Kể từ giữa thế kỷ XIX, Pháp còn quyết định thiết lập hệ thống ngân hàng tại Châu Phi, Đông Dương và tổ chức phát hành tiền giấy tại những khu vực này để thay thế hoàn toàn đồng tiền bản địa hoặc các đồng tiền nước ngoài đang lưu thông trên các lãnh thổ này. Từ năm 1954, dù nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp đã giành độc lập; song đến thời điểm này, khu vực đồng Franc Châu Phi vẫn là một không gian kinh tế khá hấp dẫn với 14 quốc gia cận sa mạc Sahara.

3.2.2 Đồng Franc Thụy Sĩ

Trên thực tế, đồng Franc Thụy Sỹ không được sử dụng rộng rãi như đồng USD hay Euro nhưng các nhà đầu tư lại coi đồng tiền này như một loại tài sản quý hiếm có thể dự trữ như vàng hay dầu mỏ. Việc Mỹ bỏ đạo luật bản vị vàng và việc các đồng tiền nước Pháp, Italia mất giá ngày càng khiến các nhà đầu tư dồn vốn vào đồng Franc Thụy Sỹ như một nơi trú ẩn an toàn. Ngoài ra việc Thụy Sỹ không tham gia EU cũng đã khiến đồng Franc Thụy Sỹ có giá hơn đồng Euro. Trong lịch sử, đồng Franc Thụy Sỹ không phải nơi trú ẩn an toàn duy nhất khi thỉnh thoảng đồng yên Nhật Bản, đồng Krona Thụy Điển hay đồng USD Mỹ cũng đóng vai trò này. Mặc dù vậy, chỉ duy nhất có đồng Franc Thụy Sỹ có sức hút kỳ lạ với nhà đầu tư và luôn là loại tài sản an toàn đáng tin tưởng trong thời gian dài.

3.2.3 Các đồng Franc khác

Đồng Franc CFA đã bị chỉ trích vì lập kế hoạch kinh tế cho các nước đang phát triển ở Tây Phi của Pháp, nhưng không thể vì giá trị của CFA được đặt vào đồng euro (chính sách tiền tệ do ECB quy định). Những người khác không đồng ý và cho rằng CFA "giúp ổn định đồng tiền quốc gia của các nước thành viên vùng Franc và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy xuất khẩu và nhập khẩu giữa Pháp và các nước thành viên." Đánh giá riêng của EU về mối liên kết của CFA với đồng euro, được thực hiện trong năm 2008, lưu ý rằng "lợi ích từ hội nhập kinh tế trong mỗi công đoàn tiền tệ của khu vực CFA Franc, và thậm chí nhiều hơn giữa chúng, vẫn còn thấp đáng kể" rằng "cái chốt cho đồng Franc Pháp và, kể từ năm 1999, với đồng Euro như neo tỷ giá hối đoái thường được tìm thấy đã có tác động thuận lợi trong khu vực về sự ổn định kinh tế vĩ mô.

3.3 Kết luận

Từ những phân tích và đánh giá trên đã thể hiện phần nào được xu hướng phát triển của hệ thống tiền tệ, tìm hiểu được hệ thống tiền tệ một số nước và vị thế của đồng Franc Thụy Sỹ và Franc Pháp trong thị trường ngoại hối. Những thống kê và phân tích được trong bài tiểu luận còn nhiều hạn chế, nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng những nội dung mà nhóm đưa ra sẽ góp phần giúp người đọc có những đánh giá chung

về hệ thống tiền tệ và vị thế của đồng Franc trên thị trường ngoại hối. Với sự hiểu biết còn hạn chế không tránh khỏi thiếu sót, Nhóm 2 mong muốn có sự góp ý của bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính (2001) –GS. TS Lê Văn Tư2. French Franc – en.wikipedia.org 2. French Franc – en.wikipedia.org

3. Swiss Franc – en.wikipedia.org4. CFA Franc – en.wikipedia.org 4. CFA Franc – en.wikipedia.org 5. CFP Franc – en.wikipedia.org 6. Franc – en.wikipedia.org

7. Tiến trình lịch sử khi vực đồng Franc châu Phi – báo tuổi trẻ (2009)8. Chiến tranh tiền tệ quay lại – báo tuổi trẻ (2011) 8. Chiến tranh tiền tệ quay lại – báo tuổi trẻ (2011)

9. Tại sao đồng Franc Thụy Sĩ mạnh đến vậy ? – Investopedia (2019)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận môn Tài chính tiền tệ) - Hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng Franc và vị thế của các đồng Franc trên thị trường ngoại hối (Trang 44 - 49)