Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
130,33 KB
Nội dung
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU tr 2 PHẦN II: NỘI DUNG tr 4 I. Cơ sở lí luận của vấn đề tổng kết. tr 4 II. Mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết. tr 4 III. Mô tả giải pháp (những cách giải quyết, một số biện pháp ứng dụng, một số đổi mới) tr 5 1. Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác thư viện, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức. tr 5 2. Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các phòng đọc cho giáo viên và học sinh. tr 5 3. Tổ chức các hoạt động của thư viện tr 7 3.1. Tuyên truyền về sách: tr 7 3.2. Hoạt độ ng của giáo viên: tr 9 3.2. Hoạt độ ng của học sinh: tr 11 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ tr 13 1/ Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ SKKN tr 13 2/ Các khuyến nghị quan trọng nhất rút ra từ tổng kết kinh nghiệm. tr 13 1 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển về qui mô và ngày càng to lớn đáp ứng với yêu cầu học tập ngày càng cao của thế hệ trẻ và toàn xã hội. Luật giáo dục đã chỉ rõ: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để thực hiện mục tiêu trên toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng có một vai trò và nhiệm vụ trực tiếp đào tạo ra những nguồn nhân lực cho xã hội. Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông đã chỉ rõ: Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. (Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông - Bộ GD&ĐT) Ngày 17/12/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn thư viện - các danh hiệu thi đua và qui trình công nhận đối với các thư viện trường học. Trong những năm học vừa qua, các văn bản chỉ đạo về kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành đều đặt vấn đề về vị trí vai trò và tác dụng của thư viện trường học. Đặc biệt năm học 2007 - 2008 Sở GD&ĐT có công văn 2901/HD-SGD&ĐT ngày 25/09/2007 về hướng dẫn công tác thư viện trường học với nhiệm vụ chung như sau: - Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh về vị trí và tác dụng của thư viện trường học. - Tổ chức chỉ đạo và quản lí khoa học hoạt động thư viện. - Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động thư viện. 2 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát - Xây dựng củng cố và phát triển hệ thống thư viện trường học đảm bảo những điều kiện về tài liệu, cơ sở vật chất kĩ thuật nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ thư viện. Chỉ tiêu 100% các trường tiểu học có phòng thư viện độc lập ở vị trí thuận lợi dành cho hoạt động thư viện. Bước vào năm học 2007 - 2008, Hội nghị duyệt kế hoạch năm học của Phòng GD&ĐT đã bàn nhiều vấn đề và có hướng chỉ đạo các trường tổng kết kinh nghiệm quản lí trường học tạo cơ hội để các đơn vị học tập và nghiên cứu về các vấn đề cần thiết đặt ra trong năm học. Trường tiểu học Lý Thường Kiệt trong những năm qua đã quan tâm chỉ đạo hoạt động thư viện trong nhà trường để đóng góp cho phong trào SKKN và tổng kết các hoạt động của ngành giáo dục quận Đống Đa nên chúng tôi mạnh dạn tổng kết kinh nghiệm và những việc làm cụ thể để chỉ đạo hoạt động của phòng thư viện nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và học sinh. Biết rằng hoạt động thư viện của trường tiểu học Lý Thường Kiệt còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm và còn tiếp tục chỉ đạo trong năm tới và những năm tiếp theo. PHẦN II: NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận của vấn đề tổng kết: Để hoạt động thư viện nhà trường đạt được kết quả đáp ứng với mục tiêu cần có sự kết hợp giữa nhận thức vai trò nhiệm vụ của công tác thư viện, với điều kiện cơ sở vật chất và kĩ thuật của thư viện, về tổ chức phương thức hoạt động của thư viện đặc biệt là vai trò của nhân viên, phụ trách thư viện và sự phối hộ đồng bộ giữa các thành viên trong nhà trường. Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về con người và phương pháp tổ chức hoạt động của thư viện phù hợp với thực tế nhà trường sẽ đạt được hiệu quả cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường. II/ Mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết: Trong những năm gần đây khi ngành giáo dục thủ đô nói chung và ngành giáo dục quận Đống Đa nói riêng chuyển hình thức học tập từ một buổi sang 2 buổi/ ngày càng tăng so với năm học trước. Nên tận dụng các phòng cơ sở vật chất giành cho lớp 3 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát học để thu hút và đáp ứng với yêu cầu học 2 buổi. Từ đó tình trạng thiếu các phòng chức năng cơ bản, trong đó phòng thư viện nhà trường trước đây thường được kết hợp với phòng đồ dùng dạy học. Các phòng chức năng đó chủ yếu là một cái kho để chứa sách vở đồ dùng học tập của học sinh. Đáp ứng với xu thế phát triển của ngành giáo dục và để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, qui mô của từng đơn vị cơ sở về cả điều kiện cơ sở vật chất, cơ cấu bộ máy, về nội dung hoạt động và đặc biệt là về nhận thức vai trò nhiệm vụ của các hoạt động mang tính gián tiếp hỗ trợ đắc lực cho dạy học và nghiên cứu. Do thực tế hầu hết các trường giáo viên thực hiện theo chương trình dạy 2 buổi/ ngày (đi cả sáng lẫn chiều) nên thực tế quĩ thời gian để đầu tư cho tự nghiên cứu rất hạn hẹp đặc biệt là đội ngũ giáo viên nữ. Với tình hình thực tế được mô tả như trên trường tiểu học Lý Thường Kiệt cũng gặp lúng túng về chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Để đảm bảo chất lượng đội ngũ đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy đang từng bước đòi hỏi đối với mỗi một thành viên trong nhà trường nên hoạt động thư viện nhà trường trở thành một việc làm cần thiết trong những năm học qua và năm học 2007 - 2008, nhà trường đã thực hiện một số biện pháp như sau. II/ Mô tả giải pháp (những cách giải quyết, một số biện pháp ứng dụng, một số đổi mới) 1. Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác thư viện, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã thành lập tổ công tác thư viện và xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác thư viện. Một đồng chí trong Ban giám hiệu là tổ trưởng. Các thành viên trong tổ gồm có nhân viên thư viện, đại diện BCH Công đoàn, Chi đoàn, Tổng phụ trách, các khối trưởng chuyên môn và đại diện ban chỉ huy Liên đội. Quy chế và công tác thư viện, các văn bản chỉ đạp về công tác thư viện được Hiệu trưởng trực tiếp truyền đạt trong Hội nghị nhà trường và sinh hoạt của tổ công tác thư viện. Công tác thư viện được nhà trường tuyên truyền rộng rãi trong nhà trường và xã hội. Thông qua các hệ thống khẩu hiệu, qui định nội quy, đặc biệt để toàn xã hội nhận thức tác động tới từng cha mẹ học sinh. Nhà trường đã chủ động báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng bộ ở địa phương đã trực tiếp tuyên truyền về đọc sách và hoạt động thư viện của nhà trường. Chuyên đề cụ thể đã được Đảng bộ chính quyền địa phương hoan nghênh ủng hộ. 4 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát Tổ công tác thư viện được phân công cụ thể, rõ việc. Ban giám hiệu thực hiện công tác xây dựng kế hoạch theo dõi chỉ đạo Vai trò của nhân viên thư viện được coi trọng. Nhân viên thư viện tự học và tham gia các lớp tập huấn do Trường Bồi dưỡng quản lí giáo dục và ngành đã triển khai. Thông qua đó nắm chắc nghiệp vụ thư viện để thực hiện một cách khoa học và có bài bản. Để kết hợp, nhà trường đã đào tạo đồng chí nhân viên thư viện có trình độ tin học vừa quản lí tuyên truyền, vừa hỗ trợ cho giáo viên thiết kế các giáo án điện tử, xây dựng chuyên đề của trường khi có nhu cầu. Các đoàn thể trong nhà trường là lực lượng hỗ trợ tuyên truyền hưởng ứng các yêu cầu của Ban giám hiệu đặt ra. Các Khối trưởng chuyên môn tham gia để tuyên truyền cho giáo viên, học sinh đọc sách và hoạt động thư viện. Ngoài ra tham mưu cho nhân viên thư viện thực hiện công tác thư viện bám sát với yêu cầu chương trình của chuyên môn. 2. Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các phòng đọc cho giáo viên và học sinh. Năm học 2007 - 2008, trường đã dành 2 phòng thoáng mát, rộng rãi với diện tích một phòng trên 60m vuông. Mỗi phòng được trang bị sắp xếp khoa học, kho thư viện, tủ sách, giá sách được qui định theo từng chủng loại. Tổng giá trị đầu tư cho cơ sở vật chất ban đầu 30 triệu đồng. Tổng giá trị đầu tư cho vốn tài liệu, sách báo khoảng 17 triệu đồng một năm học, gần bằng 3% tổng ngân sách Nhà nước cấp cho đơn vị. Phòng thư viện được trang bị máy tính, được dự án CNTT cấp Projector, máy quay phim, máy tính xách tay và kết hợp phòng tin học nối mạng. Hàng năm, tìm hiểu nhu cầu đọc sách tài liệu của giáo viên thông qua khối chuyên môn để bổ sung kiến thức thực tế và nội dung sách giáo khoa, tài liệu bồi dưỡng nâng cao kiến thức nội dung cho giáo viên, học sinh. Tài liệu giảng dạy của giáo viên, sách tham khảo, truyện đọc cho học sinh được đầu tư tập trung (mua mới hoặc bổ sung) 2 lần/ năm học lấy ngân sách của nhà trường, mỗi một học kì đầu tư khoảng 7 - 8 triệu đồng. Cuối năm học đảm bảo cho học sinh có sách giáo khoa năm học mới. Trường thường tổ chức tuyên truyền và mua sách giáo khoa cho học sinh, các thủ tục hành chính được thực hiện công khai, nghiêm túc, được phụ huynh ủng hộ. Nên hàng năm 5 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát trên 90% học sinh tham gia mua sách giáo khoa do nhà trường kết hợp với Công ty phát hành SGD tổ chức. Một tỉ lệ nhỏ học sinh không có điều kiện mua sách giáo khoa, để đảm bảo quyền lợi cho việc học tập của học sinh cuối năm học ban giám hiệu tổ chức phát động học sinh ủng hộ sách giáo khoa còn tốt, mới, cấp cho học sinh để có sách học tập. Cũng nhân dịp này các truyện của thiếu nhi được thu gom, nếu còn tốt thì dùng để học, nếu hỏng đưa vào thu gom giấy vụn đóng góp cho hoạt động của Đội TNTP HCM. 3. Tổ chức các hoạt động của thư viện 3.1. Tuyên truyền về sách: * Hàng tháng nhân viên thư viện tuyên truyền về sách cho giáo viên và học sinh. Tổ chức giới thiệu sách thông qua các bảng tin ở phòng Hội đồng nhà trường - chỗ nhiều người qua lại quan tâm. Sách giới thiệu được viết tóm tắt nội dung sách để thông báo tới từng thành viên trong nhà trường. * Làm thư mục sách tham khảo để giới thiệu theo các khối lớp và theo môn như thư mục sách tham khảo môn Toán, Tiếng Việt khối 4, khối 5 và thư mục theo các chủ đề lớn được Sở GD&ĐT đánh giá tốt. * Vào dịp các ngày lễ lớn, các phong trào cần phát động, bảng tin thư viện điểm sách theo chủ đề để giới thiệu cho giáo viên quan tâm như: Chủ đề Hồ Chí Minh, chủ đề 30/04, Chủ đề ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 * Đối với học sinh, kết hợp với tổng phụ trách giới thiệu sách các hoạt động ngoại khoá vào thứ hai hoặc thứ sáu hàng tuần. Học kì 1 vừa qua, hưởng ứng cuộc vận động "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thư viện tổ chức giới thiệu tới cả giáo viên và học sinh về các cuốn sách "Bác Hồ kính yêu", "Kể chuyện về Bác Hồ", "Bông sen vàng", "Từ làng Sen", "Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục". Thư viện tổ chức trao đổi về các bài học, tấm gương của Bác qua các câu chuyện ngắn trong cuốn "Bác Hồ kính yêu". Thư viện kết hợp Đội tổ chức hoạt động kể chuyện về Bác thông qua đọc sách về Bác Hồ ở chi đội khối 4 và 5. Hoạt động được diễn ra nghiêm túc có tác dụng giáo dục cao. Nhà trường trao giải cho các tiết mục đạt kết quả tốt. Kết quả: Giải Điểm Họ và tên Lớp Kể chuyện Nhất 38đ Đặng Hà Dương 5A Chiếc rễ đa tròn. 6 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát Nhì 35đ Nguyễn Thùy Dương 5B Dành cho các cháu. Ba 34đ Lê Anh Quyên 4A Cám ơn các chú đã săn sóc Bác. K.Khíc h 32đ Nguyễn Thuỳ Trang 5E Niềm vui bất ngờ. K.Khíc h 32đ Kim Anh + Bảo (kể chuyện + đóng vai) 4B Hai bàn tay. Trị giá giải thưởng và động viên các em tham gia thi là 450.000 đồng. Ngoài ra, phát động các em học sinh cả trường cùng tìm hiểu về Bác thông qua tìm kiếm thông tin, ảnh về Bác Hồ để trưng bày triển lãm tại bản tin của nhà trường. * Tổ chức các hoạt động ngoại khoá: đố vui, giải ô chữ, thi sáng tác thơ văn, ca dao, tục ngữ dạng Bích báo theo chủ đề. * Tuyên truyền về thời gian phát sóng các chương trình giảng dạy cấp tiểu học trên sóng VTV2 để giáo viên có điều kiện nghiên cứu, giới thiệu tên sách trong chương trình mỗi ngày một cuốn sách trên đài truyền hình VTV1 phát sóng vào sáng và tối hàng tuần. * Việc sắp xếp giá sách, tủ sách rất khoa học, có mục lục cập nhật mã số sách được làm thường xuyên, lên dữ liệu trên máy tính, được thông báo công khai mục lục sách tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên khi cần nghiên cứu một cuốn sách, dễ tìm, dễ thấy. * Để thực hiện tốt yêu cầu kỉ cương trong quản lí, thực chất trong đánh giá, nhà trường tập trung xây dựng tủ sách pháp luật. Các văn bản chỉ đạo của nhà nước liên quan tới giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành, các hệ thống văn bản qui chế chuyên môn, nội qui của nhà trường, các văn bản kế hoạch thông tin được lưu trữ công khai tại phòng thư viện để cán bộ giáo viên nắm vững và thực hiện nghiêm túc. 3.2. Hoạt độ ng của giáo viên: - Khối trưởng chuyên môn kết hợp thư viện tổ chức hàng tháng các chuyên đề do yêu cầu thực tế đặt ra được tổ chức hàng tháng. Nội dung các tiết chuyên đề thường được ứng dụng CNTT. Nhân viên thư viện đã được đào tạo về CNTT nên cùng giáo viên soạn giáo án điện tử kết hợp các phần mềm để bài giảng chuyên đề được hấp dẫn, tiết học trở nên sinh động. - Bước đầu đã xây dựng được kho dữ liệu điện tử bao gồm tư liệu về sáng kiến kinh nghiệm, các giáo án do giáo viên biên soạn. Tổng số giáo án điện tử: 66 giáo án trải đều cho tất cả các môn học. 7 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát Trong năm tới, chỉ đạo soạn kế hoạch giảng dạy, giáo án điện tử cập nhật, bám sát chương trình giảng dạy, sách giáo khoa. - Tổ chức Hội thảo thay sách giáo khoa. Hàng năm theo kế hoạch của ngành, các tổ khối chuyên môn tổ chức Hội thảo để trình bày về nội dung, hình thức, những ưu điểm tồn tại về chương trình sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5. Hội nghị thay sách giáo khoa lớp 1, Ban giám hiệu được báo các tham luận tại Hội nghị toàn ngành quận Đống Đa được đại biểu Viện khoa học giáo dục và Hội nghị hoan nghênh. Vừa qua, Hội nghị trao đổi về sách giáo khoa và chương trình đã được các khối lớp tham gia đóng góp sôi nổi. - Nhà trường phân lịch đọc sách cho giáo viên cơ bản khi khi trống tiết dạy các bộ môn chuyên biệt. Thời gian giáo viên được xếp lịch thông báo tại Phòng thư viện của giáo viên. - Thư viện kết hợp với phòng Tin học tạo điều kiện cho giáo viên đọc tin tức trên mạng Internet và tổ chức tự học và thời gian có thể thực hiện được. 3.3. Hoạt độ ng của học sinh: - Các buổi chiều hàng tuần thư viện phân lịch đọc sách trong tiết tự học tại thư viện. Học sinh chủ động đọc sách báo theo sự hướng dẫn quản lí của giáo viên chủ nhiệm và nhân viên thư viện tại phòng đọc của học sinh. - Tổ chức cho học sinh túi sách ở các lớp để các em đọc sách ngay tại lớp trong các tiết tự học và sinh hoạt tập thể. * Số lượt tham gia thư viện: khoảng 462 lượt học sinh/ tuần - Kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện tổ chức cho học sinh tham gia tự nguyện mua báo Đội, tuyên truyền báo Đội và hưởng ứng phong trào "Đọc và làm theo báo Đội" * Số lượng học sinh tham gia đọc báo Đội: 411 - Tỉ lệ: 59% - Ban giám hiệu tổ chức câu lạc bộ về văn hoá do giáo viên trường hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu theo tài liệu tham khảo nâng cao kiến thức cho học sinh khối 4, 5 là tiền đề chọn đội tuyển học sinh giỏi tham gia thi Quận. * Kết quả: năm học 2006 - 2007 có 6 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Quận. 8 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát * Năm học 2007 - 2008, Sở GD&ĐT về thẩm định và kiểm tra công tác thư viện nhà trường. Kết quả: Thư viện được công nhận là Thư viện chuẩn. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1/ Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ SKKN: * Hoạt động thư viện phải được coi là một hoạt động thường xuyên mang tính tự giác và xã hội hoá rất cao. Trước hết cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu và sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu sách báo. Tuyên truyền cho sự cần thiết cập nhật thông tin bổ sung kiến thức thực tế vào công việc giảng dạy hàng ngày. * Nhân viên thư viện thật sự năm được nghiệp vụ chuyên môn, say mê đọc nghiên cứu để tuyên truyền giới thiệu và tham mưu cho Ban giám hiệu thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh được đọc sách. * Trong giai đoạn hiện nay, nhân viên thư viện cần có trình độ tin học để cùng giáo viên nghiên cứu thực hiện ý đồ nội dung bài dạy khi áp dụng công nghệ thông tin. * Gắn hoạt động thư viện với các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ nhóm chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và khả năng tự bồi dưỡng của mỗi thành viên trong tổ. 2/ Các khuyến nghị quan trọng nhất rút ra từ tổng kết kinh nghiệm: * Điều kiện cơ sở vật chất Trường tiểu học Lý Thường Kiệt rất mong muốn được xây dựng trường chuẩn quốc gia để từ đó phòng chức năng được đầu tư trong đó có phòng thư viện của nhà trường phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh. * Nhân viên thư viện được tuyển công chức để họ yên tâm với công việc nghiệp vụ và thường xuyên được đào tạo sinh hoạt để nâng cao nghiệp vụ và sinh hoạt các chuyên đề theo sự chỉ đạo hướng dân từ các cơ quan quản lí giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giáo dục. 2. Các văn bản: Quyết định, tiêu chuẩn, hướng dẫn về hoạt động thư viện trường học của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội. 9 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát 3. Tài liệu Chuyên đề Thư viện trường học. 4. Kế hoạch năm học của trường. v.v 10 [...]...Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG . thư viện trường học. - Tổ chức chỉ đạo và quản lí khoa học hoạt động thư viện. - Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động thư viện. 2 Một số biện pháp chỉ. pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát * Năm học 2007 - 2008, Sở GD&ĐT về thẩm định và kiểm tra công tác thư viện nhà trường. Kết quả: Thư viện được công nhận là Thư viện. hướng dẫn về hoạt động thư viện trường học của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội. 9 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động phòng Thư viện Nguyễn Hữu Phát 3. Tài liệu Chuyên đề Thư viện trường