1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Lựa chọn ống tiêm Insulin pps

5 348 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 284,36 KB

Nội dung

Lựa chọn ống tiêm Insulin Để tiêm insulin, chỉ có thể dùng ống tiêm chuyên dùng, đó là ống tiêm insulin. Ông tiêm insulin có các loại: 40, 80 hoặc 100 đơn vị/ml. Đây là loại ống tiêm insulin thông thường. Ngoài ra còn có các dụng cụ tiêm insulin khác như bút tiêm insulin. Khi sử dụng các ống tiêm insulin thông thường cần chú ý chọn ống tiêm có số đơn vị chia vạch/ml tương ứng với nồng độ của loại thuốc insulin sử dụng. Ví dụ, nếu sử dụng insulin NPH có nồng độ là U40/ml, tức là trong 1ml dung dịch thuốc có chứa 40 đơn vị insulin, thì nên chọn ống tiêm U40/ml để lấy thuốc sẽ đảm bảo rút thuốc được chính xác. Nếu insulin NPH có nồng độ là U100, thì nên dùng ống tiêm U100/ml để rút thuốc. Trong trường hợp thuốc sử dụng có nồng độ là U40/ml nhưng ống tiêm lại là loại U100/ml thì khi lấy thuốc bạn phải rút thuốc tới vạch có chỉ số gấp 2,5 lần so với số đơn vị thuốc được chỉ định. Ví dụ, buổi sáng tiêm 20 đơn vị, thì bạn phải rút thuốc tới vạch số 50 trên ống tiêm U100/ml. Tuy nhiên việc sử dụng ống tiêm có số đơn vị chia vạch không thích hợp với nồng độ thuốc/ml là không nên, vì khi vội vã hay tính toán nhầm lẫn, dễ dẫn đến việc lấy không đủ thuốc hoặc quá liều so với chỉ định của bác sĩ. Cả hai trường hợp này đều gây nguy hiểm cho bạn. Việc tiêm insulin là một yêu cầu điều trị hàng ngày, có ý nghĩa duy trì sự sống nên bạn cần phải thận trọng. Nên chủ động mua dự trữ sẵn một số ống tiêm insulin có số đơn vị ml thích hợp với nồng độ loại thuốc insulin mà bạn phải sử dụng. Để giảm bớt trở ngại khi tiêm, bạn nên chọn ống tiêm có kim tiêm mỏng, sắc, ngắn để giảm bớt cảm giác đau khi tiêm. ống tiêm có in vạch rõ ràng, dễ đọc, kim gắn liền cố định vào thân ống tiêm. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng bút tiêm insulin vì nó giúp cho việc lấy thuốc được chính xác, tránh các yếu tố có thể gây nhầm lẫn khi lấy thuốc. Cường độ tập thể dục Tập cường độ cao làm gia tăng nguy cơ tim-mạch và chấn thương nhất là bệnh nhân ĐTĐ thường ở lứa tuổi khá cao. Do vậy chỉ nên đặt mức tập từ nhẹ đến trung bình. Xác định cường độ tập theo nhịp tim tối đa theo công thức sau: Tập nhẹ: nhịp tim đạt 35-54% nhịp tim tối đa. Tập trung bình: nhịp tim đạt 55-69% nhịp tim tối đa. Tập nặng: nhịp tim đạt 70-89% nhịp tim tối đa. Tập rất nặng: nhịp tim đạt 90% nhịp tim tối đa. Tính nhịp tim tối đa = 220 – tuổi (năm). Ví dụ một người 50 tuổi nhịp tim tối đa là 220 - 50 = 170 lần/phút. Nếu tập ở mức 60% nhịp tim tối đa thì nhịp tim người đó trong lúc tập là 102 lần/phút. Các hoạt động được coi là vận động nhẹ như: đi bộ, làm vườn nhẹ nhàng, khiêu vũ không có tính thi đấu. Các vận động có cường độ trung bình như: đi bộ nhanh, đi xe đạp chậm, tenis đôi, chạy, bơi. Nguồn: 'Phòng và chữa bệnh đái tháo đường' NXB Y học 2005. . Lựa chọn ống tiêm Insulin Để tiêm insulin, chỉ có thể dùng ống tiêm chuyên dùng, đó là ống tiêm insulin. Ông tiêm insulin có các loại: 40, 80 hoặc 100 đơn vị/ml. Đây là loại ống tiêm insulin. dụng cụ tiêm insulin khác như bút tiêm insulin. Khi sử dụng các ống tiêm insulin thông thường cần chú ý chọn ống tiêm có số đơn vị chia vạch/ml tương ứng với nồng độ của loại thuốc insulin. nồng độ loại thuốc insulin mà bạn phải sử dụng. Để giảm bớt trở ngại khi tiêm, bạn nên chọn ống tiêm có kim tiêm mỏng, sắc, ngắn để giảm bớt cảm giác đau khi tiêm. ống tiêm có in vạch rõ ràng,

Ngày đăng: 07/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w