Mô hình hòa tách trong bể khuấy (tank leaching)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phân lập vi khuẩn oxi hóa sắt ưa axit (FOB) phục vụ cho công nghệ tuyển khoáng sinh học (Trang 30 - 31)

Từ nghiên cứu hòa tách quặng trong phòng thí nghiệm sử dụng bể phản ứng sinh học (Bruynesteyn và Duncan, 1971), công nghệ hòa tách quặng trong các chuỗi bể phản ứng (tank leaching) đã ra đời và đƣợc đƣa vào ứng dụng trong ngành công nghiệp khai khoáng mang lại hiệu quả rất cao. Phƣơng pháp này thƣờng chỉ đƣợc sử dụng để tách kim loại trong các quặng giàu (có hàm lƣợng kim loại cao) do chi phí đầu tƣ cao. Quặng đồng và vàng là đối tƣợng áp dụng phù hợp đối với dạng công nghệ này. Quá trình tuyển quặng diễn ra trong bể phản ứng có cánh khuấy và bộ phận cấp khí nhằm đảm bảo khuấy trộn và tiếp oxy liên tục (Hình 1. 15A). Thông thƣờng, hệ thống đƣợc thiết kế theo dạng chuỗi các bể nối tiếp, đầu ra của bể trƣớc lại là nguyên liệu đầu vào của bể sau (Hình 1.15B).

Hình 1. 15. Bể khuấy tuyển quặng (A) và hệ thống tuyển quặng theo công nghệ bệ khuấy

(B).

Ngày nay công nghệ hòa tách trong bể khuấy đang đƣợc đẩy mạnh ứng dụng với các loại quặng kim loại quý nhƣ vàng, đồng. Tuy nhiên thống kê cũng cho thấy hơn 80% của tổng lƣợng kẽm tách chiết từ quặng kẽm sulfide đƣợc thu hồi bằng phƣơng pháp này (Torma, 1972). Công nghệ bể khuấy có nhiều ƣu điểm vƣợt trội so với hai công nghệ trƣớc, nhƣ:

- Hiệu suất hòa tách cao hơn nhiều, thời gian hòa tách đƣợc rút ngắn đáng kể.

22

- Quá trình đƣợc thực hiện trong bể, thuận lợi cho việc kiểm soát và điều khiển các yếu tố ảnh hƣởng.

Bên cạnh đó, công nghệ cũng có một số nhƣợc điểm nhất định mà nhà đầu tƣ cần chú ý khi lựa chọn:

- Công nghệ đòi hỏi chi phí đầu tƣ ban đầu về xây dựng và thiết bị lớn. - Quặng khi đƣa vào hệ thống bắt buộc phải đƣợc nghiền nhỏ (dƣới 1 mm) để có bề mặt tiếp xúc với vi sinh vật, dịch tuyển quặng (nguồn dinh dƣỡng cho vi sinh vật phát triển) cũng nhƣ oxy cao nhất.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phân lập vi khuẩn oxi hóa sắt ưa axit (FOB) phục vụ cho công nghệ tuyển khoáng sinh học (Trang 30 - 31)