1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN L2

17 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 149 KB

Nội dung

SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu: 2 1. Lí do chọn đề tài: 2 2. Mục đích nghiên cứu: 3 3. Giới hạn nghiên cứu: 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3 5. Giả thuyết nghiên cứu 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Kế hoạch nghiên cứu 4 B. Phần nội dung: 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Cơ sở thực tiễn 6 3. Biện pháp thực hiện 7 C. Phần kết luận 10 Kết quả đạt được 10 Bài học kinh nghiệm 12 D. Tài liệu tham khảo 14 Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 1 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 Tên đề tài: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2B. A. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Lý do chọn đề tài: Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học được xem như nền móng của quá trình xây dựng tri thức. Bậc học này có vai trò hết sức quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hiện nay Chương trình Tiểu học mới ngày càng nâng cao về kiến thức lẫn kó năng thực hành. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay, đòi hỏi người giáo viên cần phối hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng phân môn. Với chương trình mới này học sinh sẽ tiếp thu nội dung bài học từ đơn giản đến nâng cao dần, xung quanh những vấn đề gần gũi cuộc sống hàng ngày của các em. Môn Tiếng Việt cũng vậy, bước đầu dạy cho học sinh biết những tri thức sơ giản cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết, luyện từ và câu,… trong đó có phân môn Chính tả, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt. Vì vậy phân môn Chính tả có vò trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt phổ thông nhất là ở trường Tiểu học. Mục đích của phân môn Chính tả ở lớp 2 là giúp học sinh rèn luyện kó năng viết chính tả và kó năng nghe ở các mức độ rèn luyện chính tả đoạn, bài: nhìn - viết ( tập chép ) hoặc nghe- viết một đoạn có độ dài trên dưới 50 tiếng. Chính tả âm vần nhằm luyện viết các từ có âm-vần dễ viết sai chính tả, do không nắm vững qui tắc của chữ Quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm đòa phương. Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghóa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt góp phần phát triển một số thao tác tư duy ( nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ …). Qua đó bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, sạch sẽ, chính xác có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, phân môn Chính tả có tính chất nổi bật là tính thực hành. Bởi thế nên chỉ có thể hình thành các kó Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 2 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 năng-kó xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân môn này các qui tắc chính tả, các đơn vò kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong một tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Thế nên: Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả phải làm thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào giáo viên - là người tổ chức, hướng dẫn các em để viết một đoạn văn, bài văn, hay là một nội dung tóm tắt của bài tập đọc mà các em đã học. Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả, và làm giảm bớt học sinh học yếu chính tả trong lớp, bản thân nhận thấy là một khâu quan trọng hàng đầu trong công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên chúng ta. Làm sao để tiết dạy được nhẹ nhàng, học sinh có độ tiến đều, có trình độ ngang nhau hoặc chỉ hơn kém nhau đôi chút? Những câu hỏi đó cứ day dứt trong tôi. Xuất phát từ những lí do trên, giáo viên quyết đònh chọn đề tài nghiên cứu: “ Biện pháp rèn luyện kó năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2B.” 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Tìm hiểu thực trạng việc viết đúng chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. (năm học 2008-2009) 2.2. Tìm hiểu thái độ khi học môn Chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. 2.3. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Chính tả của học sinh Khối 2 - Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. 3. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp để rèn kó năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2B - Trường Tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2008-2009. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng viết chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. (năm học 2008-2009) Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 3 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 - Khách thể nghiên cứu : Một số kinh nghiệm của các giáo viên trong trường để rèn kó năng viết đúng chính tả cho học sinh. 5. Giả thuyết nghiên cứu: Nếu tất cả các lớp 2 trong huyện Bù Đốp có hoàn cảnh và thực trạng giống như lớp 2B trường Tiểu học Thiện Hưng B áp dụng những kinh nghiệm mà đề tài này nêu lên thì chất lượng dạy – học môn Chính tả ở lớp 2 sẽ được nâng lên rõ rệt. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác đònh những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. 6.2. Tìm hiểu thực trạng dạy – học môn Chính tả của giáo viên và học sinh ở lớp 2B Trường tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2008-2009 6.3. Đề xuất các biện pháp rèn kó năng viết đúng chính tả cho HS lớp 2. 7. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê. 8. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 9/ 2008: Đăng kí đề tài, lập đề cương. Tháng 9-10/ 2008: Điều tra thực trạng việc học môn Chính tả của học sinh lớp 2B – trường Tiểu học Thiêïn Hưng B. Tháng 11 / 2008 đến cuối tháng 12 / 2008: Thu thập và xử lí các số liệu điều tra ; Thống kê phân tích các số liệu ; Viết đề tài, báo cáo sơ bộ ; Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài. Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 4 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Chính tả là một môn học viết đúng mặt chữ, viết đúng những hình thức ngữ pháp dù chỉ là hình thức trên mặt chữ. Chính tả là một hệ thống qui phạm bắt buộc đối với mọi người chung một ngôn ngữ. Chính tả tiếng Việt đã được qui đònh khá chặt chẽ. Tuy vậy, còn một vài lónh vực chưa thật nhất trí, hoặc đã nhất trí nhưng chưa được thực hiện đồng bộ như : i/y, tên riêng tiếng Việt, tên riêng tiếng nước ngoài, thuật ngữ khoa học mượn từ các ngôn ngữ Châu Âu. Nhưng cần chú ý rằng chuẩn chính tả là hiện thực, là bắt buộc, trong khi chuẩn phát âm chỉ là giả tạo, không được bắt buộc, chỉ nên khuyến khích sửa giọng ít nhiều để học sinh chúng ta bước đầu có ý thức trong việc phát âm theo chuẩn chính tả. Nhìn chung phân môn Chính tả lớp 2 có tính tích hợp cao. Tuy vẫn là giúp học sinh tập viết và luyện đọc cho chính xác, nhưng đã có thêm những yêu cầu kết hợp cao hơn về từ vựng, ngữ pháp và trình bày văn bản. Trong năm học này, số liệu thống kê đầu năm cho thấy : * Tổng số học sinh lớp 2B: 24 em ; Nữ : 9 em. * Học sinh yếu chính tả là: 8 em Sau kì khảo sát chất lượng đầu năm, khi đã nắm được số học sinh học yếu chính tả, bản thân tiến hành tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học yếu chính tả, nắm vững tình hình của từng đối tượng để có biện pháp khắc phục cho từng đối tượng học sinh trong lớp. Qua tìm hiểu bản thân được biết số học sinh học yếu chính tả này là do nhiều nguyên nhân khác nhau. * Về giáo viên: Khi dạy chính tả giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ: + Chỉ cho học sinh phân tích từ khó viết ở bảng con. + Ít chú trọng xác đònh rõ ràng, cụ thể nội dung bài chính tả (hay tập chép) và nhận xét những hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài (theo Sách giáo khoa). + Chưa thật chú trọng việc hướng dẫn cụ thể học sinh nhận biết (phân tích, so sánh, ghi nhớ … ) và tập viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn. Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 5 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 + Có đôi lúc việc phát âm của giáo viên chưa thật chuẩn. * Về học sinh: - Trình độ học sinh không đồng đều, còn chênh lệch nhiều trong lớp. + Đọc bài còn chậm. + Chưa nắm được qui tắc chính tả. + Do trí phát triển còn chậm. + Do lơ đễnh, không tập trung trong lúc giáo viên hướng dẫn bài. + Do các em phát âm chưa chuẩn. - Các lỗi chính tả các em thường mắc phải là: + Chưa nắm vững qui tắc chính tả của chữ Quốc ngữ ( c/k; g/gh; ng/ngh; ia/ya; iê/yê…) hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm đòa phương như ( l/n; tr/ch; s/x; r/d/gi…) + Học sinh còn viết thừa, viết sai nét do chưa nắm vững cấu trúc của âm tiết tiếng Việt. + Chưa nắm vững nghóa từ và cách phát âm chưa chuẩn nên các em thường viết sai ở các từ có vần giống nhau như : an/ang; in/inh; oan/oang; iên/iêng…) 2. Cơ sở thực tiễn : Dạy phân môn Chính tả thông thường có ba hình thức: chính tả đoạn, bài là nhìn - viết ( tập chép ); nghe - viết và nhớ - viết. Nhưng do kó năng viết của học sinh lớp 2 chưa thật vững nên Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 coi trọng hình thức tập chép và chưa đưa hình thức nhớ - viết vào. Thực ra thì chính tả-tập chép là một bước chuẩn bò cho chính tả nghe - viết. Học sinh chỉ thấy có một sự khác nhau: tập chép là các em tự đọc lấy để chép, còn nghe - viết thì thầy/cô đọc cho các em chép. Nhưng khi tự đọc lấy để chép học sinh có thể đọc thầm nhưng không phải không có em vẫn còn lầm rầm đọc nhẩm vừa đọc thầm vừa chép miệng, hiện tượng này cần chấm dứt ở lớp 2 vì cùng với một số hiện tượng khác như: vì quá tập trung chú ý mà lệch vai, méo mồm, thè lưỡi, cúi sát trang vở, … Nghe - viết khó hơn tập chép: phải từ giọng đọc của thầy/cô mà các em nhớ lại cách viết những từ nghe được. Vì vậy, các em cần có những yêu cầu về Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 6 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 đạo đức, tính trung thực ( không quay cóp ), ý thức tôn trọng người khác ( giữ trật tự cho cả lớp nghe thầy/cô đọc ). Dạy phân môn Chính tả là rèn cho học sinh kó năng viết thành thạo, thuần thục chữ viết tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghóa là giúp học sinh hình thành kó năng, kó xảo chính tả, là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hóa. Trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng-khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy, giáo viên chúng ta cần được trang bò những kiến thức về ngữ âm học; về từ vựng, ngữ nghóa học có liên quan đến chính tả. Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong giảng dạy như diễn giải, tìm tòi, so sánh, luyện tập theo yêu cầu bằng câu hỏi, bằng lời giải thích và chữa bài tập làm mẫu trên lớp cho học sinh có hiệu qủa trong tiết chính tả. 3. Biện pháp thực hiện : Do trong lớp học sinh học yếu chính tả có nhiều diện khác nhau nên việc phụ đạo học sinh cũng khác nhau, tùy theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên chúng ta đề ra biện pháp thích hợp. Các hoạt động chính của giáo viên khi dạy phân môn Chính tả trước hết giáo viên phải cho học sinh đọc bài sẽ viết ( theo Sách giáo khoa ) và tiếp theo là học sinh phải nắm được nội dung chính của bài viết. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài theo gợi ý của Sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên. Cuối cùng luyện viết những tiếng khó hoặc dễ lẫn, tiếng mang vần khó, tiếng có âm-vần dễ viết sai do ảnh hưởng phương ngữ hay thói quen của học sinh. Thật ra, trong thực tế không có qui đònh nào gọi là chuẩn phát âm cả, vì mọi tiếng đòa phương đều được tôn trọng, nhưng cách phát âm tiếng Việt của người Hà Nội có sự chuẩn xác, rõ sáu thanh điệu nên được ghi lại trong chuẩn chính tả hơn các tiếng đòa phương khác. Thế nên giáo viên cần khuyến khích học sinh sửa giọng ít nhiều để học sinh bước đầu có ý thức về phát âm theo chuẩn chính tả. Đối với giáo viên khi dạy phân môn Chính tả không nên chỉ dừng lại ở mức độ chỉ cho học sinh phân tích từ khó và viết bảng con, mà giáo viên nên đọc từng câu, có chỉ dẫn cách viết những chữ dễ viết sai chính tả, nhắc đi nhắc lại nhiều lần về qui tắc chính tả để học sinh nắm cho vững. Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 7 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 Ví dụ: - Khi đứng trước các âm: e, ê, i, âm “cờ” viết là k, âm “gờ” viết gh, âm “ngờ” viết là ngh. - Khi đứng trước âm đệm o, u âm “cờ” viết bằng con chữ q. Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt, vì không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiếng Việt nên học sinh viết thừa, viết sai… Ví dụ: quoét sạch, quoanh co, Để sửa lại lỗi này, phải làm cho học sinh hiểu âm tiết tiếng Việt được cấu tạo là những thành phần nào, vò trí của từng thành phần trong âm tiết. - Lỗi chính tả do phát âm theo lối phát âm đòa phương hoặc do không nắm vững chính âm. Loại lỗi này mỗi đòa phương sai mỗi khác nhau, có vùng phát âm lẫn lộn tr/ ch,l/ n, d/r Để sửa lỗi sai này, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững chính âm trong tiếng Việt, cần tập phát âm đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi đòa phương thường mắc. - Lỗi viết sai thanh hỏi-thanh ngã : Phần đông học sinh người miền Trung và miền Nam khi viết không phân biệt được tiếng có thanh hỏi với tiếng có thanh ngã. Để khắc phục lỗi này, khi đọc bài hoặc đọc cho học sinh viết chính tả, giáo viên phải cố gắng phát âm cho thật chuẩn, hướng dẫn học nghe và phân biệt tiếng có thanh hỏi với tiếng có thanh ngã nhiều lần. Có như vậy thì khi viết học sinh mới không bò nhầm lẫn. - Đối với giáo viên, cần phát âm thật chuẩn khi đọc mẫu, phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Bên cạnh đó cần để học sinh nắm vững cơ sở lý thuyết của những hiện tượng chính tả dễ nhầm . Đối với những trường hợp chính tả có qui tắc, giáo viên thường xuyên nhắc nhở để học sinh nhớ lại các quy tắc chính tả đã biết (nếu không làm việc này thường xuyên thì học sinh rất dễ quên các quy tắc chính tả đã học) - Giáo viên cần chú ý nhiều hơn nữa những em học sinh yếu, sử dụng nhiều biện pháp để giảm số lượng học sinh đọc bài chậm hoặc học sinh lơ đễnh trong giờ học. Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 8 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 - Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu việc đọc bài chậm dẫn đến viết chính tả sai, đồng thời đề ra phương pháp học ở nhà có sự kết hợp đôn đốc, kiểm tra của phụ huynh. - Trong thời gian giảng bài, bất chợt giáo viên gọi ngay những em không tập trung nhắc nhở tư thế ngồi học, chú ý nghe giảng và những em này giáo viên cũng cần sắp xếp cho ngồi lên trên, nơi gần giáo viên nhất. - Đối với những em khắc phục được ngay:  Nguyên nhân: Là do về nhà không xem lại bài, không làm theo hướng dẫn của giáo viên, xem như phần kiến thức không được củng cố nên các em quên không nhớ được từ khó phải viết như thế nào cho đúng.  Biện pháp: Trong quá trình giảng giải bản thân chú ý thường xuyên gọi các em này nhiều hơn, sau vài tuần học, thấy các em có tiến bộ dần. - Đối với những em cần phải khắc phục dần:  Nguyên nhân: Những em này là do trí tuệ phát triển chậm hơn bạn trong lớp nên việc tiếp thu bài chưa thật tốt. Ngoài ra còn do lơ đễnh không tập trung trong lúc giáo viên hướng dẫn bài.  Biện pháp: Trong quá trình phụ đạo thêm, giáo viên theo dõi kết quả từng tháng xem các em này có tiến bộ hay không, nếu có thì tiến bộ đến mức độ nào, để có hướng giúp đỡ, uốn nắn, bồi dưỡng kòp thời, ở đây đòi hỏi giáo viên chúng ta phải kiên trì, không bỏ lững, vì nếu không chú ý các em sẽ trở lại tình trạng ban đầu thì càng khó khăn hơn. Bởi vì khi phụ đạo thêm thì dứt khoát phải có kết quả rõ rệt, mặc dù có tiến bộ đôi chút cũng được. ********************************** Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 9 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 C. PHẦN KẾT LUẬN:  Kết quả đạt được: Trong 2 năm học trước, tỉ lệ học sinh Khối 2 có điểm bài thi chính tả cuối năm dưới trung bình là khá cao. Cụ thể : THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỂM BÀI THI CHÍNH TẢ CUỐI NĂM CỦA HỌC SINH KHỐI 2 NĂM HỌC LỚP TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2 SL % SL % SL % SL % SL % 2006 2007 2A 19 4 21.1 6 31.6 7 36.8 1 5.3 1 5.2 2B 24 5 20.8 6 25.0 9 37.5 3 12.5 1 4.2 2C 17 3 17.6 4 23.5 7 41.2 2 11.8 1 5.9 2D 22 1 4.5 4 18.2 10 45.5 4 18.2 3 13.6 TC 82 13 15.9 20 24.4 33 40.2 10 12.2 6 7.3 2007 2008 2A 24 4 16.7 8 33.3 9 37.5 1 4.2 2 8.3 2B 26 5 19.2 7 26.9 10 38.5 3 11.5 1 3.9 2C 20 3 15.0 6 30.0 8 40.0 3 15.0 0 0 2D 16 1 6.2 3 18.8 7 43.8 2 12.5 3 18.7 TC 86 13 15.1 24 27.9 34 39.5 9 10.5 6 7.0 Nay, nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên nên bước đầu đã làm giảm bớt học sinh yếu chính tả. Ở lớp 2B, đầu năm có 8 em yếu, hiện nay chỉ còn 1 em. p dụng đề tài này trong toàn Khối 2, kết quả thu được như sau : Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 10 [...]... Trang 13 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 D TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Sách giáo viên Tiếng Việt 2, SGK Tiếng Việt 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tạp chí Thế giới trong ta - Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo , Đại học Huế - Trung tâm Đào tạo từ xa (Lê Thò Hoài Nam) ****************************************** Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 14 SKKN :... đúng vần, đúng thanh điệu) kết hợp với các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và trình bày văn bản + Thực hiện yêu cầu viết đúng các dấu câu và viết tất cả các chữ hoa Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 11 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 + Đạt được tốc độ viết khoảng 50 tiếng / 15 phút + Học sinh nắm được qui tắc chính tả tiếng Việt (c/k; g/gh; ng/ngh; ia/ya; iê/yê; thanh hỏi... đối với mọi người có chung một ngôn ngữ Ngoài ra phân môn Chính tả còn có tính tích hợp cao Tuy vẫn là giúp học sinh tập viết và luyện đọc cho chính xác, nhưng yêu Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 12 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 cầu kết hợp cao hơn, thế nên về phương pháp dạy học, rất cần chú ý tinh thần tích hợp ấy của chương trình Giáo viên chúng ta cần phát âm thật.. .SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI THI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH KHỐI 2 NĂM HỌC : 2008 – 2009 Giai đoạn LỚP TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thiện Hưng B, ngày tháng năm 2009 KHỐI TRƯỞNG Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 15 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thiện Hưng B, ngày tháng năm 2009 CHỦ TỊCH HĐKH TRƯỜNG Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 16 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÙ ĐỐP ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… . SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu: 2 1 được 10 Bài học kinh nghiệm 12 D. Tài liệu tham khảo 14 Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 1 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 Tên đề tài: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN. tính thực hành. Bởi thế nên chỉ có thể hình thành các kó Người thực hiện: Lê Thò Mai Trang 2 SKKN : Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 năng-kó xảo chính tả cho học sinh

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w