LỰC HƯỚNG TÂM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa và viết công thức của lực hướng tâm. - Nêu được một vài ví dụ về chuyển động li tâm có lợi hoặc có hại. 2. Kỹ năng: - Giải thích được lực hướng tâm giữ cho một vật chuyển động tròn đều. - Xác định được lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn đều trong một số trường hợp đơn giản. - Giải thích được chuyển động li tâm. 3. Thái độ: - Nhìn nhận sự việc một cách khách quan, khoa học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Kết hợp các phương pháp trực quan, đặt vấn đề. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Một số hình vẽ mô tả tác dụng của lực hướng tâm. Ví dụ hình vẽ một vận động viên vừa buông quả tạ trong môn ném tạ quay. 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức về chuyển động tròn đều và gia tốc hướng tâm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: 7 phút - Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt. Viết công thức của lực ma sát trượt. - Nêu những đặc điểm của lực ma sát lăn, ma sát nghỉ? Vai trò của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật, xe cộ? 3. Bài mới: 25 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực hướng tâm: - Gợi ý áp dụng định luật II Niutơn cho vật - Nhận xét về các đặc điểm của hợp lực tác dụng lên I. Lực hướng tâm: 1. Định nghĩa: Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn chuyển động tròn đều. - Nêu và phân tích định nghĩa lực hướng tâm. - Nêu các ví dụ về chuyển động tròn đều và yêu cầu HS xác định lực hướng tâm tác dụng lên vật. - Yêu cầu trả lời C1. - Nhấn mạnh: Lực hướng tâm không phải là một loại lực khác. vật chuyển động tròn đều. - Viết công thức tính độ lớn lực hướng tâm. - Xác định lực hướng tâm trong các ví dụ do GV đưa ra. - Trả lời C1. đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. 2. Công thức: rm r mv maF htht 2 2 3. Ví dụ: a) Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò lực hướng tâm làm cho vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái đất. b) Lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực hướng tâm giữ vật chuyển động tròn đều. c) Hợp lực của hai lực N và P là lực hướng tâm làm xe chuyển động tròn ở những đoạn đường cong. *Nhận xét: Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới. II. Chuyển động li tâm: Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển động li tâm: - Mô tả ví dụ về chuyển động của vật trên mặt bàn xoay. - Nhắc lại về đặc điểm của lực ma sát nghỉ. - Trình bày về chuyển động li tâm và một số ứng dụng. - Đọc SGK. - Xác định điều kiện để vật còn quay theo bàn. - Lấy ví dụ về trường hợp chuyển động li tâm có hại, có lợi. 1. Một vật đang chuyển động tròn đều, vật chịu tác dụng của lực hướng tâm. Khi vật bị mất liên kết này thì vật sẽ văng ra theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Chuyển động đó gọi là chuyển động li tâm. 2. Ứng dụng: Máy vắt li tâm. 3. Chuyển động li tâm cũng có hại Ví dụ: chuyển động của xe cộ ở chỗ rẽ. 4. Củng cố: 10 phút - Hướng dẫn Hs làm bài tập 2, 7 trang 82, 83 SGK. 5. Hướng dẫn học tập về nhà: 2 phút - Cần nắm được: định nghĩa và công thức của lực hướng tâm. - Tìm ví dụ về chuyển động li tâm có lợi hoặc có hại. - Làm các bài tập 4, 5, 6 trang 82, 83 SGK. - Đọc phần “Em có biết?”. . C1. - Nhấn mạnh: Lực hướng tâm không phải là một loại lực khác. vật chuyển động tròn đều. - Viết công thức tính độ lớn lực hướng tâm. - Xác định lực hướng tâm trong các ví dụ. đều. - Nêu và phân tích định nghĩa lực hướng tâm. - Nêu các ví dụ về chuyển động tròn đều và yêu cầu HS xác định lực hướng tâm tác dụng lên vật. - Yêu cầu trả lời C1. - Nhấn. Kỹ năng: - Giải thích được lực hướng tâm giữ cho một vật chuyển động tròn đều. - Xác định được lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn đều trong một số trường hợp đơn giản. - Giải thích