1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN 7

3 2,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

Phần I:Trắc nghiệm “Tôi đứng dậy, Lấy chiếc khăn mặt đưa cho em. Thuỷ lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc .Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ . Chúng tôi đi chầm chậm trên con đường đát đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau dáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ”. ( Trích ngữ văn 7 tập I) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Cổng trường mở ra. B. Cuộc chia tay của những búp bê. C. Một thứ quà của lúa non. D. Sài Gòn tôi yêu. 2. Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai ? A. Tác giả. B. Nhân vật người anh. C. Nhân vật người em D. Nhân vật người cha hay mẹ. 3. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là ? A. Tự sự .

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Huyện Xuân Trường ******* KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài 90 phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp SBD Phòng thi số Chữ kí giám thị 1/ 2/ Số phách Điểm Chữ kí giám khảo Số phách Bằng số Bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2 Phần I: Trắc nghiệm: (2điểm) Dùng bút mực khoanh tròn chữ cái đầu câu có nội dung trả lời đúng nhất. Câu 1:Câu chủ động là: A. Câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. B. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào. C. Câu không cấu tạo theo mô hình C-V. D. Câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ. Câu 2: Phần Mở bài của bài văn nghị luận giải thích có nhiệm vụ: A. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người. B. Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích C. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. D. Tổng kết nội dung đã giải thích. Câu 3: Trong những câu sau câu nào không phải câu rút gọn A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Chim hót. C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn D. Có công mài sắt có ngày nên kim. Câu 4: Em hiểu thế nào là tục ngữ ? A. Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân. C. Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. D. Là những câu hát dân gian Câu 5:Tác giả của văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là ai? A. Hồ Chí Minh B.Phạm Văn Đồng C. Đặng Thai Mai Câu 6:Trong các câu sau câu nào là câu bị động? A. Tôi đọc sách. C.Ngôi nhà bị người ta phá . B. Con trâu đang gặm cỏ. D.Mẹ mua cho em chiếc bút mới. Câu 7:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 8: Lý do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục ? A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng. B. Lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận. C. Dẫn chứng và lý lẽ phù hợp với luận điểm. D. Không đưa dẫn chứng, đưa lý lẽ để làm sáng tỏ luận điểm. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1:(2 điểm)Xác định cụm C-V là bộ phận mở rộng trong câu sau. Cho biết câu văn mở rộng thành phần nào và phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu đó? - Bạn Lan học rất giỏi khiến bố mẹ hài lòng Câu 2: (6 điểm) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần trắc nghiệm : 2 điểm (8 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B B C C C C D II. Phần tự luận Câu 1:(2 điểm) - Xác định đúng bộ phận mở rộng : Bổ ngữ (1 điểm) - Xác định đúng cấu trúc ngữ pháp (1 điểm) Bạn Lan / học rất giỏi / khiến bố mẹ hài lòng CN VN CN VN Bổ ngữ Câu 2:(6 điểm) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim". 1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần chứng minh (0,5 điểm). - Trong cuộc sống nếu biết bền bỉ, kiên nhẫn thì sẽ thành công. - Nhân dân ta đã có bài học nhân sinh như thế :"Có công mài sắt, có ngày nên kim". 2. Thân bài : (5 điểm) : - Giải thích khái quát câu tục ngữ : Mài sắt bằng phương pháp thủ công để thành chiếc kim phải mất rất nhiều công sức, thời gian đòi hỏi sự khéo léo. Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta phải kiên trì nhẫn nại (1,5 điểm) - Chứng minh luận điểm : Con người cần có lòng kiên nhẫn, sáng tạo sẽ có thành công (3,0 điểm) Đưa dẫn chứng : + Tấm gương Bác Hồ khi học ngoại ngữ, nhờ kiên trì Bác đã đọc thông viết thạo 7 thứ ngoại ngữ + Tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay, rèn luyện tập viết bằng chân, sau này trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. + Những vận động viên khuyết tật tập luyện trở thành vận động viên xuất sắc đạt giải cao Huy chương vàng, huy chương bạc trong các Đại hội TDTT dành cho người khuyết tật → họ là những tấm gương tiêu biểu về lòng kiên trì, bền bỉ. Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng "Có công" có quyết tâm đã chiến thắng bản thân mình. + Dẫn chứng những tấm gương kiên trì, nhẫn nại để có thành công ở xung quanh chúng ta (người thực, việc thực). + Ngày nay có nhiều anh chị học xong lớp 12 đi thi đại học không phải đỗ ngay có thể năm sau, năm sau nữa "dùi mài kinh sử" mới đỗ… + Nhiều nhà Bác học phải mày mò, sáng chế không biết bao nhiêu năm tháng tạo ra những phát minh như Ê-đi-xơn - Nhà vật lý nổi tiếng đã phải thí nghiệm đến 1000 lần mới tìm được chất dùng làm dây tóc bóng đèn… Trở thành tấm gương của các thiên tài. - Có thể lồng cảm nghĩ hoặc đánh giá, liên hệ bản thân khi chứng minh(0,5 điểm) 3. Kết bài (0,5 điểm). Khẳng định : Đúng là "Có công mài sắt, có ngày nên kim", chúng ta có bền bỉ kiên nhẫn thì sẽ gặt hái những thành công như mong đợi. * Lưu ý : Dẫn chứng cho đề bài rất rộng, người chấm nên linh hoạt khi thấy học sinh đưa dẫn chứng tiêu biểu, sát thực có sức thuyết phục là đạt yêu cầu. . Trường ******* KI M TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Năm học 20 12- 2013 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài 90 phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp SBD Phòng thi số Chữ kí giám thị 1/ 2/ Số. sắt có ngày nên kim”. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần trắc nghiệm : 2 điểm (8 câu, mỗi câu trả lời đúng 0 ,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B B C C C C D II. Phần tự luận Câu 1: (2 điểm) - Xác định. mới. Câu 7: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc ki u văn bản nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 8: Lý do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thi u

Ngày đăng: 07/07/2014, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w