1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN VĂN 6 HỌC SINH GIỎI

3 4,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

Bài 1:Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Với mỗi từ in đậm đó, em hãy: a) Giải thích nghĩa của nó. b) Nêu hai câu tục ngữ, ca dao ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Bài 2: a. Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu ? b.Viết 4 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ học trên lớp để minh họa các tác dụng khác nhau của dấu phẩy. Bài 3:Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu ghép: a) Tiếng cười ... đem lại niềm vui cho mọi người ... nó còn là một liều thuốc trường sinh. b) Những hạt mưa to .... nặng bắt đầu rơi xuống ... ai ném đá, nghe rào rào. Bài 4: Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt , thương bầm bấy nhiêu ( Tố Hữu, Bầm ơi ) Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

PHòNG GD&ĐT đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 NGA SƠN Năm học 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :150 phút ( Không kể thời gian giao đề) SBD:…… Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2011 Đề bài Câu 1: ( 3 điểm) Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên ( trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn: “ Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm.” ( Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008) a. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Ghi lại mỗi câu thành một dòng độc lập. b. Căn cứ vào dấu câu và dựa vào phân loại câu theo mục đích nói thì mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Câu 2: ( 3 điểm ) Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa? Câu 3 : ( 6 điểm ) Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt: Ra thế Lượm ơi! và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu: Lượm ơi còn không? Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả. Câu 4: ( 8 điểm) Từ những cuộc vận động “ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “ Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “ ủng hộ nhân dan Nhật Bản”… và những chương trình truyền hình “ Trái tim cho em”, “ Thắp sáng ước mơ”. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình bằng bài văn ngắn với nội dung: Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. PHÒNG GD&ĐT Đề thi học sinh giỏi lớp 6 Năm học: 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Câu I: (3 điểm) a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu, Đó là: Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Câu kể) Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: (Câu kể) - Hức! (Câu cảm) Thông ngách sang nhà ta? (Câu hỏi) Dễ nghe nhỉ! (Câu cảm) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Câu kể) 5 Đề chính thức Đề chính thức Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Câu cầu khiến) Đào tổ nông thì cho chết! (Câu cảm) Tôi về, không một chút bận tâm.” (Câu kể) Nêu được 9 câu và ghi đầy đủ 9 câu riêng biệt (0.75 điểm) b.Học sinh phân loại cứ đúng 3 câu cho 0.75 điểm. Các trường hợp còn lại, GV tự cho các mức điểm phù hợp trong khung điểm quy định của câu. Câu II: ( 3 điểm) a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc. - Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. (1 điểm) - Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương. (0,5 điểm) b Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài. (1 điểm) - Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì “ trời mưa kâm thâm” nên không thể có “ sương phủ bạc”. (0,5 điểm) Câu III. ( 6 điểm) ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào: Ra thế Lượm ơi! (1,5 điểm) Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. (1,5 điểm) Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt: Lượm ơi, còn không? (1,5 điểm) Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác gỉa như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả, mãi còn cùng với đất nước, quê hương. (1,5 điểm) Câu IV. ( 8 điểm) Lưu ý: Đây là đề mở, vì vậy học sinh có thể nêu cảm nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đảm bảo một bài văn phát biêu cảm nghĩ có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giầu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. (1 điểm) 2. Yêu cầu về kiến thức: - Nêu cảm nghĩ chung: Nội dung của các chương trình truyền hình và và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện tinh thần yêu thương, đùm bọc, thinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân ta. (1 điểm) - Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện mối quan tâm giữa người với người trong cuộc sống. (1 điểm) - Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho những ai được nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn, bù đắp cho họ những gì còn thiếu hụt, mất mát. (1 điểm) - Sẻ chia và tình yêu thương không chỉ đem lại hạnh phúc cho người khác mà còn là đem lại hạnh phúc cho chính người cho. Cho đi là để nhận lại những tấm lòng. (1 điểm) Như vậy: Sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. (1 điểm) 6 - Phê phán: Thói thờ ơ, vô cảm trước những rủi ro, bất hạnh, mất mát, đau thương của người khác. (1 điểm) - Liên hệ: Với bản thân, với các hoạt động tập thể của lớp, của trường… trong các phong trào nói trên. (1 điểm) Lưu ý chung: - Khuyến khích những bài có ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có tính thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng. 7 . 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa?. bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng,. câu. Câu II: ( 3 điểm) a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc. - Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w