Khẳng định lại vấn đề và giá trị của tác phẩm “Lặng lẽ SaPa” là một áng thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động, nhưng tri thức mới đang thầm lặng hiến dâng tất cả sức lực và tuổi trẻ cho nhân dân, cho đất nước
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm). Cho đoạn văn: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. (Nguyễn Tuân - Cô Tô, Ngữ văn 6, tập hai, trang 89, NXB Giáo dục, 2004) a) Trong những từ sau đây, từ nào không phải là từ láy: hồng hào, thăm thẳm, bình minh, tròn trĩnh. b) Giải nghĩa từ: trường thọ. Tìm một từ có yếu tố "trường" đồng nghĩa. c) Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên. Câu 2 (6,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 10- 15 câu) trình bày cảm nhận của em về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí ! (Chính Hữu - Đồng chí, Ngữ văn 9, tập một, trang 128, NXB Giáo dục, 2006) Câu 3 (10,0 điểm). Bài thơ Nói với con (Y Phương) gợi cho em những suy nghĩ gì về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người? Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đề chính thức SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2010-2011 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn (Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang) I. YÊU CẦU CHUNG: 1) Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi: kiến thức văn học vững chắc, sâu rộng; năng lực cảm thụ văn chương tinh tế, sâu sắc; kỹ năng làm bài tốt; diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có giọng điệu riêng. 2) Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm chủ yếu. Trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất định ra các ý chi tiết và các thang điểm khác. Với những bài làm sáng tạo so với đáp án, nếu lập luận thuyết phục, giám khảo nên cân nhắc, trân trọng. 3) Giám khảo nên đánh giá bài làm trong tính tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm một cách máy móc, nhằm đánh giá học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. 4) Tổng điểm toàn bài là 20, chiết điểm 0,5 II. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ. Câu Nội dung, kỹ năng Điểm Câu 1 a Từ không phải là từ láy: bình minh 0,5 b - trường thọ: sống thọ, sống lâu - Tìm được một từ Hán việt có yếu tố "trường" với nghĩa: dài (Ví dụ: trường ca, trường tồn, trường chinh, ) 1,0 c - Các biện pháp tu từ có trong đoạn văn: so sánh, ẩn dụ - Hiệu quả thẩm mĩ: + Gợi tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô rực rỡ, tráng lệ nên thơ + Thể hiện niềm say mê cái đẹp; tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước; sự trân trọng của Nguyễn Tuân với người dân lao động. + Thể hiện sự tài hoa của Nguyễn Tuân trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh 2,5 Câu 2 * Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách tạo lập đoạn văn rõ ràng mạch lạc, chặt chẽ, dung lượng khoảng 10- 15 câu. * Yêu cầu về nội dung: - Hình ảnh thơ: chọn lọc, đậm chất hiện thực, vừa cụ thể vừa có tính khái quát, biểu tượng. 6,0 - Ngôn ngữ: mộc mạc giản dị mà trong sáng; hàm súc cô đọng - Hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ hình ảnh: cảm nhận và lý giải sâu sắc về cơ sở của tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao đẹp; góp phần thể hiện phong cách thơ Chính Hữu Câu 3 Yêu cầu chung: - Hiểu đúng yêu cầu của đề ra, biết cách làm bài văn nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Tạo lập được một văn bản có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng có cảm xúc, có giọng điệu riêng - Đề ra tương đối mở nhằm khuyến khích những suy nghĩ riêng, có tính sáng tạo của học sinh trên cơ sở cảm thụ sâu sắc tác phẩm. - Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là thuyết phục, thể hiện đúng yêu cầu đề ra. Dưới đây là một số gợi ý chính: a Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận 1,0 b Cảm nhận khái quát về bài thơ: 3,0 - Nói với con là một bài thơ hay, có ý nghĩa triết lý sâu sắc: mượn lời người cha nói với con, nhà thơ ca ngợi tình cảm gia đình ấm cúng; tự hào về những vẻ đẹp của con người quê hương, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Từ đó, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống và ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Nội dung bài thơ được diễn tả bằng hình thức nghệ thuật độc đáo (thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình, sâu lắng; hình ảnh thơ chân thực, mộc mạc, đậm đà màu sắc dân tộc; ngôn ngữ trong sáng, thể hiện cách diễn đạt, lối tư duy của người miền núi; sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp từ, đối lập ) nên có sức thuyết phục, lay động sâu xa. c Suy nghĩ về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người: 6,0 - Gia đình và quê hương là cội nguồn sinh dưỡng thiêng liêng của mỗi con người. - Mỗi người cần phải biết trân trọng, gìn giữ vun đắp tình cảm gia đình, tình yêu quê hương xứ sở. - Mở rộng liên hệ thực tế: + Phê phán những suy nghĩ, việc làm còn lệch lạc, hời hợt thậm chí sai trái đối với gia đình và quê hương. + Đề cao những việc làm, hành động, suy nghĩ đúng đắn. . SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm). Cho. GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2010-2011 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn (Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang) . một, trang 128, NXB Giáo dục, 2006) Câu 3 (10,0 điểm). Bài thơ Nói với con (Y Phương) gợi cho em những suy nghĩ gì về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người? Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: