NGUYỄN HOÀI NAM 28-4 TÓM TẮT TRUYỆN NGẮN”BẾN QUÊ”CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Nhĩ - nhân vật chính của truyện - từng đi khắp nơi trên trái đất, cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh vì căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể dịch chuyện lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. vào buổi sáng đầu thu ấy, Nhĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của cái bãi bồi bên kia sông, phía trước cửa sổ. Cũng như đến lúc nằm liệt giường, nhận sự chăm sóc đến từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ,Nhĩ mới cảm nhận được hết sự vất vả,sự tần tảo, tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình. Anh khao khát được đặt chân một lần lên cái bờ bãi bên kia sông, nhưng không thể. Anh nhờ cậu con trai thực hiện giùm mình ước mơ ấy nhưng cậu ta không hiểu ý bố, đã sa vào đám chơi phá cờ thế ven đường và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí của đời người. Khi con đò sắp chạm mũi vàobo72 đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực đu mình ra ngoài cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát - y như đang khẩn thiết ra hiệu cho người nào đó. CHỈ RA YẾU TỐ BIỂU TƯỢNG CỦA BÀI: + hình ảnh bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa: đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc, như một bến sông quê, một bãi bồi rộng ra là quê hương xứ sở. +những bông bằng lăng cuối mùa như đậm sắc hơn; tiếng những tảng đá lở ở bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng: gợi về sự sống của Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng. +đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi cờ thế trên lề đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự chùng chình, vòn vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi . +hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng +ý nghĩa hành động và cử chỉ của nhân vật Nhĩ ở cuối bài là như một lời thức tỉnh những con người đang sa vào cái vòng vèo, chùng chình của cuộc đời để không phải hối hận về sau như Nhĩ vậy . NGUYỄN HOÀI NAM 28-4 TÓM TẮT TRUYỆN NGẮN”BẾN QUÊ”CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Nhĩ - nhân vật chính của truyện - từng đi khắp nơi trên trái. ảnh bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa: đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc, như một bến sông quê, một bãi. sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc, như một bến sông quê, một bãi bồi rộng ra là quê hương xứ sở. +những bông bằng lăng cuối mùa như đậm sắc hơn; tiếng những tảng đá lở ở bờ sông