1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án KT HK2 (Tiếng Việt 5) 2009-2010

4 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 54 KB

Nội dung

HOA HỌC TRÒPhương không phải là một đóa, Không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.. Theo Xuân Diệu Dựa vào nội dung bài đọc chọn ý trả lời đún

Trang 1

PGD & ĐT THANH BÌNH

TRƯỜNG TH TÂN THẠNH 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KỲ II

MÔN: TIẾNG VIỆT Khối 5 _ Năm học: 2009 – 2010

I Kiểm tra đọc :

A Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- GV kiểm tra đọc thành tiếng với từng học sinh

- Nội dung kiểm tra: HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ trong 3 bài:

Bài: + Phân xử tài tình ( SGK – TV5 – tập 2 – trang 46, 47)

+ Phong cảnh đền Hùng ( SGK – TV5 – tập 2 – trang 68, 69 ) + Tranh làng Hồ ( SGK – TV5 – tập 2 – trang 88, 89 ) Giáo viên ghi tên bài, cho hs bốc thăm chọn 1 trong 3 bài, đọc thành tiếng đoạn văn, trả lời 1 câu hỏi (theo nội dung SGK)

GV đánh giá cho điểm dựa vào các yêu cầu sau :

- Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm )

(Đọc sai từ 2 -3 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ số nghĩa (1 điểm )

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm)

- Giọng đọc diễn cảm : (1 điểm )

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: 0,5 điểm ; giọng đọc chưa diễn cảm :

0 điểm )

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1,5 phút ): (1 điểm )

(Đọc từ trên 1,5 phút – 2 phút : 0,5 điểm, đọc quá 2 phút : 0 điểm)

- Trả lời đúng ý câu hỏi : (1 điểm )

(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

B Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

* Đề bài :

Đọc đoạn văn sau:

Trang 2

HOA HỌC TRÒ

Phương không phải là một đóa, Không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thăm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khích nhau

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh Vừa buồn lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng Hoa phượng là hoa học trò Mùa xuân phương ra lá, lá xanh

um, mát rượi, ngon lành như lá me non Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy Lòng câu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm : Mùa hoa phượng bắt đầu Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên : Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ?

Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang : Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ

Theo Xuân Diệu

Dựa vào nội dung bài đọc chọn ý trả lời đúng:

1/ Ở đoạn 1, em hãy tìm những từ ngữ nói lên số lượng của hoa

phượng rất lớn

a Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực

b Một phần tử của xã hội thăm tươi

c Chỉ nhgĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn

2/ Tác giả so sánh hoa phượng với gì ?

a Hoa hồng

b Con bướm

c Con ong

d Tất cả các ý trên

3/ Tác giả dùng từ ngữ nào để tả vẻ đẹp của lá phượng ?

a xanh um, mát rượi

b ngon lành như lá me non

c xòe ra cho gió đưa đẩy

d Câu a và câu b đúng

4/ á phượng được so sánh với gì ?

a Lá điệp

b Lá cây mắc cỡ

c Lá me non

d Cả ba ý trên 5/ Câu văn sau có mấy vế câu ?

Trang 3

Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.

a Một vế câu (vì nó là câu đơn)

b Hai vế câu

c Ba vế câu

6/ Dấu phẩy trong câu : “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me

non” có tác dụng gì ?

a Ngăn cách các vế câu

b Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ

c Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

7/ Các vế trong câu ghép “Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên

trông lên : Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ?” được nối với nhau bằng

cách nào ?

a Nối bằng từ mà

b Nối trực tiếp (không dùng từ nối)

c Không nối bằng cả hai cách trên

8/ Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong câu văn sau : Bố dặn

bé Lan “Con học xong mới được đi chơi đấy !”

……… ………

9/ Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : truyền

ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng.

a Cô giáo ……… kiến thức cho học sinh

b Nhân dân ……… công đức của các bậc anh hùng

c Vua ……… cho hoàng tử

d Kế tục và phát huy những ……… tốt đẹp

e Bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng ………

g Bài thơ có sức ……… Mạnh mẻ

Cho điểm :

Khoanh tròn trước chữ cái ý trả lời đúng cho từng câu hỏi (Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm; đúng cả 8 câu 4 điểm)

- Câu 1: a - Câu 5: c

- Câu 2: b - Câu 6: b

- Câu 3: d - Câu 7: b

- Câu 4: c

- Câu 8: Bố dặn bé Lan : “Con học xong mới được đi chơi đấy !”

- Câu 9: 2 điểm (đúng 3 ý được 1 điểm)

a truyền thụ d truyền thống

b truyền tụng e truyền khẩu

c truyền ngôi g truyền cảm

Trang 4

II Kiểm tra viết :

A Chính tả: (5 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe - viết) bài chính tả:

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của nó sáng thêm Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ Đom Đóm thầm nghĩ : “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp !” Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương Lạ thật ! Càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm càng thấy Giọt Sương đẹp hơn

Cho điểm :

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm

Lưu y ù : Nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu

chữ hoặc trình bày bẩn… bị trừ 1 điểm toàn bài

B Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một thầy cô giáo đã từng dạy em mà em yêu thích nhất

Cho điểm :

Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 5 điểm:

- Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5

Tân Thạnh, ngày 27 tháng 04 năm 2010

Người soạn

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w