Chương 3A: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội doc

7 636 4
Chương 3A: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Những nội dung cơ bản TTHCM về CNXH: Một số kiểu quan niệm thường gặp trong tư tưởng HCM về Chủ nghĩa xã hội. - Quan niệm về CNXH một cách tổng quát: Xem xét Chủ nghĩa xã hội, CNCS như một chế độ xã hội hoàn chỉnh bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức HCM “chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc, và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc” - Quan niệm về CNXH dựa vào một mặt nào đó trong xã hội: Ví dụ: + Về phân phối sản phẩm HCM chỉ rõ: “Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em ” + Về kinh tế: HCM thường nhấn mạnh hai yếu tố: Chế độ sở hữu và quan hệ phân phối: làm theo năng lực hưởng theo lao động. + Về chính trị: HCM thường nhấn mạnh bản chất của chủ nghĩa xã hội, đó là nền dân chủ kiểu mới, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. “Nhà nước XHCN và dân chủ nhân dân chỉ lo lợi ích cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng được tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người” - Quan niệm về CNXH bằng cách xác định mục tiêu, chỉ rõ phương tiện, phương hướng để đạt được mục tiêu đó (đây là kiểu định nghĩa phổ biến mà HCM hay dùng): Ví dụ: + HCM đặt câu hỏi: “CNXH là gì? “và Người tự trả lời “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do” + Hoặc: “CNXH là gì? Là no ấm. Gì nữa? Là đoàn kết, vui khoẻ”, hoặc Người thêm vào một mệnh đề mới “CNXH là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy” + Có khi Bác trả lời trực tiếp về mục đích của Chủ nghĩa xã hội: “Mục đích của CNXH là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”  Chúng ta có thể khái quát lên những đặc trưng bản chất sau đây của CNXH về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và con người: - CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. - CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. - CNXH là xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, con người có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, đựoc tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. - CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm theo năng lực hưởng theo lao động, các dân tôc bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi. - CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.  Tóm lại: - Quan niệm về CNXH của HCM là một quan niệm khoa học, hoàn chỉnh, hệ thống, dựa trên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác, và có bổ sung thêm một số đặc trưng khác phản ánh truyền thống, đặc điểm của Việt Nam. - Theo HCM CNXH là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã hội tự do và nhân đạo. - Đại hội toàn quốc lần thứ VII đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam đã trình bày rõ quan điểm của Đảng ta về CNXH với 6 đặc trưng cơ bản nhất. Mục tiêu của CNXH chính là những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội sau khi được nhận thức để đạt tới trong quá trình xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội. Theo HCM, mục tiêu chung của CNXH là độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân HCM quan niệm mục tiêu cụ thể của CNXH ở Việt Nam là: - Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ do nhân dân làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong nhà nước đó quyền lực thuộc về nhân dân, chính phủ là đầy tớ của dân. - Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là “một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến”. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, chỉ có sở hữu công cộng mới bảo đảm xoá bỏ vĩnh viễn áp bức, bóc lột do chế độ tư hữu sinh ra. Tuy nhiên ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: toàn dân, HTX, sở hữu của người lao động riêng lẻ, và một ít TLSX thuộc sở hữu của nhà tư bản. + Đối với các nước lạc hậu chưa trải qua chế độ TBCN thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một quy luật tất yếu và phổ biến. không có nền công nghiệp hiện đại thì không thể có Chủ nghĩa xã hội, bởi vì CNXH chỉ có thể thắng CNTB khi nó tạo ra được một nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của sức sản xuất, của khoa học và công nghệ. - Mục tiêu văn hoá - xã hội: Đảng ta và HCM chủ trương xây dựng là nền văn hoá vì con người, phục vụ cho con người. Đó là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc sâu sắc; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, kết hợp với kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Về quan hệ xã hội: Xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức, lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Một xã hội tôn trọng sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Xác định được mục tiêu của CNXH còn đòi hỏi xác định và phát huy được các động lực của nó thì mới đưa sự nghiệp xây dựng CNXH đạt tới mục tiêu. Động lực được hiểu một cách tóm tắt là tất cả những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động của con người. Hệ thống động lực rất phong phú, theo Bác có 3 nhân tố quan trọng là: vốn, kỹ thuật hiện đại và con người, trong đó con người là quan trọng nhất, bởi vì, xét tới cùng, các động lực muốn phát huy được tác dụng phải thông qua con người, do đó, bao trùm lên tất cả vẫn là động lực con người trên cả hai bình diện: cộng đồng và cá nhân. - Phát huy sức mạnh của con người trên bình diện cộng đồng: + Thành phần: bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân như: công nhân, nông dân, trí thức các tổ chức đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài trong dó có cả giai cấp tư sản dân tộc, vì theo HCM, xây dựng CNXH không phải chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc, không phải là sự riêng của giai cấp công nhân và nông dân, mà là sự nghiệp của toàn dân tộc. + Phát huy sức mạnh toàn dân thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng, các chủ trương chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội như mặt trận tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức hội trong quần chúng v.v - Phát huy sức mạnh của con người với tư cách cá nhân người lao động: HCM đề cập một hệ thống nội dung, biện pháp, vật chất và tinh thần, nhằm tạo sức mạnh thúc đẩy hoạt động của người lao động: + Tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người: HCM hiểu hành động của con người luôn luôn gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ. Đi lên CNXH là một trận tuyến mới, càng phải biết kích thích những động lực mới, đó là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. + HCM phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, nhưng Người rất quan tâm tới lợi ích cá nhân chính đáng, coi trọng động lực cá nhân, tìm tòi cơ chế chính sách để kết hợp hài hoà lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân như: khoán, thưởng, phạt trong kinh tế. + Tác động vào các động lực chính trị - tinh thần: Một là: Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động trong sở hữu, trong quá trình sản xuất và phân phối. Điều này đòi hỏi cán bộ lãnh đạo phải thực hành dân chủ vì “đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”, tuyệt đối không được chuyên quyền độc đoán. Đồng thời Người nhắc nhở phải quan tâm bồi dưỡng ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ cho người lao động để người lao động phải biết gánh vác, lo toan không ỷ lại, không trông chờ. Hai là: Thực hiện công bằng xã hội chính là tạo động lực cho xã hội Ba là: Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác: chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật. Cụ thể: + Xây dựng lý tưởng chính trị để người lao động “có ý thức giác ngộ XHCN, một lũng mt d phn u cho ch ngha xó hi + Phỏt trin dõn trớ. + Giỏo dc v phỏp lý - o c, con ngi c giỏo dc cao v phỏp lý o c thỡ kh nng vn ti cỏi tt, cỏi p, cỏi ỳng cng cao. Cng hin ca h cho CNXH cng t giỏc, tớch cc v hiu qu. Trong xây dựng CNXH có động lực thì cũng có phản động lực. Để phát huy cao độ động lực của CNXH, cần phải khắc phục những trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH. Để làm tốt đợc đòi hỏi này, theo Hồ Chí Minh thì toàn Đảng, toàn dân, cán bộ, đảng viên phải làm tốt các việc sau: - Phải thờng xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Vì nó là kẻ địch hung ác của CNXH, nó là bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác. Còn chủ nghĩa cá nhân, CNXH cha thể thắng lợi hoàn toàn. - Phải thờng xuyên đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, tham ô, lãng phí, quan liêu là bạn đồng minh của thực dân phong kiến. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Nó phá hoại động lực quan trọng nhất của CNXH là con ngời. - Phải thờng xuyên chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, vì nó làm giảm suát uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bớc tiến của cách mạng đi lên CNXH. Chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lời biếng, không chịu học tập cũng là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng CNXH mà tất cả mọi ngời phải luôn luôn cảnh giác và chiến thắng chúng mới tạo điều kiện hình thành và phát triển đợc động lực của CNXH. Túm li: Mun xõy dng CNXH, trc ht cn cú nhng con ngi XHCN. Con ngi xó hi ch ngha theo quan im ca HCM phi l con ngi cú tinh thn v nng lc lm ch, cú o c cn kim, liờm chớnh, chớ cụng vụ t; cú kin thc khoa hc - k thut, nhy bộn vi cỏi mi; cú tinh thn sỏng to, dỏm ngh, dỏm lm ú chớnh l ngun lc quan trng nht xõy dng thnh cụng CNXH. Ngoi những động lực trên, HCM còn nhắc nhiều đến vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực cơ chế, chính sách của nhà nước cùng các vai trò các tổ chức thành viên khác. . bản TTHCM về CNXH: Một số kiểu quan niệm thường gặp trong tư tưởng HCM về Chủ nghĩa xã hội. - Quan niệm về CNXH một cách tổng quát: Xem xét Chủ nghĩa xã hội, CNCS như một chế độ xã hội hoàn chỉnh. Về quan hệ xã hội: Xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức, lối sống xã hội. nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến”. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan