1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Cơ sở hóa tinh thể docx

4 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUNgót một thế kỉ qua, kể từ khi cấu trúc tinh thể đầu tiên được xác định, đã xuất hiện những thông tin ngày càng nhiều, ngày càng chính xác về trật tự bên trong của các chất kế

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngót một thế kỉ qua, kể từ khi cấu trúc tinh thể đầu tiên được xác định, đã xuất hiện những

thông tin ngày càng nhiều, ngày càng chính xác về trật tự bên trong của các chất kết tinh Cũng nhờ

đó, nền tảng lí thuyết của các môn học liên quan đến thể kết tinh ngày càng thêm củng cố

Hoá học tinh thể có đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ thành phần – cấu trúc – tính chất của

vật kết tinh và là địa chỉ ứng dụng của những kết quả nghiên cứu cấu trúc tinh thể Cùng với sự phát

triển của ngành giáo dục và đào tạo nước nhà, trường Đại học Tổng hợp nay là Đại học Quốc gia Hà

Nội đã từng đưa môn học này (với 3 – 4 đơn vị học trình) vào danh mục các chuyên đề trong quy trình

đào tạo cử nhân, thạc sĩ địa chất học, hoá học

Phần đầu gồm các chương một và hai, trình bày sơ lược những kiến thức cơ sở về chất kết tinh

và tinh thể học hình thái Chương ba là hình học cấu trúc tinh thể, chú trọng vào khái niệm và cách suy

đoán 230 nhóm đối xứng không gian, hệ điểm quy tắc, quan hệ dạng quen – cấu trúc và tóm lược về

Roentgen tinh thể học Chương bốn gồm những khái niệm cơ bản của hoá học tinh thể, phân loại và

mô tả các loại cấu trúc Cuối chương, đặc điểm hoá học tinh thể của một số loại chất tự nhiên và nhân

tạo được trình bày khái lược

Chương năm có nội dung về tinh thể thực với những sai khác chủ yếu trong cấu trúc và thành

phần hoá học của chúng; kể cả các hiện tượng đa hình, đồng hình, dung dịch cứng và sự phân rã, biến

dạng dẻo trong khoáng vật tạo đá v.v…; tức là một phần những gì giới tự nhiên đầy biến

cố đã để lại

trên sản phẩm của nó Chương năm là một trong những nội dung chính: tính chất vật lí, hoá học của

tinh thể trong mối liên quan phụ thuộc với cấu trúc của chúng (do đồng tác giả Phó Giáo

sư Ngụy

Tuyết Nhung soạn) Cuối cùng, chương sáu dành cho những đặc điểm hoá học tinh thể của một số

khoáng vật tạo đá chính

Cuốn sách đã hoàn thành với sự giúp đỡ, khuyến khích, chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu v.v của

đồng nghiệp Đặc biệt, Phó Giáo sư Nguyễn Tất Trâm, Phó Giáo sư Đặng Mai đã đọc và cho nhiều

nhận xét quý báu, giúp hoàn thiện nội dung và hình thức Các tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn

Với rất nhiều cố gắng mong đạt tới chất lượng cao nhất cho cuốn sách nhưng biết rằng, cuốn

Trang 2

sách này chưa thể đáp ứng được sự mong đợi của mọi giới bạn đọc, các tác giả sẵn sàng tiếp

nhận với lòng biết ơn về mọi ý kiến đóng góp, mong sao cuốn sách này sẽ ngày càng bổ ích

hơn

Các tác giả

11

MỞ ĐẦU

Nội dung môn học

Căn cứ vào kết quả phân loại các chất kết tinh theo các tiêu chí về đặc điểm thành phần

và cấu

trúc bên trong, vào kết quả nghiên cứu tính chất của chúng, hoá học tinh thể có nhiệm vụ góp phần xử

lí mối tương quan của thành phần hóa học và cấu trúc của tinh thể với tính chất của chúng, nhằm giúp

ngành vật liệu học, ngọc học, v.v rút ra những luận điểm mang tính quy luật trong nghiên cứu chế

tạo, hoặc xử lí chế tác nguyên liệu khoáng vật, làm ra những vật liệu mới với tính năng định sẵn, hoặc

những sản vật mới với giá trị thương phẩm cao

Với tư cách là sản phẩm của tự nhiên, tinh thể khoáng vật luôn lưu giữ những dấu ấn của các

quá trình xảy ra sâu trong lòng đất Khảo sát đặc điểm về thành phần và cấu trúc tinh thể của khoáng

vật trong sự phụ thuộc vào điều kiện (nhiệt độ và áp suất) thành tạo là một nội dung nghiên cứu của

địa chất

Sơ lược lịch sử phát triển môn học

Một trong những người đặt nền móng cho hoá học tinh thể là Goldschmidt Trong những công

trình về địa hoá học, ông đã quan tâm đặc biệt đến ý nghĩa của môn học này Ông đã công bố nhiều

công trình ở Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy và năm 1954, sau khi ông qua đời, nhiều công trình khác

của ông được đăng tải trong tạp chí “Hoá học tinh thể”

Trước khi trở thành môn học độc lập, hoá học tinh thể đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển

− Haỹy R.Y (1801) đã đề xuất ý tưởng cho rằng tất cả các hợp chất tương đồng về thành phần

hoá học thì sẽ kết tinh theo một đa diện tinh thể nhất định Quy luật này được hiệu chỉnh một phần bởi

một vài phát kiến sau đó

− Theo Wollaston W.H (1808), một số hợp chất khác nhau về thành phần hoá học lại có dạng

tinh thể giống nhau Ví dụ, calcit CaCO3, magnesit MgCO3 và siderit FeCO3, chúng kết tinh thành

cùng một đa diện hình mặt thoi (gồm 6 mặt hình thoi bằng nhau)

Trang 3

− Mitscherlich E (1819) cũng có phát hiện tương tự với cặp hợp chất KH2PO4 và KH2AsO4

Ông gọi đó là hiện tượng đồng hình (isomorphism)

Hình dạng đều đặn của tinh thể làm nảy sinh khuynh hướng tìm nguyên nhân trong sự sắp xếp

nguyên tử bên trong đa diện Ngay từ năm 1675, Newton I đã viết trong “Quang học” rằng khi tinh

thể thành tạo thì không những các hạt xếp ngay hàng thẳng lối để tạo đa diện đều đặn, mà nhờ khả

năng phân cực chúng còn tự xoay, hướng các đầu giống nhau về một phía

− Haỹy R.Y (1784) đã làm thí nghiệm trên những tinh thể có cát khai (tính dễ tách giãn thành

tinh thể đa diện dưới tác dụng của lực cơ học) tốt và đi đến giả định rằng tinh thể của mỗi chất hình

thành từ những “phân tử” xếp song song và kề nhau Phân tử của mỗi chất kết tinh có dạng đa diện

riêng

− Năm 1813 Wollaston W.H đề nghị thay “phân tử” của Haỹy bằng những nút điểm toán học

(chẳng hạn, điểm trọng tâm của “phân tử ”) Từ đó, khái niệm mạng không gian (tập hợp nút điểm xếp

theo một trật tự nhất định) ra đời, nhằm mô tả trật tự sắp xếp bên trong tinh thể Đây là quan điểm tiến

12

bộ, bởi vì cho đến lúc đó chưa có phương pháp nào giúp nghiên cứu hình dạng hạt (nguyên tử, phân

tử) Đồng thời, ý tưởng ấy cho phép nghiên cứu khía cạnh hình học của sự đối xứng trong mạng tinh

thể

− Chính từ đó, Bravais A (1855) đã chứng minh được 14 loại mạng không gian

Năm 1890, Phedorov E.S và Schoenflies A., mỗi người theo cách riêng, đã đi đến cùng một kết

quả về các tổ hợp yếu tố đối xứng trong mạng không gian Chính sự ra đời của 230 nhóm đối xứng

không gian ấy (xem phụ lục 1) đã đặt nền móng lí thuyết về cấu trúc tinh thể cho hoá học tinh thể hiện

đại

Từ năm 1912, những thực nghiệm đầu tiên của Laue M., Bragg W.H và Bragg W.L đã giúp tìm ra năng lực mới của tia X là nhiễu xạ trong mạng tinh thể (Trước đó tia X chỉ được

coi là bức xạ dùng xuyên thâu và công phá vật chất) Thế kỷ 20 chứng kiến sự chấn hưng của

hoá học tinh thể, lí thuyết hình học của cấu trúc tinh thể dần dần được củng cố bằng hệ phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể với độ chính xác và tự động hóa ngày càng cao Cũng

từ đó, dữ liệu thực tế của môn học ngày một tăng cường; hàng loạt chất rắn được phân tích

Trang 4

cấu trúc, bắt đầu từ đơn chất qua các hợp chất đơn giản, sang hợp kim, silicat và hợp chất hữu

Ngoài nhiễu xạ Roentgen, các phương pháp thực nghiệm khác như nhiễu xạ điện tử, quang

phổ hồng ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân v.v… cũng là những công cụ bổ trợ để nghiên cứu

cấu trúc tinh thể

Ngày đăng: 07/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w