BAN XUẤT HUYẾT (PURPURA) (Kỳ 5) pptx

5 440 0
BAN XUẤT HUYẾT (PURPURA) (Kỳ 5) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BAN XUẤT HUYẾT (PURPURA) (Kỳ 5) oooOOOooo -Ban xuất huyết tăng globulin máu Waldenström (Waldenström hyperglobulinemic purpura): +Gặp ở phụ nữ trẻ. Ban xuất huyết tăng globulin máu phối hợp với viêm gan C hay gặp ở nam giới, các biểu hiện thường kéo dài lâu hơn dạng phối hợp với hội chứng Sjögren. Trong 1/3 bệnh nhân, có hiện diện viêm mạch hủy bạch cầu với lưu hành cao tổn thương khớp, bệnh lý thần kinh ngoại biên, hiện tượng Raynaud, tổn thương thận, các ANA, RF, và các kháng thể anti-Ro/SSA +Bệnh xuất hiện với chu kỳ các loạt đốm xuất huyết xuất hiện trên tất cả các phần của cơ thể, thường thấy nhiều ở chi dưới; các đốm xuất huyết xuất hiện ở phần lưng của bàn chân rồi lan tràn lên bàn chân rồi lên bụng. Dạng lan tràn lấm tấm “hồ tiêu” (peppery) rất thường gặp, giống như bệnh Schamberg. Các đốm xuất huyết có thể xuất hiện hoặc trầm trọng thêm do đứng hoặc đi bộ kéo dài. -Điện di protein: tăng α-globulin máu đa dòng, IgG, IgA tăng, IgM bình thường hoặc giảm. Yếu tố dạng thấp (+), VS tăng, giảm bạch cầu, các yếu tố kháng nhân và protein niệu có thể tìm thấy. 80% bệnh nhân ban xuất huyết tăng globulin máu Waldenström có kháng thể Ro/SSA. -Bệnh cơ bản lành tính, nhưng mạn tính. -Điều trị: cải thiện với mang vớ ép. Steroids dùng trong các trường hợp nặng. Indomethacin và hydroxychloroquine có giá trị trong các trường hợp nhẹ. Chlorambucil giảm ban xuất huyết nhưng không hiệu quả trong các thay đổi bất thường protein. Thioguanine, dipyridamole (Persanthine), aspirin và colchicine được báo cáo có hiệu quả. -Ban xuất huyết do thuốc (Drug-induced purpura): Liên quan đến phá hủy tiểu cầu, thành mạch yếu, giao thoa với chức năng tiểu cầu hoặc viêm mạch. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu do thuốc xảy ra thường do: aspirin, NSAIDs, allopurinol, thiazides, muối vàng, sulfonamides, cephalosporin, hydralazine, phenytoin, quinidine, ticlopidine, penicillin. Việc kết hợp diphenhydramine với pyrithyldione có thể gây ban xuất huyết thành đường vằn (mottling) và các vùng hoại tử. Dấu hiệu Rumpel-Leede (các đốm xuất huyết xảy ra như trận mưa rào ngay sau khi tháo áp lực từ dây ga rô hoặc băng huyết áp kế) có liên quan với HB đa dạng do thuốc. BXH của Bateman: gặp ở người lớn tuổi hoặc người dùng corticosteroids lâu ngày, bầm máu ở lưng bàn tay và cẵng tay + những sẹo hình sao tự nhiên. -Ban xuất huyết trong bệnh máu-bệnh ác tính: ít gặp, thường thấy ở K bạch huyết, lymphoma, hội chứng tăng sinh tủy… -Ban xuất huyết đột ngột: +Còn gọi là “ban xuất huyết hoại thư” (purpura gangrenosa), rất nặng, thường xảy ra ở trẻ em sau một bệnh lý nhiễm trùng (như sốt tinh hồng nhiệt, viêm họng do Liên cầu, viêm màng não do Não mô cầu, nhiễm trùng do Phế cầu, thủy đậu ), ở trẻ sơ sinh có suy giảm protein S hoặc protein C đồng hợp tử, trong SLE, hội chứng kháng thể kháng phospholipid dạng ức chế (CAPS, catastrophic antiphospholipid antibody syndrome). Suy giảm yếu tố V Leiden có thể gây một tần suất ban xuất huyết đột ngột cao. +Đột ngột xuất hiện các vùng bầm máu rộng, đặc biệt ở tứ chi, tiến triển đến hoại tử xuất huyết da đầu chi. Sốt, shock, DIC thường kết hợp với tổn thương da, sinh thiết thấy hoại tử với các huyết khối fibrin-tiểu cầu làm nghẽn các mạch máu. +Điều trị bệnh lý nền đang tiến triển bên dưới, như kháng sinh, liệu pháp thay thế dùng huyết tương lạnh tinh khiết. Protein C và các antithrombin được dùng điều trị ở các bệnh nhân có suy giảm các yếu tố này. Nhiễm não mô cầu huyết đột ngột, một số tài liệu dùng 150UI/kg antithrombin và 250UI/kg protein C dùng tấn công, sau đó duy trì hàng ngày với liều 150UI/kg và 200UI/kg. Cắt lọc được dùng trên các bệnh nhân có tổn thương hoại tử mô sâu, có thể cắt cụt chi hoại thư. -Thiếu vitamin: chủ yếu là vitamin C, có các điểm xuất huyết quanh các nang lông, xuất huyết niêm mạc. -Các bệnh da kết hợp với ban xuất huyết (purpura – associated dermatoses): Ban xuất huyết có thể ghi nhận trong hồng ban đa dạng, viêm da do thuốc, bệnh huyết thanh, vẩy phấn hồng, lichen nitidus và Zona. Các đốm xuất huyết và bầm máu có thể kết hợp với sởi, sốt tinh hồng nhiệt, thủy đậu, viêm màng não tủy, thương hàn, parvovirus B19. Nhiễm giun lươn lan tỏa có thể gây ban xuất huyết lan rộng ở ngón cái. Ban xuất huyết cũng có thể xảy ra trong nhiễm trùng huyết, hội chứng Waterhouse-Friderichsen, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, sốt rét, lao kê, bệnh than, viêm mạch dị ứng do khiếm khuyết di truyền bổ thể C2,C4, bệnh Crohn. . BAN XUẤT HUYẾT (PURPURA) (Kỳ 5) oooOOOooo -Ban xuất huyết tăng globulin máu Waldenström (Waldenström hyperglobulinemic purpura): +Gặp ở phụ nữ trẻ. Ban xuất huyết tăng globulin. các điểm xuất huyết quanh các nang lông, xuất huyết niêm mạc. -Các bệnh da kết hợp với ban xuất huyết (purpura – associated dermatoses): Ban xuất huyết có thể ghi nhận trong hồng ban đa dạng,. nhiên. -Ban xuất huyết trong bệnh máu-bệnh ác tính: ít gặp, thường thấy ở K bạch huyết, lymphoma, hội chứng tăng sinh tủy… -Ban xuất huyết đột ngột: +Còn gọi là ban xuất huyết hoại thư”

Ngày đăng: 07/07/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan