BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Hoa hoc Thời gian làm bài: phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 142 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al 2 O 3 và kim loại R hóa trị II không đổi. − Nếu hòa tan hết hỗn hợp bằng H 2 SO 4 loãng dư thấy thoát ra 8,96 lít khí (đktc). − Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dd NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn 1 phần chất rắn không tan. Kim loại R và % khối lượng Al 2 O 3 trong hỗn hợp là A. Be; 20,10%. B. Ni; 56,67%. C. Mg; 56,67% D. Mg; 85,55%. Câu 2: Nung nóng m gam Al(NO 3 ) 3 tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí X. Dẫn khí X vào H 2 O thu được 15 lít dung dịch có pH=2. Giá trị của m: A. 15,97 B. 21,3 C. 10,65 D. 10,56 Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung của các kim loại kiềm? A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. Bán kính nguyên tử. C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất. D. Số oxi hoá của các nguyên tố trong các hợp chất. Câu 4: Cho 1,12 g bột sắt và 0,24 g bột Mg vào một bình chứa 250 ml dung dịch CuSO 4 rồi khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng. Sau phản ứng, khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO 4 trước phản ứng là A. 0,1M. B. 0,05M. C. 0,15M. D. 0,2M. Câu 5: Thêm NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl 3 . Kết tủa thu được là lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH tiêu tốn lần lượt là A. 0,03 mol và ≥ 0,04 mol B. 0,04 mol và ≥ 0,05 mol C. 0,02 mol và ≥ 0,03 mol D. 0,01 mol và ≥ 0,02mol Câu 6: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn? A. Thêm dư NaOH vào dd AlCl 3 . B. Thêm dư HCl vào dd Na[Al(OH) 4 ]. C. Thêm dư AlCl 3 vào dd NaOH. D. Thêm dư CO 2 vào dd NaOH. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây mô ta không đúng? A. Nung Cr(OH) 2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục xám sang màu lục thẫm. B. Thêm lượng dư NaOH vào dung dịch CrCl 2 thì dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu vàng. C. Thêm lượng dư NaOH vào dung dịch K 2 Cr 2 O 7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. D. Thổi khí NH 3 qua CrO 3 đốt nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm. Câu 8: Kim loại nào có thể điều chế được từ quặng boxit? A. Sắt B. Đồng C. Nhôm D. Magiê Câu 9: Nếu quy định rằng hai ion gây ra phản ứng trao đổi hay trung hòa là một cặp ion đối kháng thì nhóm ion nào cho dưới đây đối kháng với ion OH − ? A. Ca 2+ , Ba 2+ , Cl − . B. Ba 2+ , Na + , 3 NO − . C. Ca 2+ , K + , 2 4 SO − , Cl − . D. 3 HCO − , 3 HSO − , Ba 2+ , Ca 2+ . Trang 1/4 - Mã đề thi 142 Câu 10: Thể tích của dung dịch kali đicromat 0,01M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,12 mol sắt (II) sunfat trong môi trường axit sunfuric là A. 1,2 lít. B. 1 lít. C. 2 lít. D. 4 lít. Câu 11: Có sự chuyển hóa theo cân bằng sau: 2 2 2 7 2 4 Cr O H O 2CrO 2H ( ) ( )dacam vaøng − − + → + + ¬ Nếu thêm OH − vào thì sẽ có hiện tượng: A. dung dịch từ màu vàng chuyển thành không màu. B. dung dịch từ màu da cam chuyển thành màu vàng. C. dung dịch từ màu vàng chuyển thành màu da cam. D. dung dịch từ màu da cam chuyển thành không màu . Câu 12: Để phân biệt 3 chất rắn: Al 2 O 3 , MgO, CaCl 2 có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây? A. H 2 O và HCl. B. H 2 O và NaOH. C. H 2 O và H 2 SO 4 . D. H 2 O và NaCl. Câu 13: Chia 100 gam dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm 2 phần bằng nhau: − Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được 1 oxit có khối lượng 2,32 gam. − Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,87 gam kết tủa không tan trong axit. Công thức hóa học của muối có trong dung dịch đầu là A. AgNO 3 . B. Pb(NO 3 ) 2 . C. AgF. D. Ag 2 SO 4 . Câu 14: Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp X gồm N 2 O và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tính giá trị của a? A. 1,89 gam B. 19,8 gam C. 18,9 gam D. 1,98 gam Câu 15: Cho 100 ml dung dịch NaOH xM vào dung dịch chứa 0,02 mol MgCl 2 và 0,02 mol AlCl 3 . Lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Để m nhỏ nhất thì x bằng: A. 0,6. B. 1,2. C. 1,0. D. 0,8. Câu 16: Cho 15g hỗn hợp hai kim lọai Al và Mg tác dụng với dung dịch Y gồm: HNO 3 và H 2 SO 4 đặc, thu được 0,1 mol mỗi khí SO 2 , NO, NO 2 , N 2 O. phần trăm khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp đầu lần lượt là: A. 46% và 54% B. 36% và 64% C. 50% và 50% D. 63% và 37% Câu 17: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe 2 O 3 (Phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m? A. 0,540 gam B. 1,755 gam C. 1,080 gam D. 0,810 gam Câu 18: Cấu hình electron nào sau đây không đúng? A. 13 Al: [Ne]3s 2 3p 1 . B. 24 Cr: [Ar]3d 5 4s 1 . C. 24 Cr 3+ : [Ar]3d 3 . D. 24 Cr 2+ : [Ar]3d 3 4s 1 . Câu 19: Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Cr 2 (SO 4 ) 3 đến dư, hiện tượng quan sát được là A. xuất hiện kết tủa keo màu lục xám, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu trắng. B. xuất hiện kết tủa keo màu vàng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu lục. C. xuất hiện kết tủa keo màu trắng. D. xuất hiện kết tủa keo màu lục xám, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh. Câu 20: Cho hỗn hợp Na và Mg lấy dư vào 100 gam dung dịch H 2 SO 4 20% thì thể tích khí H 2 (đktc) thoát ra là A. 49,78 lít. B. 57,35 lít. C. 4,57 lít. D. 54,35 lít. Trang 2/4 - Mã đề thi 142 Câu 21: Trong số các cặp kim loại sau, cặp nào bền vững trong không khí và nước nhờ có màng ôxit bảo vệ? A. Fe và Al. B. Cu và Al. C. Al và Cr. D. Fe và Cr. Câu 22: Để bảo quản kim loại kiềm người ta làm thế nào? A. Ngâm trong rượu nguyên chất. B. Ngâm vào nước C. Giữ trong lọ kín D. Ngâm trong dầu hoả. Câu 23: Có các chất sau: NaCl, NaOH, Na 2 CO 3 , HCl. Có mấy chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 24: Vôi sống sau khi sản xuất phải bảo quản trong bao kín. Để lâu trong không khí vôi sống sẽ chết. Hiện tượng này giải thích bằng phản ứng: A. CaO + CO 2 → CaCO 3 B. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 C. Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2 O D. CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 Câu 25: Hòa tan 4,53 gam một muối kép X có thành phần: Al 3+ , + 4 NH , 2 4 SO − và H 2 O kết tinh vào nước cho đủ 100ml dung dịch Y. − Cho 20ml dung dịch Y tác dụng với dung dịch NH 3 dư được 0,156 gam kết tủa. − Lấy 10ml dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, đun nóng được 0,466 gam kết tủa và 22,4 ml khí (đktc) thoát ra. Công thức của X là A. Al 2 (SO 4 ) 3 .2(NH 4 ) 2 SO 4 .16H 2 O. B. AlNH 4 (SO 4 ) 2 .12H 2 O. C. 2Al 2 (SO 4 ) 3 .(NH 4 ) 2 SO 4 .5H 2 O. D. Al 2 (SO 4 ) 3 .(NH 4 ) 2 SO 4 .12H 2 O. Câu 26: Sục 1,568 lít CO 2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí nghiệm được dung dịch A. 0,025M B. 0,02M C. 0,03M D. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl 2 0,16M và Ba(OH) 2 x M vào dung dịch A thu được 3,94 gam kết tủa dung dịch C. Giá tri x là A. 0,015M Câu 27: Thạch cao nung có công thức là: A. CaSO 4 B. CaSO 4 .2H 2 O C. CaSO 4 .H 2 O D. CaSO 4 .nH 2 O Câu 28: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO 3 →Al(NO 3 ) 3 + N 2 O + N 2 + H 2 O Nếu tỉ lệ giữa N 2 O và N 2 là 2:3 thì sau khi cân bằng ta có tỉ lệ mol 2 : : Al N O NO n n n là: A. 23:4:6 B. 46:2:3 C. 20:2:3 D. 46:6:9 Câu 29: Trong 1 cốc đựng 200ml dung dịch AlCl 3 2M. Rót vào cốc V ml dung dịch NaOH nồng độ 2M ta thu được một kết tủa, đem sấy khô và nung nóng đến khối lượng không đổi thì được 5,1gam chất rắn thì giá trị của V là A. 150 ml hay 750 ml. B. 150 ml. C. 150 ml hay 650 ml. D. 650 ml. Câu 30: Khi thực hiện phản ứng với Nitơ, trong các kim lọai kiềm có nguyên tố phản ứng ngay ở nhiệt độ thường tạo nitrua kim loại là A. Li B. K C. Rb D. Na Câu 31: Hoà tan 9 gam hợp kim Al, Cu, Fe trong NaOH đặc nóng thu được 10,08 lít khí H 2 (đktc). % khối lượng của Al trong hợp kim là: A. 100% B. 90% C. 81% D. 8,1% Câu 32: Khi đốt cháy Li hay hợp chất chứa Li thì ngọn lửa có màu: A. xanh B. tím hoa cà C. vàng D. đỏ Trang 3/4 - Mã đề thi 142 Câu 33: Có bao nhiêu gam tinh thể NaCl tách ra khi làm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hòa từ 90 o C đến 0 o C. Biết rằng độ tan của NaCl ở 90 o C là 50 gam và ở 0 o C là 35 gam? A. 65 g. B. 80 g. C. 120 g. D. 60 g. Câu 34: Cho 3 dung dịch sau có cùng nồng độ mol/lit: NaHCO 3 , NaOH, NaHSO 4 , Na 2 CO 3 . pH của chúng tăng theo trật tự nào? A. NaOH, Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , NaHSO 4 . B. NaOH, Na 2 CO 3 , NaHSO 4 , NaHCO 3 . C. NaHSO 4 , NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , NaOH. D. NaHSO 4 , NaOH, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 . Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của kim loại X hóa trị II và kim loại Y hóa trị III bằng dd HCl ta thu được dd A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dd A được m (g) muối khan. Giá trị của m là A. 10,33 B. 9,625 C. 1,033 D. 9,526 Câu 36: Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp CuSO 4 và KCl trong đó nồng độ mol hai chất bằng nhau đến khi có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch sau khi điện phân thì màu của dung dịch sẽ A. có màu đỏ. B. có màu xanh. C. không có màu. D. không xác định được. Câu 37: Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Zn có thể dùng hóa chất nào sau đây? A. H 2 SO 4 loãng B. Dd NaOH , khí CO 2 C. H 2 SO 4 đặc nguội D. Dd NH 3 Câu 38: Phèn chua có công thức là: A. KAl 2 (SO 4 ) 5 .24H 2 O B. KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O C. K 2 Al(SO 4 ) 2 .12H 2 O D. K 2 Al 2 (SO 4 ) 6 .24H 2 O Câu 39: Nhôm oxit là A. oxit lưỡng tính, phản ứng với axit, bazơ, bền với nhiệt, không bị khử bởi các chất khử thông thường. B. oxit lưỡng tính, phản ứng với axit, bazơ , không bền, bị phân hủy ở nhiệt độ cao. C. oxit axit, phản ứng với bazo tạo nhôm hidroxit, là oxit không bền, bị nhiệt phân tạo Al kim loại D. oxit bazơ, phản ứng với axit tạo muối, bị khử bởi CO tạo Al kim loại. Câu 40: Hỗn hợp X gồm Cr và Zn được trộn theo tỉ lệ mol là 1 : 2. Hỗn hợp Y gồm Fe và Zn được trộn theo tỉ lệ mol là 1 : 2. Hỗn hợp Z gồm Cr và Fe được trộn theo tỉ lệ mol là 1 : 2. Cho m gam từng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thể tích H 2 thu được lớn nhất là A. X và Z. B. Y. C. X. D. Z. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 142