ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT ĐỀ SỐ 6 MÔN HOÁ HỌC Câu 1: Chọn câu sai : a) Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. b) Dung dịch NaHCO 3 trong nước có phản ứng kiềm mạnh. c) Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại. d) Kim loại Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện. Câu 2 : Cho 15,6g một kim loại kiềm tác dụng với nước dư thu được 4,48l H 2 (đktc). Xác định tên của kim loại kiềm? a) Li b) Na c) K d) Rb Câu 3 : Cho 8,5g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp tác dụng với H 2 O dư thu được 3,36l khí H 2 (đktc). Tên 2 kim loại kiềm là: a) Na, K b) Li, K c) K, Rb d) Li, Na Câu 4 : Muối NaHCO 3 có những tính chất nào sau đây? a) Tác dụng với H 2 SO 4 loãng b) Tác dụng với KOH c) Phản ứng thuỷ phân d) Tất cả đều đúng Câu 5 : Chọn câu đúng : a) Để điều chế kim loại kiềm, phải điện phân dung dịch muối halogenua của chúng. b) Natri hidroxit là chất rắn dễ bay hơi. c) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ không có màng ngăn thu được nước Javel. d) Để bảo quản kim loại kiềm, phải ngâm chúng trong nước. Câu 6 : Cho 200ml dung dịch NaOH 2,5M hấp thụ 4,48l (đktc) CO 2 . Xác định sản phẩm sau phản ứng? a) NaHCO 3 b) Na 2 CO 3 c) NaHCO 3 và Na 2 CO 3 d) Na 2 CO 3 và NaOH dư Câu 7 : Chọn mệnh đề sai : a) Nhận biết hợp chất Na bằng phương pháp thử màu ngọn lửa. b) Dung dịch Na 2 CO 3 có phản ứng kiềm mạnh, làm đỏ phenolftalein. c) Dung dịch NaHSO 4 tác dụng với dung dịch BaCl 2 tạo kết tủa trắng. d) Muối NaHCO 3 là hợp chất lưỡng tính. Câu 8 : Al không tác dụng với chất nào sau đây : a) Dung dịch HCl b) HNO 3 đặc, nguội c) Dung dịch NaOH d) Fe 3 O 4 , t o Câu 9 : Ion X 2+ có cấu hình e : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 nên nguyên tử của nguyên tố X có vị trí trong bảng HHTH : a) Ô 18, chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm VI. b) Ô 18, chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm II. c) Ô 20, chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm II. d) Tất cả đều sai. Câu 10 : Cho các hợp chất : NaOH, Al(OH) 3 , KOH, Mg(OH) 2 . Sắp xếp theo thứ tự tính bajơ tăng dần : a) Mg(OH) 2 < Al(OH) 3 < KOH < NaOH b) Al(OH) 3 < NaOH < Mg(OH) 2 < KOH c) KOH < NaOH < Mg(OH) 2 < Al(OH) 3 d) Al(OH) 3 < Mg(OH) 2 < NaOH < KOH Câu 11 : Một hợp kim có thành phần : 94%Al, 4%Cu, còn lại là các nguyên tố Mn, Mg, Si… có tên là : a) Hợp kim Đuyra b) Hợp kim Silumin c) Hợp kim Almelec d) Hợp kim Electron Câu 12 : Tính V dung dịch HNO 3 0,2M cần để tác dụng 5,4g Al tạo N 2 O ? a) 1,825l b) 3,75l c) 1,25l d) Kết quả khác Câu 1 3 : Phèn chua có công thức : a) Al 2 (SO 4 ) 3 .18H 2 O b) (NH 4 ) 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O c) K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O d) K 2 SO 4 .Fe 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O Câu 14 : 19,2g Mg tác dụng với HNO 3 thu được một khí duy nhất A có V = 35,84l (đktc). Xác định công thức phân tử của A ? a) N 2 b) NO c) NO 2 d) N 2 O Câu 15 : Chọn câu sai : a) Al(OH) 3 , Al 2 O 3 là những hợp chất lưỡng tính. b) Nước có chứa Ca(HCO 3 ) 2 là nước cứng vĩnh cửu. c) Nhôm hoà tan dễ dàng trong dung dịch kiềm. d) Corindon là tinh thể Al 2 O 3 trong suốt, không màu. Câu 16 : Có thể dùng chất nào sau đây để làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời ? a) Dung dịch KCl b) Dung dịch HCl c) Dung dịch Ca(OH) 2 dư d) Dung dịch Na 2 CO 3 Câu 17 : Cho 11,2 l CO 2 (đktc) qua 200ml dung dịch Ca(OH) 2 2M. Sau phản ứng thu được bao nhiêu g kết tủa ? a) 40g b) 50g c) 30g d) Kết quả khác. Câu 18 : Cho 3,9g Kali tác dụng với 101,8g H 2 O. Tính C% của dung dịch thu được? a) 3,83% b) 5,3% c) 5,5% d) Kết quả khác. Câu 19 : Phản ứng nào sau đây không thu được kết tủa ? a) Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 vào dung dịch AlCl 3 đến dư. b) Sục khí CO 2 vào dung dịch NaAlO 2 đến dư. c) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO 3 ) 3 đến dư. d) Nhỏ dung dịch NaHCO 3 vào dung dịch Ba(OH) 2 . Câu 20 : Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn sẽ thu được NaOH có lẫn tạp chất NaCl (dung dịch A). Bằng phương pháp nào sau đây để thu được NaOH tinh khiết ? a) Dung dịch A tác dụng với AgNO 3 . b) Dung dịch A tác dụng với H 2 SO 4 đặc. c) Cho dung dịch bay hơi nước. d) Tất cả đều sai. Câu 21 : Để điều chế Ba kim loại, người ta có thể dùng các phương pháp sau : 1. Điện phân dung dịch BaCl 2 có vách ngăn xốp. 2. Điện phân BaCl 2 nóng chảy có vách ngăn xốp. 3. Dùng Al để đẩy Ba ra khỏi BaO (phương pháp nhiệt nhôm). 4. Dùng K để đẩy Ba ra khỏi dung dịch BaCl 2 Chọn phương pháp thích hợp sau : a) Phương pháp 2 b) Phương pháp 2, 3 c) Phương pháp 2, 4 d) Phương pháp 1, 2 Câu 22 : Để điều chế Na kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau : 1. Điện phân NaCl nóng chảy. 2. Điện phân NaOH nóng chảy. 3. Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn xốp. 4. Dùng K để đẩy Na ra khỏi dung dịch NaCl. Chọn phương pháp thích hợp : a) Phương pháp 1 b) Phương pháp 1, 2 c) Phương pháp 1, 2, 3 d) Phương pháp 1, 2, 4 Câu 23 : Trong phân nhóm chính nhóm II. Chọn kim loại dễ mất e nhất và kim loại khó mất e nhất trong các kết quả theo thứ tự trên : a) Ca, Be b) Ba, Mg c) Ba, Be d) Sr, Mg Câu 24 : Cho các phát biểu sau : 1. Kim loại kiềm là kim loại có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại. 2. Một số kim loại kiềm nhẹ hơn nước. 3. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều phản ứng mạnh với nước. 4. Kim loại kiềm có tỉ trọng và nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn kim loại kiềm thổ cùng chu kỳ. Chọn các phát biểu đúng : a) Phát biểu 1, 2 b) Phát biểu 1, 2, 3 c) Phát biểu 2, 3 d) Phát biểu 1, 2, 4 Câu 25 : Để có được NaOH, cần phải : 1. Điện phân dung dịch NaCl. 2. Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn xốp. 3. Thêm một lượng vừa đủ Ba(OH) 2 vào dung dịch Na 2 CO 3 . 4. Nhiệt phân Na 2 CO 3 -> Na 2 O + CO 2 và sau đó cho Na 2 O tác dụng với H 2 O Chọn phương pháp thích hợp : a) Phương pháp 2, 3 b) Phương pháp 1 c) Phương pháp 2 d) Phương pháp 1,4 Câu 26 : Trong các phát biểu sau đây về độ cứng của nước : 1. Đun sôi nước ta chỉ loại được độ cứng tạm thời. 2. Có thể dùng Na 2 CO 3 để loại cả 2 độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu. 3. Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước. 4. Có thể dùng Ca(OH) 2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước. Chọn phát biểu đúng : a) Phát biểu 2 b) Phát biểu 1, 2, 4 c) Phát biểu 1, 2 d) Phát biểu 4 Câu 27 : Trong các phát biểu sau đây về độ cứng của nước : 1. Độ cứng vĩnh cửu do các muối Clorua, Sunfat Ca và Mg. 2. Độ cứng tạm thời do Ca(HCO 3 ) 2 , Mg(HCO 3 ) 2 . 3. Có thể loại độ cứng của nước bằng dung dịch NaOH. 4. Có thể loại hết độ cứng của nước bằng dung dịch H 2 SO 4 . Chọn phát biểu đúng : a) Phát biểu 1, 2, 3 b) Phát biểu 3, 4 c) Phát biểu 1, 2, 4 c) Phát biểu 1,2 Câu 28 : Có các chất sau : NaCl 2 , Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 , HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là : a) Na 2 CO 3 b) Ca(OH) 2 c) Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 , HCl d) Cả a và b Câu 29 : Trong các phản ứng sau : 1. Điện phân NaOH nóng chảy. 2. Điện phân NaCl nóng chảy. 3. Điện phân dung dịch NaCl. 4. Cho dung dịch NaOH tác dụng dung dịch HCl. Phản ứng nào ion Na + bị khử ? a) Phản ứng 1 b) Phản ứng 2 c) Phản ứng 2, 3, 4 d) Phản ứng 1, 2 Câu 30 : Sục khí CO 2 dư vào dung dịch NaAlO 2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra : a) Có kết tủa . b) Dung dịch vẫn trong suốt. c) Có kết tủa Al(OH) 3 sau đó kết tủa tan trở lại. d) Có kết tủa Nhôm Cacbonat Câu 31 : Sục khí CO 2 dư vào dung dịch Ca(OH) 2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? a) Có kết tủa trắng. b) Có kết tủa sau đó kết tủa tan dần. c) Dung dịch vẫn trong suốt. d) Có kết tủa xanh lam. Câu 32 : Dẫn khí NH 3 đến dư vào dung dịch AlCl 3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? a) Dung dịch vẫn trong suốt. b) Có kết tủa trắng keo. c) Có kết tủa sau đó kết tủa tan. d) Có kết tủa đỏ nâu. Câu 33 : Khi thêm Na 2 CO 3 vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? a) Nước vẫn trong suốt. b) Có kết tủa Nhôm Cacbonat. c) Có kết tủa Al(OH) 3 . d) Có kết tủa Al(OH) 3 sau đó kết tủa tan trở lại. Câu 34 : Khi điện phân Al 2 O 3 nóng chảy, người ta thêm chất Cryolit Na 3 AlF 6 với mục đích: 1. Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 . 2. Làm cho tính dẫn điện cao hơn. 3. Để được F 2 bên Anốt thay vì là O 2 . 4. Hỗn hợp Al 2 O 3 + Na 3 AlF 6 nhẹ hơn Al nên nổi lên trên, bảo vệ Al nóng chảy nằm phía dưới khỏi bị không khí oxi hoá. Trong các mục đích trên, chọn mục đích đúng : a) Mục đích 1 b) Mục đích 1, 2 c) Mục đích 2, 3 d) Mục đích 1, 2, 4 Câu 35 : Cho các dung dịch muối : NaHCO 3 , NaCl, Na 2 CO 3 , CaCl 2 , Ba(NO 3 ) 2 . Dung dịch muối nào làm quỳ tím hoá xanh : a) NaHCO 3 b) CaCl 2 c) Na 2 CO 3 , Ba(NO 3 ) 2 d) NaHCO 3 , Na 2 CO 3 Câu 36 : Điện phân muối Clorua kim loại kiềm nóng chảy, người ta thu được 0,896l khí (đktc) ở Anốt và 3,12g kim loại ở Katốt. Công thức hoá học của muối đã điện phân là : a) NaCl b) KCl c) LiCl d) RbCl Câu 37 : Cho 10ml dung dịch muối Canxi tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 dư thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 0,28g chất rắn. Nồng độ mol/l của ion Ca 2+ trong dung dịch đầu là : a) 0,25M b) 0,75M c) 0,6M d) 0,5M Câu 38 : Dẫn V(l) CO 2 qua 2 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,02M thu được 1g kết tủa. V(l) CO 2 đã dùng là : a) 0,224l b) 0,896l c) 1,568l c) Kết quả khác. Câu 39 : Hoà tan 0,54g một kim loại M có hoá trị n không đổi trong 100ml dung dịch H 2 SO 4 0,4M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định hoá trị n và kim loại M. a) n = 2, Zn b) n = 2, Mg c) n = 1, K d) n = 3, Al Câu 40 : Trộn 6,84g Al với 1,6g Fe 2 O 3 . Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng với NaOH dư có 1,344 lít H 2 (đktc) thoát ra. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm ? a) 100% b) 85% c) 80% d) 75% . ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT ĐỀ SỐ 6 MÔN HOÁ HỌC Câu 1: Chọn câu sai : a) Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt. Hoà tan 0,54g một kim loại M có hoá trị n không đổi trong 100ml dung dịch H 2 SO 4 0,4M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định hoá trị n và kim loại M. a) n =. ứng? a) NaHCO 3 b) Na 2 CO 3 c) NaHCO 3 và Na 2 CO 3 d) Na 2 CO 3 và NaOH dư Câu 7 : Chọn mệnh đề sai : a) Nhận biết hợp chất Na bằng phương pháp thử màu ngọn lửa. b) Dung dịch Na 2 CO 3 có