ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT ĐỀ SỐ 5 MÔN HOÁ HỌC Câu 1: Nguyên tử kim loại kiềm có lớp electron ngoài cùng được xây dựng: a) ns 2 b) ns 1 c) np 1 d) ns 2 np 1 Câu 2: Cấu hình eclectron có phân lớp eclectron cuối cùng 3p 6 là của: a) Ar (Z = 18) b) - Cl (Z = 17) c) Ca 2+ (Z = 20) d) a,b,c đều đúng Câu 3: Na (Z = 11), Mg (Z = 12) , Al (Z = 13) cấu tạo nguyên tử đều giống nhau về: a) Số eclectron hóa trị b) Bán kính nguyên tử c) Số lớp eclectron d) Số electron ngoài cùng Câu 4: Tính kim loại theo thứ tự Na, Mg, Al sắp xếp theo chiều: a) Tăng dần b) Giảm dần c) Không đổi d) tăng sau đó giảm Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố kim loại có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây: a) Ca b) Ba c) Na d) Al Câu 6: Kim loại Kiềm là kim loại: a) Mềm b) Khối lượng riêng nhỏ c) Nhiệt độ nóng chảy thấp d) a,b,c đều đúng Câu 7: Nhôm là kim loại: a) Màu trắng bạc, mềm, khối lượng riêng lớn, dẫn nhiệt tốt. b) Màu trắng bạc, mềm, khối lượng riêng nhỏ, dẫn điện tốt. c) Màu xám, mềm, khối lượng riêng nhỏ, dẫn nhiệt tốt. d) Màu trắng bạc, cứng, khối lượng riêng nhỏ, dẫn điện tốt. Câu 8: Để bảo vệ kim loại kiềm bằng cách: a) Ngâm trong nước c) Ngâm trong dầu hoả b) Ngâm trong axit d) Để trong lọ thuỷ tinh đậy kín. Câu 9: Phương pháp dùng điều chế các kim loại Na, Ca, Al là: a) Điện phân nóng chảy b) Thuỷ luyện c) Thuỷ phân d) Nhiệt luyện Câu 10: Kim loại nào sau đây được dùng nhiều để đóng gói thực phẩm? a) Sn b) Al c) Zn d) Pb Câu 11: Không gặp kim loại kiềm và kiềm thổ ở dạng tự do trong tự nhiên vì: a) Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ. b) Đây là những kim loại hoạt động rất mạnh. c) Đây là những kim loại được điều chế bằng cách điện phân d) Đây là những kim loại nhẹ . Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước thu được dung dịch A. Sục V khí CO 2 vào dung dịch A thu được 2,5 gam kết tủa. Tính V (đktc). a) 0,56 lít b) 8,4 lít c) 8,96 lít d) a hoặc b Câu 13: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na + ; 0,02 mol Ca 2+ ; 0,01 mol Mg 2+ ; 0,05 mol - 3 HCO và 0,02 mol - Cl . Nước trong cốc là: a) Nước mềm b) Nước cứng tạm thời c) nước cứng vĩnh cửu d) Nước cứng toàn phần Câu 14: Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl , nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hoà tan Al sẽ : a) Xảy ra chậm hơn b) Xảy ra nhanh hơn c) Không thay đổi d) Tất cả đều sai . Câu 15: Để thu được kết tủa Al(OH) 3 người ta dùng cách nào sau đây ? a) Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 dư . b) Cho nhanh dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 dư . c) Cho từ từ dung dịch AlCl 3 vào dung dịch NaOH dư . d) Cho nhanh dung dịch AlCl 3 vào dung dịch NaOH dư . Câu 16: Có 3 chất rắn là Mg, Al, Al 2 O 3 đựng trong 3 lọ riêng biệt. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết mỗi chất là chất nào sau đây ? a) HCl đặc b) H 2 SO 4 đặc, nguội c) Dung dịch NaOH d) b và c đều đúng Câu 17: Kết luận nào sau đây là không đúng đối với Al ? a) Nguyên tố p c) Có bán kính nguyên tử nhỏ hơn Mg b) Nguyên tố lưỡng tính d) ở trạng thái cơ bản có 1 electron độc thân Câu 18: Hợp chất nào sau đây là thành phần chính của Thạch cao ? a) Na 2 CO 3 .10H 2 O b) CaSO 4 .2H 2 O c) CuSO 4 .5H 2 O d) CaCl 2 .6H 2 O Câu 19: Khi điện phân dung dịch KCl có màng ngăn thì anot thu được : a) Cl 2 b) H 2 c) KOH và H 2 d) Cl 2 và H 2 Câu 20: Cho các kim loại : Na, ba, Mg, Al. Kim loại tác dụng được với nước trong điều kiện thường là : a) Cả 4 kim loại b) Na, Ba, Mg c) Na, Ba, Al d) Na, Ba Câu 21: Cho 200ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl 3 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/lít của dung dịch KOH là: a) 1,5mol/lít b) 3,5mol/lít c)1,5 mol/lít hoặc 3,5mol/lít d) 2mol/lít hoặc 3mol/lít. Câu 22: Dung dịch NaHCO 3 trong nước có: a) Tính kiềm mạnh b) Tính kiềm yếu c) Tính axit mạnh d) Tính axit yếu Câu 23: Có 4 chất rắn: Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , CaCO 3 , CaSO 4 2H 2 O. Để phân biệt được 4 chất rắn trên chỉ dùng: a) Nước và dung dịch NaOH b) Nước và dung dịch NH 3 c) Nước và dung dịch HCl d) Nước và dung dịch BaCl 2 Câu 24: Hoà tan 1,4 gam kim loại kiềm trong 100gam nước thu được 101,2 gam dung dịch bazơ. Kim loại đó là: a) Li b) Na c) K d) Rb Câu 25: Cho 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H 2 (đktc). Thành phần % khối lượng Al và Mg lần lượt là: a) 69,23% ; 30,77% b) 34,6% ; 65,4% c) 38,46% ; 61,54% d) 51,92% ; 40,08% Câu 26: Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO 2 thì hiện tượng xảy ra: a) Không có hiện tượng gì b) Lúc đầu có kết tủa sau đó tan hết c) Có kết tủa sau đó tan một phần d) Có kết tủa không tan Câu 27: Để làm mềm nước cứng tạm thời thì dùng hoá chất nào sau đây? a) Ca(OH) 2 vừa đủ b) Na 2 CO 3 c) HCl d) a,b đều đúng Câu 28: Cho các dung dịch AlCl 3 , NaCl , MgCl 2 , H 2 SO 4 . Chỉ được dùng thêm một thuốc thử thì dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên? a) Dung dịch NaOH b) Dung dịch BaCl 2 c) Dung dịch AgNO 3 d) Dung dịch quỳ tím Câu 29: Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp Na 2 CO 3 và KHCO 3 vào dung dịch HCl. Cho khí thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thì lượng kết tủa tạo ra là: a) 0,1gam b) 1gam c) 10gam d) 100gam Câu 30: Phản ứng nung vôi: CaCO 3 CaO + CO 2 + thu nhiệt. Để thu được nhiều vôi (CaO) thì: a) Đập CaCO 3 thành từng cục nhỏ vừa phải c) Tăng nhiệt độ b) Thổi khí CO 2 ra khỏi hệ d) a,b,c đều đúng Câu 31: Cho 0,3 mol Fe x O y tham gia phản ứng nhiệt nhôm thấy tạo ra 0,4 mol Al 2 O 3 . Công thức oxit sắt là: a) FeO b) Fe 2 O 3 c) Fe 3 O 4 d) Không xác định được Câu 32: Al(OH) 3 không tan trong dung dịch nào sau đây? a) Na 2 CO 3 b) NH 3 c) H 2 SO 4 d) KHSO 4 Câu 33: Trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra phản ứng với NaHCO 3 khi: a) Đun nóng b) Tác dụng với axit c) Tác dụng với kiềm d) Tác dụng với CO 2 Câu 34: Tác hại nào sau đây do nước cứng gây ra ? a) Tạo lớp cặn trắng ở đáy nồi khi đun sôi nước. b) Làm giảm mùi vị của thực phẩm khi nấu trong nước cứng c) Làm mất tác dụng tẩy rửa của xà phòng d) Cả a,b,c Câu 35: Cho x mol NaAlO 2 tác dụng với dung dịch có chứa y mol HCl, với điều kiện nào của x, y thì xuất hiện kết tủa ? a) y < 4x b) y > 4x c) y = 4x d) y ≥ 4x Câu 36: Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với axit HCl dư thì thu được 3,36 lít H 2 (đktc). Hai kim loại đó là: a) Be và Mg b) Mg và Cac) Ca và Sr d) Sr và Ba Câu 37: Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa CaCO 3 ? a) Đá vôi b) Đá phấn c) Thạch cao d) Đá hoa cương Câu 38: Trong số các phương pháp làm mềm nước, phương pháp nào sau đây chỉ làm mất nước cứng tạm thời ? a) Phương pháp hoá học b) Phương pháp đun sôi nước c) Phương pháp cất nước d) Phương pháp trao đổi ion Câu 39: Điện phân muối Clorua kim loại kiềm nóng chảy thì thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đó là: a) KCl b) NaCl c) LiCl d) RbCl Câu 40: Dẫn khí CO 2 điều chế được bằng cách cho 100gam CaCO 3 tác dụng với dung dịch HCl dư đi vào dung dịch có chứa 60 gam NaOH. Khối lượng muối Natri điều chế được: a) 42 gam b) 53 gam c) 95 gam d) 59 gam - Hết - ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 1b 2d 3c 4b 5d 6d 7b 8c 9a 10b 11b 12d 13d 14b 15a 16c 17b 18b 19a 20d 21c 22b 23c 24a 25b 26b 27d 28a 29c 30d 31c 32b 33d 34d 35a 36b 37c 38b 39a 40c . ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT ĐỀ SỐ 5 MÔN HOÁ HỌC Câu 1: Nguyên tử kim loại kiềm có lớp electron ngoài cùng được xây. Ar (Z = 18) b) - Cl (Z = 17) c) Ca 2+ (Z = 20) d) a,b,c đều đúng Câu 3: Na (Z = 11), Mg (Z = 12) , Al (Z = 13) cấu tạo nguyên tử đều giống nhau về: a) Số eclectron hóa trị b) Bán kính nguyên. Phương pháp dùng điều chế các kim loại Na, Ca, Al là: a) Điện phân nóng chảy b) Thuỷ luyện c) Thuỷ phân d) Nhiệt luyện Câu 10: Kim loại nào sau đây được dùng nhiều để đóng gói thực phẩm? a) Sn b)