THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC (DRUG-INDUCED PIGMENTATION) (Kỳ 5) oooOOOooo 6-Azidothymidine: -Azidothymidine, còn gọi là AZT hoặc zidovudine, sử dụng trong liệu pháp kháng retrovirus hiêu lực cao (HAART) dành cho bệnh nhân HIV. Gây ra rối loạn sắc tố ở móng và tăng sắc tố màu nâu ở da-niêm mạc. -Báo cáo về thay đổi ở móng liên quan với thuốc bao gồm rối loạn sắc tố lan tỏa có màu xanh (blue) và có các dải dọc hoặc dải ngang bắt đầu từ phần gần của giường móng. -Mô học, có tích tụ melanin dài theo lớp đáy của thượng bì và bên trong các mô bào ở lớp bì. -Rối loạn sắc tố ở da và móng giảm chậm sau khi ngưng thuốc. 7-Clofazimine: -Clofazimine sử dụng trong điều trị xơ cứng mũi (rhinoscleroma), lupus dạng đĩa, bệnh phong, và các nhiễm khuẩn do Mycobacterium khác; gây ra rối loạn sắc tố màu đỏ sậm (reddish), lan tỏa ở da và kết mạc mắt trong vòng vài tuần đầu sau khi dùng. -Khi dùng kéo dài, bệnh nhân phát triển rối loạn sắc tố da màu tím-nâu (violet-brown) hoặc màu xanh lá cây (bluish) ở hầu hết các tổn thương da. -Mô học thấy tích tụ thuốc bên trong các đại thực bào, mô dưới da và lớp mỡ của nội tạng; tăng tích tụ melanin ở thượng bì với các thể ceroid lipofuscin. -Thay đổi sắc tố mất đi từ từ khi thuốc ngưng sử dụng. 8-Các thuốc hướng tâm thần (psychotropic drugs): -Các thuốc chống rối loạn tâm thần gây ra tác dụng phụ ở khoảng 5% bệnh nhân; các bệnh nhân dùng phenothiazine, imipramine, despiramine có tần suất cao phát triển sắc tố màu lam (slate) hoặc xanh-xám ở các vùng da tiếp xúc ánh sáng. -Cũng thuộc nhóm phenothiazine, chlorpromazine cũng thường gây phản ứng liên quan đến thuốc. Thuốc này gây rối loạn sắc tố có màu đỏ tía ở mặt và tứ chi, phân bố rải rác, có thể có ở giường móng và phần tiếp xúc bên ngoài của mắt. Các rối loạn sắc tố phát triển sau một giai đoạn dùng thuốc liều cao kéo dài và mất đi chậm nếu thay thế bằng một thuốc khác, như là levomepromazine. Mô học, các hạt sắc tố nhìn thấy ở các đại thực bào quanh các mạch máu nông tại lớp bì, phân tích siêu cấu trúc thấy các hạt tích điện có thành phần là melanin và phức hợp chuyển hóa melanin-thuốc. -Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (tricyclic antidepressant), đặc biệt là imipramine và despiramine, có thể gây rối loạn sắc tố màu xanh hoặc màu lam ở vùng da tiếp xúc ánh sáng. Khảo sát bệnh học thấy các hạt màu nâu thành phần là phức hợp melanin-thuốc tự do (dọc theo màng đáy) và tích tụ bên trong các đại thực bào ở lớp bì. Thay thế các thuốc này bằng các thuốc chống trầm cảm khác làm giảm nhanh các rối loạn sắc tố. Hơn nữa, laser Q-switched alexandrite làm giảm nhanh các hạt sắc tố tạo ra do imipramine. 9-Các thuốc khác: -Một số thuốc gây rối loạn sắc tố ở da-niêm mạc bao gồm thuốc ngừa thai uống, psoralen, hydroquinone dạng thoa. Khoảng 30% phụ nữ sử dụng liệu pháp estrogen đường uống được báo cáo phát triển sắc tố giống như xạm da (melasmalike) ở mặt. Việc ngưng liệu pháp hormone phối hợp với tránh ánh nắng cho phép giảm tình trạng tăng sắc tố. -Psoralen thường dùng điều trị vẩy nến và bạch biến. Khi dùng cùng với tia UV, các hóa chất này gây thay đổi sắc tố da với sự tăng sinh hắc tố bào, tăng sản xuất và vận chuyển melanin. -Hydroquinone là một hóa chất làm trắng loại hydroxyphenolic dùng trong điều trị tăng sắc tố da. Dùng thoa có thể gây thay đổi sắc tố màu xanh-xám giống như bệnh mô xám nâu (ochronosis) , rõ nhất ở người da sậm màu. 10-Các chất hóa học khác: -Giảm sắc tố, trắng da có thể gây ra do: các hợp chất phenolic, hydroquinone, mono benzyl ether hydroquinone, hợp chất sulfhydryl (như sulfanilic acid, azelaic acid, kojic acid), corticosteroid. -Hydroquinone và azelaic acid có thể gây ức chế tyrosinase, một enzyme cần cho sự sản xuất melanin. Phenol và monobenzyl ether hydroquinone gây độc hắc tố bào và làm mất sắc tố vĩnh viễn. -Corticosteroid, dùng dạng thoa hoặc tiêm tại sang thương, có thể làm giảm sắc tố. Sự giảm sắc tố xảy ra do ức chế hắc tố bào sản xuất melanin; tiêm tại sang thương có thể gây mất sắc tố vệ tinh hoặc thành đường xuất phát từ vị trí tiêm và lan tràn do đường bạch huyết.Dạng mất sắc tố này có thể mất đi qua nhiều tháng, nhiều năm. . THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC (DRUG-INDUCED PIGMENTATION) (Kỳ 5) oooOOOooo 6-Azidothymidine: -Azidothymidine, còn gọi là AZT hoặc zidovudine, sử dụng trong liệu. cho bệnh nhân HIV. Gây ra rối loạn sắc tố ở móng và tăng sắc tố màu nâu ở da-niêm mạc. -Báo cáo về thay đổi ở móng liên quan với thuốc bao gồm rối loạn sắc tố lan tỏa có màu xanh (blue) và có. hydroquinone gây độc hắc tố bào và làm mất sắc tố vĩnh viễn. -Corticosteroid, dùng dạng thoa hoặc tiêm tại sang thương, có thể làm giảm sắc tố. Sự giảm sắc tố xảy ra do ức chế hắc tố bào sản xuất melanin;