THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC (DRUG-INDUCED PIGMENTATION) (Kỳ 4) oooOOOooo 3-Các kim loại nặng (heavy metals): Các kim loại nặng như vàng, bạc, bismuth, thủy ngân được biết có khả năng gây rối loạn sắc tố. Tỷ lệ lưu hành của chung hiện nay giảm do ít dùng trong thực hành lâm sàng. 3.1. Hiện nay, sulfadiazine bạc được xem như là tiêu chuẩn chăm sóc trong trị liệu bỏng; nghề nghiệp có tiếp xúc hoặc điều trị y khoa với các nguồn lớn muối bạc cũng gây ra tiếp xúc với bạc. Bất dung nạp hệ thống với bạc gây rối loạn sắc tố màu lam-xám (slate-gray) toàn thân, gọi là chứng da nhiễm bạc (argyria), Rối loạn sắc tố da nổi bật ở các vùng tiếp xúc ánh nắng và thường xuất hiện ở móng, củng mạc mắt, niêm mạc, các nếp trên da. Rối loạn sắc tố cũng có thể khu trú tại nơi thoa thuốc và nơi tiếp xúc với bạc như chổ đeo bông tai và kim châm cứu (acupuncture), Mô học, các hạt bạc được tìm thấy tích tụ ở màng đáy, các tuyến mồ hôi nước, các sợi đàn hồi của vùng dưới bì; các hạt này kích thích sản xuất melanin từ các hắc tố bào. Rối loạn sắc tố giảm chậm sau khi ngưng sử dụng thuốc. 3.2. Vàng là một kim loại nặng khác được dùng hiện nay để điều trị thay thế trong các bệnh nhân pemphigus vulgaris, thấp khớp, viêm khớp do vẩy nến. Sử dụng kéo dài với liều tích lũy tối thiểu 20mg/kg có thể gây tăng sắc tố màu xanh- xám (bleu-gray) ở vùng da tiếp xúc ánh nắng (sun-exposed skin), gọi là chứng đọng muối vàng ở mô (chrysiasis), chúng có thể tồn tại lâu dài ở quanh mắt. Thay đổi sắc tố khu trú do đeo nữ trang bằng vàng cũng đã được báo cáo; tuy nhiên, vàng không là nguyên nhân gây rối loạn sắc tố ở móng hoặc niêm mạc như bạc. Sinh thiết xác định các mảnh vàng bên trong các thể lysosome của đại thực bào ở lớp bì và quanh các mạch máu. Tránh tiếp xúc ánh nắng cùng với tạm ngưng (cessation) sử dụng vàng cho phép giảm chậm các rối loạn sắc tố. 3.3. Tiêm muối sắt vào lớp bì có thể gây rối loạn sắc tố màu xanh-xám tại chổ tiêm lâu dài; hình ảnh này cũng xảy ra ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt hoặc sau khi dùng ferric subsulfate (Monsel solution) như là một chất cầm máu (hemostatic). Mô học, tích tụ các mảnh sắt trong các đại thực bào hoặc dọc theo các sợi collagen ở lớp bì. 4- Tetracycline: -Rối loạn sắc tố là hiệu ứng phụ gây lúng túng liên quan với nhóm Tetracycline, đặc biệt là với minocycline. Nhóm Tetracycline, bao gồm cả minocycline, gây rối loạn sắc tố có màu nâu (brown) ở răng của trẻ em, chỉ nên dùng thuốc nhóm này cho trẻ trên 9 tuổi. -Minocycline là kháng sinh tan trong mỡ (lipid-soluble) và tác động chống viêm thường dùng điều trị mụn trứng cá hoặc các tình trạng viêm khác; tác dụng phụ trên da xảy ra do dùng thường xuyên, tăng sắc tố xảy ra khoảng 3-5% tất cả bệnh nhân sử dụng lâu dài -Hơn nữa khi dùng với chu kỳ kéo dài, các yếu tố nguy cơ khác như là liều tích lũy cao, tăng tiếp xúc ánh nắng, thay đổi da do viêm đã được nhận thấy làm gia tăng nguy cơ tăng sắc tố liên quan với minocycline. -Minocycline gây 3 loại rối loạn sắc tố: +Type I là rối loạn sắc tố màu xanh-đen (blue-black) khu trú ở mô sẹo và các vị trí sau viêm; các rối loạn sắc tố này gây ra do tích tụ hemosiderin và/hoặc sắt chelate ở lớp bì, +Type II là rối loạn sắc tố màu xanh-xám (blue-gray) trên da thường tại tứ chi, đạc biệt là vùng trước cẳng chân (có thể giống hệt rối loạn sắc tố do thuốc chống sốt rét). Các thay đổi này do tích tụ melanin và các hạt chứa sắt ở lớp bì và mô dưới da (subcutis), +Type III là tăng sắc tố màu nâu (brown) toàn thân thấy rõ ở vùng da tiếp xúc ánh nắng , do gia tăng melanin ở lớp đáy (không có tích tụ sắt). -Nhận xét trên lâm sàng, các mô khác như củng mạc mắt, niêm mạc miệng, tuyến giáp, vú, động mạch chủ, xương, hạch lympho có thể biểu hiện rối loạn sắc tố. -Mô học tuỳ thuộc vào các type lâm sàng của rối loạn sắc tố. -Tạm ngưng điều trị bằng minocycline làm phai đi các rối loạn sắc tố, mặc dù một số trường hợp không hoàn toàn mất hẳn. -Các năm gần đây, Laser xóa vết xăm (tattoo) như laser Q-switched ruby nhận thấy có hiệu quả làm giảm thiểu rối loạn sắc tố sau khi đã ngưng minocyclie. 5-Amiodarone: -Amiodarone là một thuốc dãn mạch vành dùng điều trị loạn nhịp tim (cardiac arrhythmia), có thể gây rối loạn sắc tố màu xanh-xám (blue-gray) hoặc tím (violaceous) ở vùng da tiếp xúc ánh nắng và các chấm nhỏ màu vàng-nâu (yellow-brown) ở giác mạc mắt -Thay đổi sắc tố thường phát triển sau điều trị kéo dài (≥ 6 tháng); nguy cơ các tác dụng phụ trên da gia tăng với chu kỳ dùng thuốc kéo dài và liều lớn hơn 400mg/ngày. -Đa số theo thời gian, rối loạn sắc tố sẽ tiến triển bởi phản ứng dị ứng ánh sáng. -Khảo sát mô bệnh học thấy tích tụ các hạt màu vàng-nâu và lipofuscin bên trong các đại thực bào ở lớp bì; kính hiển vi điện tử xác định trong các thể chứa các hạt chứa bên trong tiểu thể xếp thành lá (intralysosomal laminated) mỏng. -Rối loạn sắc tố giảm chậm trong nhiều tháng, nhiều năm sau khi ngưng thuốc, mặc dù rối loạn sắc tố có thể vĩnh viễn. . THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC (DRUG-INDUCED PIGMENTATION) (Kỳ 4) oooOOOooo 3-Các kim loại nặng (heavy metals): Các kim loại. xúc ánh nắng, thay đổi da do viêm đã được nhận thấy làm gia tăng nguy cơ tăng sắc tố liên quan với minocycline. -Minocycline gây 3 loại rối loạn sắc tố: +Type I là rối loạn sắc tố màu xanh-đen. thể giống hệt rối loạn sắc tố do thuốc chống sốt rét). Các thay đổi này do tích tụ melanin và các hạt chứa sắt ở lớp bì và mô dưới da (subcutis), +Type III là tăng sắc tố màu nâu (brown) toàn