ke hoach to chuc thi tro choi dan gian

3 2.3K 9
ke hoach to chuc thi tro choi dan gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT-TP VŨNG TÀU TRƯỜNG T.H CHÍ LINH KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ BÀI HÁT DÂN CA VÀO CÁC TIẾT HỌC HĐNGLL, SINH HOẠT SAO - ĐỘI, GIỜ RA CHƠI Năm học: 2009 - 2010 - Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường năm học 2009 – 2010 - Căn cứ vào phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, Học sinh tích cực” của PGD - Căn cứ vào kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2009 – 2010. I.MỤC ĐÍCH: - Giúp cho HS biết về các trò chơi dân gian và bài hát dân ca của dân tộc. Qua đó giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước - Giúp cho các em vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng - Tránh cho các em chơi những trò chơi nguy hiểm, không an toàn - Qua đó, HS thể hiện được sự thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo và phát huy năng khiếu văn nghệ cho các em. II.Yêu cầu: - Tất cả các Hs đều được tham gia chơi các trò hơi dân gian và các bài hát dân ca. - Các trò chơi dân gian phải có tích chất vui chơi giải trí, phù hợp với điều kiện sân bãi của nhà trường và không gây nguy hiểm cho các em trong khi chơi. - Các bài hát dân ca phải phù hợp với lứa tuổi của các em. - Nhà trường sẽ chọn lựa và đưa ra một số trò chơi thích hợp cho các GV lựa chọn để tổ chức cho HS chơi. III.HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Đối với các trò chơi dân gian: a. Lồng ghép vào các tiết học HĐNGLL: * Thời gian: - Lớp 1 buổi: Học 1 buổi (2 tiết) / tháng: Lồng ghép vào HĐNGLL (Yêu cầu các tiết HĐNGLL phải có nội dung trò chơi dân gian trong buổi học) - Lớp bán trú : Từ 1 – 2 tiết/ tuần: Lồng ghép vào HĐNGLL (Có ít nhất ½ số tiết dạy HĐNGLL lồng ghép nội dung trò chơi dân gian (tuỳ theo thời khoá biều)). * Địa điểm: Tùy vào điều kiện sân bãi, không gian (trong phòng học hoặc ngoài trời) để chọn và tổ chứctrò chơi thích hợp. * Yêu cầu: Các trò chơi dân gian phải an toàn, vệ sinh, không gây nguy hiểm cho HS. * Lưu ý: Các trò chơi dân gian được lồng ghép vào các tiết HĐNGLL phải được thể hiện rõ trên nội dung bài sọan giáo án. Ban HĐNGLL sẽ kiểm tra giáo án và thực tế dạy học của các GV để đánh giá. b. Lồng ghép vào tiết sinh hoạt Đội – Sao: (2 lần/ tháng) * TPT sẽ lên kế hoạch lồng ghép trò chơi dân gian vào các tiết sinh hoạt sao - đội 1 cách phù hợp. * Các tiết sinh hoạt Đội: Ban chỉ huy chi đội tổ chức cho các bạn trong lớp tham gia chơi trò chơi dân gian theo kế hoạch. * Các tiết sinh hoạt sao: Phụ trách sao + GVCN sẽ hướng dẫn HS tham gia chơi trò chơi dân gian theo đúng kế hoạch. * Địa điểm: Tùy vào tình hình thực tề để tổ chức sinh hoạt và chơi trò chơi dân gian. * TPT Đội: Mờ lớp bồi dưỡng cho ban chỉ huy Chi đội, Liên đội, phụ trách sao 1 số trò chơi dân gian phù hợp để các em biết cách chơi và hướng dẫn các bạn cùng chơi. c. Lồng ghép TTDG vào giờ ra chơi: * Hình thức: GVCN tập trung HS theo đơn vị lớp xuống sân trường vào giờ ra chơi và tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian ngay dưới sân trường * Thời gian: - Các HS khối 4 + 5 : tham gia chơi trò chơi dân gian vào thứ 4,6 - các HS khối 1 + 2 + 3 tham gia chơi trò chơi dân gian vào thứ 3,5 * Địa điểm: Tại sân trường * Yêu cầu: các GVCN phải đăng kí trò chơi vào đầu tuần để Ban HĐNGLL theo dõi (ít nhất là 2 trò chơi /tuần). d. Chuẩn bị: * Đối với nhà trường: chuẩn bị sân bãi, vẽ trước 1 số trò chơi như lò cò,…. * Đối với GVCN + HS: Chuẩn bị 1 số vật dụng cần thiết cho trò chơi: dây thừng, cờ, dây thun, sỏi * Yêu cầu: tất cả các vật dụng để chơi trò chơi dân gian phải phù hợp, sạch sẽ, an toàn. 2. Đối với các bài hát dân ca: a. Đưa các bài hát dân ca vảo 15 phút hát đầu giờ: - Các lớp hát các bài hát dân ca đã được học trong chương trình SGK. Ngoài ra, nhà trường sẽ chọn lọc ra 1 số bài dân ca hay, dễ hát, dễ thuộc , phù hợp với lức tuổi HS và phát về cho các GVCN các lớp tập hát cho HS. * Yêu cầu: Tất cả các lớp phải hát các bài hát dân ca xem kẽ vào các bài hát khác vảo đầu giờ. - GVCN hướng HS hát các bài hát dân ca. Nhà trường sẽ đi kiểm tra và đánh giá vào thi đua nề nếp. b. Đưa bài hát dân ca vào giờ ra chơi: Vào giờ ra chơi, nhà trường sẽ mở băng đĩa phát các bài hát dân ca để Hs toàn trường thưởng thức c. Mở câu lạc bộ bạn yêu dân ca: - Thời gian sinh hoạt :1 lần/ tháng - Đối tượng: Các em học sinh là lớp phó phụ trách văn nghệ các lớp và các em HS muốn đăng ký tham gia - Nội dung sinh hoạt: + Tập cho các em HS một số bài dân ca mới + HS thi đua cá nhân, nhóm để thi hát dân ca + Nêu số bài hát trong tháng mà các em HS đã tập cho lớp d. Chuẩn bị: - Một số bài hát dân ca phát về cho các lớp Một số băng đĩa về các bài hát dân ca. IV. BAN KIỂM TRA: - Các thành viên trong ban HĐNGLL có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các lớp.(phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên). + Cô Trần Thị Tình: - Phó Hiệu trưởng : Chỉ đạo việc lập và thực hiện kế hoạch + Cô Trần Thị Châu – Phó Hiệu trưởng: chỉ đạo phân công việc kiểm tra cho các thành viên trong ban HĐNGLL + Cô Dương Quỳnh Mai: Thành viên + Cô Phạm Thị Huệ: Thành viên + Cô Phạm Thị Ngót: Thành viên + Cô Phạm Thị Thùy: Thành viên + Cô Trần Thị Xuân: Thành viên + Cô Trần Thị Hường: Thành viên + Cô Trần Thị Hà: Thành viên + Cô Trần Thị Hạnh: Thành viên Vũng Tàu, ngày 25 tháng 11 năm 2009 Phó Hiệu trưởng Trần Thị Tình . dân gian: a. Lồng ghép vào các tiết học HĐNGLL: * Thời gian: - Lớp 1 buổi: Học 1 buổi (2 tiết) / tháng: Lồng ghép vào HĐNGLL (Yêu cầu các tiết HĐNGLL phải có nội dung trò chơi dân gian trong. dân gian (tuỳ theo thời khoá biều)). * Địa điểm: Tùy vào điều kiện sân bãi, không gian (trong phòng học hoặc ngoài trời) để chọn và tổ chứctrò chơi thích hợp. * Yêu cầu: Các trò chơi dân gian. các trò chơi dân gian ngay dưới sân trường * Thời gian: - Các HS khối 4 + 5 : tham gia chơi trò chơi dân gian vào thứ 4,6 - các HS khối 1 + 2 + 3 tham gia chơi trò chơi dân gian vào thứ 3,5 *

Ngày đăng: 07/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan