Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
114,5 KB
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực cho đất nước trong những năm đầu của thế kỉ XXI, cho nên việc đổi mới giáo dục phổ thông đã được đặt lên hàng đầu. Việc đổi mới đòi hỏi phải đồng bộ từ nội dung, phương pháp đến phương tiện dạy học. Mục tiêu của việc đổi mới ở trường phổ thông là thay đổi lối học truyền thụ một chiều sang dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, có thói quen và kĩ năng tự học, có tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng những kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, giúp học sinh có niềm vui, hứng thú trong học tập. Chính vì vậy mà từ năm học 2008 – 2009 Bộ GD & ĐT đã quyết định lấy chủ đề của năm học là “ Năm học ứng dụng công nghệ thông tin”. Như vậy là chúng ta đã trải qua gần hai năm thực hiện chủ đề của năm học theo quyết định của Bộ GD & ĐT. Việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) là việc làm cần thiết và quan trọng của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác do phương tiện dạy học truyền thống như bảng phụ không thể tiện dụng như các phương tiện dạy học điện tử hiện đại ngày nay như máy chiếu đa năng, các phần mềm soạn giảng… Không phủ nhận phương tiện dạy học truyền thống nhưng chúng ta cũng không thể không công nhận những ưu việt của phương pháp hiện đại. Đối với đề tài này khi nghiên cứu và áp dụng thực tiễn tôi chỉ đi sâu vào việc tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động chủ động, tích cực và cảm thấy hứng thú học tập hơn đối với phân môn Tiếng Việt bằng cách ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Trong chương trình Ngữ Văn THCS học sinh được tìm hiểu về từ vựng, ngữ pháp. Riêng đối với lớp 9 thì phần Tiếng Việt phần lớn là những bài hệ thống lại những kiến thức cơ bản về từ vựng mà các em đã được học ở lớp dưới. Nhưng trong thực tế nhiều học sinh của chúng ta lại hổng kiến thức cơ bản về từ vựng, vì vậy việc dạy các bài tổng kết từ vựng nhiều em vẫn còn chưa nắm được lí thuyết chứ chưa nói đến vận dụng làm các bài tập. Một điều nữa là do đặc thù của giờ tiếng việt không mượt mà, uyển chuyển mà hơi khô khan nên học sinh rất dễ chán nản không chú ý. Đặc biệt đối với học sinh như huyện Đam Rông chúng ta hầu hết các em là đồng bào dân tộc thiểu số không nắm vững lí thuyết và không làm được bài tập là điều dễ hiểu. Vì vậy các em sẽ khó khăn trong giao tiếp và viết văn, đặc biệt là sử dụng từ ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp. Chính vì thế để học sinh nắm được lí thuyết, vận dụng làm được bài tập, tôi đã sử dụng CNTT để tạo ra các trò chơi, làm hình ảnh trực quan, sinh động giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ Tiếng Việt. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN Gần hai năm nay chúng ta đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở tất cả các bộ môn. Trong quá trình giảng dạy ứng dụng CNTT thì cả giáo viên và học sinh bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn. 1. Về phía giáo viên: - Thứ nhất hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ Văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng đã áp dụng nhiều nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. - Thứ hai một số giáo viên chưa có điều kiện trang bị máy tính. Dẫn tới còn khó khăn trong quá trình thực hiện các tiết ứng dụng CNTT. - Thứ ba vẫn còn nhiều giáo viên chưa thành thạo về CNTT. Đặc biệt là kĩ năng khai thác và sử dụng các phần mềm soạn giảng cũng như tạo hiệu ứng cho bài giảng còn hạn chế. Một phần do không có máy tính một phần cũng do không được sử dụng một cách thường xuyên. Bởi người ta vẫn nói “ Trăm hay không bằng tay quen”. Vì vậy khi đã chưa thành thạo thì dẫn tới giáo viên rất ngại sử dụng, khi sử dụng thì gặp nhiều trở ngại như bài giảng không ăn khớp, liền mạch, không tạo được sự phong phú trong bài giảng, dẫn đến hiệu quả tiết dạy không cao. - Thư tư số lượng máy chiếu có hạn đôi khi trong giảng dạy phải sắp xếp hoặc thay đổi lớp học. Điều đó cũng gây khó khăn cho giáo viên và học sinh. - Thứ năm hiện nay trường chúng tôi chưa kết nối mạng dẫn tới khó khăn cho giáo viên trong quá trình giao lưu học hỏi đồng chí, đồng nghiệp. 2. Về phía học sinh: - Hiện nay ở Đam Rông chúng ta 90 % học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, các em chưa có điều kiện tiếp cận và thích nghi với các phương pháp học hiện đại này. Mới đầu các em hứng thú vì tò mò xem tranh ảnh. Rồi cũng chỉ thụ động ngồi nghe mà quên mất việc ghi bài. - Khi giảng dạy giáo viên tham trình chiếu thông tin còn học sinh thì gặp khó khăn trong việc ghi chép bài, không biết lựa chọn nội dung để ghi vào vở. - Cũng do học sinh của chúng ta là người đồng bào dân tộc thiểu số lại ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, không được giao lưu học hỏi nên việc tích lũy vốn từ không có, khả năng diễn đạt hạn chế nên các em còn ghi chậm, chưa quen với việc ghi tóm tắt nội dung mà giáo viên đã trình chiếu. Đứng trước những khó khăn chung đã nêu ở trên bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi cho mình là làm sao, bằng cách nào để thực hiện việc đưa CNTT vào giảng dạy phân môn Tiếng việt lớp 9 ở trường phổ thông vừa có hiệu quả lại vừa tạo được niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy bản thân cũng đã tích lũy cho mình một số kinh nghiệm và xin được chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp. B. PHẦN NỘI DUNG I. Ý nghĩa của việc sử dụng CNTT: - Thứ nhất máy chiếu đa năng là phương tiện trực quan thu hút sự chú ý tham gia của cả lớp trong quá trình phân tích ngữ liệu để rút ra các khái niệm của bài học. Đồng thời là phương tiện trình chiếu cho việc áp dụng vào làm bài tập ở phần luyện tập. Đặc biệt để thực hiện được các trò chơi giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập thì với việc sử dụng bảng phụ sẽ rất khó khăn, tốn kém. Còn đối với CNTT chúng ta chỉ cần cài đặt sẵn chương trình và Clik chuột là có thể tổ chức trò chơi một cách vui nhộn. Vì vậy máy chiếu đa năng là phương tiện thay thế cho hệ thống bảng phụ truyền thống cồng kềnh, tốn nhiều giấy mực. Và với bài giảng này chúng ta có thể lưu lại để dùng cho năm sau mà không sợ hư hỏng, cũ nát. - Thứ hai sử dụng máy chiếu đa năng giúp giáo viên tiết kiệm được một lượng lớn thời gian ghi bảng khi phân tích ngữ liệu của bài học. Vì khi hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập, thì học sinh phát hiện đến đâu giáo viên chỉ cần Clik chuột là kiến thức sẽ hiện ra, từ đó học sinh có thể rút ra nhận xét và khái quát lại được các đơn vị kiến thức trong bài. Từ đó giáo viên có thời gian để liên hệ kiến thức bên ngoài làm bài giảng của mình thêm phong phú. II. Một số hình thức ứng dụng CNTT vào soạn giảng phân môn Tiếng việt: 1. Sử dụng máy chiếu kết hợp với ghi bảng Hình thức này là hình thức phổ biến và dễ thực hiện đối với nhiều bài giảng. Vì giáo viên chỉ cần đưa các ngữ liệu lên các Slides để phục vụ cho quá trình phân tích. Hình thức này có ưu điểm và khác với việc dùng bảng phụ là giáo viên có cài đặt hiệu ứng, cài đặt các tranh ảnh minh họa để học sinh dễ nhận biết. Đặc biệt hình thức này phù hợp và có hiệu quả hơn đối với đối tượng học sinh vùng Đam Rông chúng ta. Bởi ghi bảng những nội dung cơ bản thì học sinh mới ghi được vào vở, còn dùng máy chiếu để tạo các trò chơi, các hiệu ứng khi phân tích ngữ liệu để học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập. 2. Soạn giảng hoàn toàn bằng giáo án điện tử Hình thức này có ưu điểm là tạo sự hứng thú, sôi động cho học sinh với nhiều hình thức như tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng, giải ô chữ, nhìn hình đoán tên…Và giáo viên cũng không cần soạn giáo án nhiều lần, năm này qua năm khác chỉ cần bổ sung, chỉnh sửa là vẫn sử dụng được. Tuy nhiên để soạn theo hình thức thứ hai này người giáo viên không sử dụng đến bảng đen, phấn trắng mà chỉ có một thao tác là Clik chuột thì lại phải tốn nhiều thời gian và các thao tác thiết kế các nội dung, ngữ liệu của bài. Đặc biệt thiết kế nội dung, cách tổ chức các trò chơi thông qua phần mềm Powerpoint,Violet…Mặt khác đối với những học sinh học lực trung bình, yếu như ở địa bàn chúng ta thì các em sẽ khó theo kịp tiến độ bài giảng. Bởi tất cả nội dung đều được trình chiếu lướt qua các em không kịp nắm bắt, ghi chép. Còn nếu thao tác chậm để học sinh kịp nắm bắt nội dung thì sẽ không đủ thời gian tiết học. Tuy nhiên dù là thực hiện bằng cách này hay cách khác thì khi đã ứng dụng CNTT người giáo viên vẫn cần phải chuẩn bị bài giảng một cách chu đáo,cụ thể là: III. Chuẩn bị dạy – học. 1. Chuẩn bị kiến thức: 1.1. Do tính chất đa nghĩa của từ Tiếng việt và sự phức tạp trong cấu trúc ngữ pháp của câu nên khi giảng dạy Tiếng việt đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ dung lượng và đơn vị kiến thức cần truyền đạt tới học sinh. 1.2. Muốn truyền đạt hết để học sinh hiểu và nắm vững kiến thức thì người giáo viên cần đọc kĩ các tài liệu liên quan như SGK, SGV, Sách thiết kế…. Sau đó chọn lọc đưa ra cách truyền đạt dễ hiểu đồng thời thu lượm các bài tập để bài giảng được phong phú hơn. 2. Chuẩn bị phương tiện: 2.1. Máy tính: 2.2. Máy chiếu: 2.3. Lựa chọn phần mềm ( powerpoint, Violet,…) 3. Thiết kế Slides: 3.1. Xây dựng dự kiến số Slides thích hợp với ngữ liệu kiến thức bài dạy. 3.2. Lựa chọn màu nền phù hợp không màu mè, không sáng cũng không tối quá. 3.3. Lựa chọn phông chữ ( Time New Roman, VnTimes ) cỡ chữ nhỏ nhất là 24. 4. Nội dung thiết kế một bài dạy: 4.1. Kiểm tra bài cũ và vào bài mới: - Cách 1: 4.1.1. Học sinh trả lời miệng sau đó lấy ví dụ viết lên bảng. 4.1.2. Giáo viên chuẩn bị đáp án trên một Slides. 4.1.3. Học sinh trả lời xong giáo viên trình chiếu để kiểm tra đáp án đúng. Ví dụ: Cách 1: Sau khi học sinh đã học xong tiết 44, 45 bài “ Tổng kết từ vựng” giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: câu hỏi 1? Như thế nào là từ ghép, từ láy. Mỗi loại cho 2 ví dụ. Câu hỏi 2? Xác định các từ ghép, từ láy ở bài tập 2 SGK trang 122. - Cách 2: Giáo viên áp dụng các bài tập trắc nghiệm như chọn đáp án đúng – sai, điền khuyết…Cho học sinh trả lời. Ví dụ: Cách 2: Khi học sinh chuẩn bị học tiết 49, giáo viên áp dụng bài tập trắc nghiệm để kiểm tra bài cũ như sau: Bài tập 1: Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Trang trải; B. Thỏ thẻ; C. Róc rách; D. Chùng chình; Bài tập 2: Từ nào không cùng nhóm với 3 từ còn lại? A. Đo đỏ; B.Trăng trắng; C. Tim tím; D. Sạch sẽ. Bài tập 3: Trong các từ sau từ nào tăng nghĩa, giảm nghĩa so với nghĩa gốc? A. Từ tăng nghĩa………………………………………………………………………… B. Từ giảm nghĩa…………………………………………………………………………. Khi học sinh trả lời giáo viên tùy học sinh lựa chọn và kiểm tra đáp án đúng bằng cách tạo hiệu ứng để các câu trả lời đúng hiện ra sau. - Cách 3: Kết hợp kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: Tùy từng nội dung tiết dạy giáo viên trình chiếu hình ảnh, ví dụ, ngữ liệu kèm theo câu hỏi để dẫn dắt vào bài mới. Ví dụ: cách 3: Khi học sinh đã học xong tiết 45 có nội dung từ đồng nghĩa để kiểm tra lại kiến thức và vào bài mới có nội dung “ Sự phát triển của từ vựng”. Ta có thể lấy ví dụ câu thơ trong bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Có từ “ Kinh tế”, ngày xưa được hiểu là “ kinh bang tế thế- Trị nước cứu đời” Ngày nay “ Kinh tế được hiểu là tổng thể những hoạt động của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất. Như vậy cũng là từ “ Kinh tế” – Phát âm giống nhau => Từ đồng âm . Nhưng nghĩa lại khác nhau . Như vậy từ vựng của chúng ta đã được phát triển bằng cách phát triển về nghĩa của từ ngữ. Ngoài cách phát triển về nghĩa từ vựng còn có cách phát triển nào khác chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp tiết 50. 4.2. Phần lí thuyết của bài dạy: 4.2.1. Giáo viên đưa ngữ liệu lên một Slides ( Lưu ý: những trường hợp ngữ liệu quá dài thì giáo viên cho học sinh đọc và xác định trên sách giáo khoa không đưa lên Slides ) đồng thời chèn thêm tranh ảnh minh họa cho phù hợp. 4.2.2. Đặt câu hỏi dẫn dắt để học sinh phát hiện trả lời. 4.2.3. Giáo viên chuẩn bị kiến thức đúng mà học sinh đã phát hiện bằng cách tạo thanh gạch chân kiến thức đó. Tất cả đều cài hiệu ứng. 4.2.4. Sau khi học sinh rút ra ghi nhớ giáo viên đưa thêm bài tập nhanh để khắc sâu kiến thức. Ví dụ 1: khi dạy tiết 44, 45 “ Tổng kết từ vựng” để hình thành và khắc sâu kiến thức giáo viên trình chiếu sơ đồ sau đó yêu cầu học sinh điền các từ đơn và các từ phức vào sơ đồ đó. Tất cả đều cài hiệu ứng cho chữ hiện ra sau khi học sinh đã xác định. Ví dụ 2: Để học sinh hiểu rõ hơn và xác định được từ ghép, từ láy giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 2 bằng cách: Đưa hết bài tập 2 lên 1 Slides và trình chiếu ngữ liệu đó sau đó đặt câu hỏi để học sinh xác định đâu là từ láy đâu là từ ghép. Tất cả đều cài hiệu ứng để học sinh xác định được từ ngữ đúng, từ ngữ sai. Ví dụ 3: Để học sinh nắm được khái niệm, cấu trúc của thành ngữ giáo viên đưa ngữ liệu lên 1 Slides và cài tranh ảnh minh họa sau đó cho học sinh thảo luận xác định và so sánh thành ngữ với tục ngữ. Ví dụ cài hình ảnh đầu con voi và đuôi con chuột => Rút ra được một thành ngữ “ Đầu voi đuôi chuột”… Ví dụ 4: Để thực hiện nội dung phần từ trái nghĩa, giáo viên trình chiếu những hình ảnh trái ngược nhau như: Đầu con voi, đuôi con chuột, mắt nhắm - mắt mở, Vui- buồn, ngắn - dài, Nhanh- chậm. Nhìn hình ảnh hoặc bức tranh học sinh tự đặt từ ngữ và rút ra kết luận. Cũng từ các cặp từ trái nghĩa trên giáo viên có thể mở rộng thêm: các cặp từ trái nghĩa đó cũng đã hình thành một số câu thành ngữ như: “ Đầu voi đuôi chuột”, “ Nước mắt ngắn nước mắt dài”, “ Nhanh như thỏ, chậm như rùa”…. 4.3. Phần luyện tập: 4.3.1. Giáo viên đưa ngữ liệu lên các Slides ( ngữ liệu dài thì đọc ở SGK). 4.3.2. Học sinh phát hiện nhanh kiến thức cần tìm. 4.3.3. Giáo viên phân tích dựa trên ngữ liệu và trình chiếu nội dung cần đạt. Ví dụ: Cho học sinh làm bài tập 3 xác định từ tượng hình ở tiết 53 SGK trang 146- 147. Giáo viên trình chiếu bài tập sau đó cho học sinh xác định các từ là từ tượng hình. Trên bài tập giáo viên cài hiệu ứng có gạch chân các từ ngữ tượng hình đó. Sau khi học sinh và giáo viên đã xác định xong. Giáo viên cho học sinh phân tích giá trị sử dụng của các từ ngữ đó: Các từ tượng hình được sử dụng nhằm mô tả đám mây cụ thể, sinh động. Tương tự với các bài tập ở phần “ Một số phép tu từ từ vựng” chúng ta cũng có thể tổ chức như ví dụ trên. 4.4. Phần củng cố: Tùy từng bài giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi như: Thi tiếp sức, rung chuông vàng, giải ô chữ, chiếc nón kì diệu… * Yêu cầu đối với các trò chơi: 4.4.1. Giáo viên chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi. 4.4.2. Hệ thống câu hỏi không quá dễ cũng không quá khó. 4.4.3. Số lượng câu hỏi vừa phải để đảm bảo thời gian tiết học. 4.4.4. Trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên phải phân nhóm để học sinh trả lời. 4.4.5. Giáo viên đề cử trưởng nhóm, thư kí tổng hợp kết quả. 4.4.6. tổ chức trò chơi xong giáo viên cần ghi điểm cho nhóm tích cực trả lời đúng nhiều câu hỏi để kích thích học sinh. Ví dụ: Để cho học sinh thêm hứng thú và nhớ lại các kiến thức từ vựng, ngữ pháp đã học tôi đã tổ chức cho học sinh cùng nhau chơi trò chơi “ Giải ô chữ”. Cụ thể sau khi học sinh học xong tiết 53 tôi đã tổ chức trò chơi như sau: ô chữ gồm 9 từ hàng ngang và một từ hàng dọc là từ chìa khóa. - Hàng ngang số 1: Gồm 6 chữ cái: Những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp: Câu trả lời: Thán từ. - Hàng ngang số 2: Gồm 10 chữ cái: Những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái của người nói: Câu trả lời- Tình thái từ. - Hàng ngang số 3: Gồm 5 chữ cái: Trong câu ghép mỗi kết cấu chủ vị được gọi là: Câu trả lời: Vế câu - Hàng ngang số 4: Gồm 11 chữ cái: Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ sự vật, hiện tượng: Câu trả lời: Từ tượng hình. - Hàng ngang số 5: Gồm 7 chữ cái: Cho câu văn sau: “ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự đổi thay lớn. Hôm nay tôi đi học”. Câu văn trên thuộc loại câu gì? Câu trả lời: Câu ghép - Hàng ngang số 6: Gồm 12 chữ cái: Tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa: Câu trả lời : Trường từ vựng. - Hàng ngang số 7: Gồm 6 chữ cái:Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?: “Cái cụ Bá thét ra lửa ấy bây giờ lại phải xử nhũn với hắn ư?”. Câu trả lời: Nói quá. - Hàng ngang số 8: Gồm 7 chữ cái: từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định: Câu trả lời: Biệt ngữ. - Hàng ngang số 9: Gồm 5 chữ cái: Những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Câu trả lời: Trợ từ. Cuối cùng từ chìa khóa ở hàng dọc gồm 9 chữ cái: Môn học: Tiếng việt. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tổ chức trò chơi “ Rung chuông vàng” bằng cách đặt một hệ thống câu hỏi liên quan đến các bài học phần Tiếng việt để học sinh củng cố kiến thức. 5. Phạm vi áp dụng: Để thiết kế một giáo án điện tử như tôi đã trình bày ở trên thì đối với các tiết dạy Tiếng việt ở tất cả các khối lớp từ 6,7,8,9 chúng ta đều thực hiện được. Tuy nhiên có hiệu quả và phù hợp nhất vẫn là dạy – học các tiết 22, 44, 45, 50, 53 Tiếng việt ở chương trình Ngữ văn lớp 9. D. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Chúng ta biết rằng nghề dạy học là một nghề khó bởi sản phẩm của chúng ta làm ra không phải là bông lúa, củ khoai hay một vật dụng nào đó mà đó là những con người. Muốn thế hệ học trò của chúng ta chiếm lĩnh được tri thức nhân loại trước hết chúng ta – những người giáo viên phải là những người có kiến thức về chuyên môn sâu rộng, có năng lực sư phạm tốt. Đặc biệt để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhân lực cho đất nước chúng ta phải không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy của mình để đạt hiệu quả. Một trong những cách cải tiến, đổi mới phương pháp chính là chúng ta ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy để học sinh tích cực chủ động hơn trong học tập. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy phân môn tiếng việt chương trình Ngữ văn THCS qua thực tế đã nâng cao hiệu quả giờ dạy đó là học sinh dễ phát hiện kiến thức, tạo hứng thú học tập cho các em. Từ đó các em có thêm điều kiện, thời gian khắc sâu, củng cố kiến thức. Đặc biệt ứng dụng CNTT giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chuẩn bị bảng phụ, vẽ tranh ảnh minh họa. Qua hai năm thực hiện một số tiết ứng dụng CNTT bản thân tôi cũng đã đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên trên đây cũng chỉ là kinh nghiệm của các nhân tôi trong một thời gian chưa dài thực hiện ứng dụng CNTT cho nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong lãnh đạo Phòng Giáo dục, lãnh đạo nhà trường và bạn bè đồng nghiệp góp ý để tôi có thêm kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy ứng dụng CNTT. Qua đó nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng việt nói riêng của huyện nhà. Qua đây tôi cũng xin có một kiến nghị với lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo phòng Giáo dục nếu có thể mời một giáo viên có trình độ tin học cao về mở một lớp tập huấn – thực hành kĩ năng sử dụng các phần mềm soạn giảng cho tất cả giáo viên đặc biệt là giáo viên bộ môn Văn. Đạ M’rông, ngày 20 tháng 10 năm 2009 Người viết Hoàng Thị Hiền PHỤ LỤC GIẢI PHÁP HỮU ÍCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS CẤU TRÚC GIẢI PHÁP HỮU ÍCH A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. Đặt vấn đề: II. Cơ sở lí luận: III. Cơ sở thực tiễn: 1. Về phía giáo viên: 2. Về phía học sinh: B. NỘI DUNG. I. Ý nghĩa của việc sử dụng CNTT. II. Một số hình thức ứng dụng CNTT vào soạn giảng. 1. Soạn bằng cách sử dụng máy chiếu kết hợp ghi bảng. 2. Soạn giảng hoàn toàn bằng giáo án điện tử. III. Chuẩn bị dạy học. 1. Chuẩn bị kiến thức 2. Chuẩn bị phương tiện. 3. Thiết kế trang giáo án. 4. Nội dung thiết kế một giờ dạy tiếng việt. 5. Phạm vi áp dụng. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. [...]... lời – Câu ghép ( 3 vế câu ) - Hàng ngang số 6: Gồm 12 chữ cái: Tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa: câu trả lời: Trường từ vựng - Hàng ngang số 7: Gồm 6 chữ cái : Câu văn sau sử dụng biện pháp tư từ từ vựng nào: “ Cái cụ bá thét ra lửa ấy bây giừo lại phải xử nhũ với hắn ư?” Câu trả lời- Nói quá - Hàng ngang số 8: Gồm 7 chữ cái những từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định Câu . 10 năm 2009 Người viết Hoàng Thị Hiền PHỤ LỤC GIẢI PHÁP HỮU ÍCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS CẤU TRÚC GIẢI PHÁP HỮU ÍCH A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. Đặt vấn đề: II. Cơ. cho đất nước chúng ta phải không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy của mình để đạt hiệu quả. Một trong những cách cải tiến, đổi mới phương pháp chính là chúng ta ứng dụng CNTT trong quá trình. cho học sinh thêm hứng thú và nhớ lại các kiến thức từ vựng, ngữ pháp đã học tôi đã tổ chức cho học sinh cùng nhau chơi trò chơi “ Giải ô chữ”. Cụ thể sau khi học sinh học xong tiết 53 tôi đã tổ