Mặc cảm Edip - bi kịch con trai yêu mẹ docx

6 536 0
Mặc cảm Edip - bi kịch con trai yêu mẹ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mặc cảm Edip - bi kịch con trai yêu mẹ Thiên kinh hoàng khi nhận ra mình có những khát khao giới tính đối với mẹ, mà không hề yêu thích một người con gái nào khác. Không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh tội lỗi, cậu đóng cửa tự giam mình suốt 3 năm. Thiên là sinh viên một trường đại học ở Hà Nội. Từ thuở nhỏ, cậu được bao bọc trong tình yêu và sự chăm sóc tuyệt đối của mẹ – một phụ nữ rất mạnh mẽ, có ảnh hưởng vượt hẳn chồng trong gia đình. Mẹ bảo bọc Thiên từng ly từng tí, thậm chí đến lúc cậu đã lớn, bà vẫn dắt cậu đi mua từng cái quần lót. Ngược lại, bà cũng thường nhờ con ngắm hộ mỗi khi thử đồ, ngay cả đồ mặc trong. Đối với Thiên, mẹ là cả thế giới, người vừa là mẹ, vừa là cha, vừa là bạn. Cậu không nhận biết sự khác thường trong tình cảm của mình cho đến tuổi thành niên. Đã là sinh viên nhưng Thiên vẫn không có cảm xúc giới tính với cô bạn nào, và rồi cậu nhận ra mình đã hướng những khát khao ấy vào mẹ. Cậu kinh hãi vì những ý nghĩ được xem là xấu xa, tội lỗi đó xuất hiện trong đầu mình mà không tài nào loại bỏ được. Mỗi lần nhìn thấy bố, cậu lại càng sợ, lo bố biết được những điều thầm kín của mình. Những ám ảnh đó dần khiến Thiên bị rối loạn tâm lý. Cậu dần sống thu mình, tránh giao tiếp và cuối cùng là đóng cửa tự nhốt mình trong nhà, không hề ra ngoài suốt 3 năm. Thiên chỉ trở lại bình thường sau một thời gian dài trị liệu tâm lý. Tương tự, Lợi (15 tuổi, Bắc Ninh) cũng bị dằn vặt bởi những cảm xúc không bình thường về mẹ, bắt nguồn từ một lần bắt gặp bố mẹ yêu nhau. Bị sốc mạnh, trong đầu em luôn tái hiện cảnh đó. Nhìn những cô gái gợi cảm ngoài phố hay cảnh yêu đương trên TV, Lợi đều liên tưởng đến hình ảnh mẹ buổi tối nọ. Mỗi lần gặp mẹ, Lợi thấy không thể tự nhiên như xưa mà luôn có mặc cảm tội lỗi, bởi em nhận ra mình nghĩ về mẹ như một người tình. Cậu bé lâm vào trạng thái đau khổ và sợ hãi. Theo thạc sĩ Trần Văn Tính, giảng viên tâm lý Đại học Quốc gia Hà Nội, tình trạng con trai yêu mẹ như trên được gọi là mặc cảm Edip, tên gọi bắt nguồn từ một bi kịch cổ Hy Lạp: Vua thành Thébes được thần tiên báo là con trai ông sẽ giết cha, lấy mẹ nên hoàng tử Edip mới ra đời đã bị vứt vào rừng cho hổ ăn. Nhưng Edip được cứu sang xứ khác và trở thành con vua nước ấy. Lớn lên, biết lời nguyền về mình, Edip bỏ đi để điều tiên tri không xảy ra (vì không biết mình là con nuôi). Trên đường, chàng vô tình giết chết cha đẻ, sau đó nhờ thắng quái vật Sphinx nên được lấy hoàng hậu thành Thebes và lên làm vua ở đây. Nhiều năm sau, khi đã có 4 con, Edip mới biết hoàng hậu chính là mẹ mình, và người chàng giết là cha đẻ. Edip tự đâm mù mắt và lưu đày mình khỏi vương quốc. Thắng được quái vật nhân sư nhưng Edip không thắng được bi kịch của chính mình. Ảnh: Corbis. Thạc sĩ Tính cho biết, con trai yêu mẹ hơn bố, con gái yêu bố hơn mẹ là hiện tượng bình thường, nhưng sẽ là bệnh lý nếu tình cảm đó trở thành thái quá, mà mang tính chất giới tính. Khi đó, đứa con sẽ đồng nhất bố/mẹ (hoặc người thân đóng vai trò như bố mẹ) với hình ảnh người tình. Khi nhận ra tình cảm đó là trái với quy tắc đạo đức, trẻ sẽ có mặc cảm xấu hổ, sợ hãi và thậm chí hoảng loạn. Mặc cảm Edip xảy ra thường do bố mẹ có sự chăm sóc, gần gũi quá mức với con. Ở những gia đình mà mẹ rất mạnh mẽ, chăm sóc con trai quá tỉ mỉ ngay cả khi con đã lớn, nguy cơ này sẽ tăng lên. Tương tự, những ông bố quá gần gũi con gái, làm cho con cả những việc lẽ ra thuộc về người mẹ, cũng có thể dẫn đến điều này. Ngoài việc tạo ra những ám ảnh về tính dục, bố/mẹ còn chiếm trọn thế giới tình cảm của con, khiến trẻ cảm thấy chỉ có thể yêu một người giống như thế, thậm chí không thể hướng đến ai khác nữa. Trong một số trường hợp, trẻ bị thiếu hụt tình cảm ở giới đại diện (con trai mất mẹ, hoặc con gái mất cha); khi được một người thân như cô, dì, chú… chăm sóc quá mức, mặc cảm Edip cũng có thể xuất hiện. Câu chuyện của bé Hưng (7 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ. Mẹ sớm qua đời nên Hưng được dì chăm sóc. Thương cháu mồ côi, dì dồn hết tình yêu và sự tận tụy cho Hưng, từ cho ăn, tắm rửa đến vui chơi, tâm sự. Đêm hai dì cháu lại ôm nhau ngủ. Rồi mọi người nhận ra cậu bé có lối xử sự rất khác thường: Rất thích được dì ôm ấp và hôn vào môi, dì mặc áo rộng cổ thì nhìn chăm chăm vào ngực, nhìn trộm khi dì tắm và thay quần áo, hay mượn cớ để đụng chạm… Cậu bé luôn bám lấy dì không rời, và không muốn dì tỏ ra yêu mến ai khác. Các chuyên gia cho biết, khi lớn hơn, Hưng sẽ nhận ra những cảm xúc và hành vi của mình là không tốt. Có thể cậu bé sẽ tự điều chỉnh được, nhưng cũng có thể không, và dẫn đến mặc cảm tội lỗi, rối loạn tâm lý cũng như sự phá triển nhân cách. Để tránh những bi kịch trên, cha mẹ nên có một khoảng cách nhất định đối với đứa con ở giới đối lập. Ngay cả với trẻ nhỏ, việc chăm sóc cũng phải giảm dần; chẳng hạn mẹ không nên thơm "chim" con, hay đụng chạm nhiều đến bộ phận này khi tắm cho trẻ. Từ khi con trai được 3-4 tuổi, người mẹ cũng cần tránh việc thay quần áo trước mặt con. Trường hợp cha và con gái cũng tương tự. Ngoài ra, khi quan hệ chăn gối, cha mẹ cũng nên lưu ý, tránh để trẻ nhìn thấy. . Mặc cảm Edip - bi kịch con trai yêu mẹ Thiên kinh hoàng khi nhận ra mình có những khát khao giới tính đối với mẹ, mà không hề yêu thích một người con gái nào khác. Không. trạng con trai yêu mẹ như trên được gọi là mặc cảm Edip, tên gọi bắt nguồn từ một bi kịch cổ Hy Lạp: Vua thành Thébes được thần tiên báo là con trai ông sẽ giết cha, lấy mẹ nên hoàng tử Edip. không thắng được bi kịch của chính mình. Ảnh: Corbis. Thạc sĩ Tính cho bi t, con trai yêu mẹ hơn bố, con gái yêu bố hơn mẹ là hiện tượng bình thường, nhưng sẽ là bệnh lý nếu tình cảm đó trở thành

Ngày đăng: 07/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan