Conkhôngyêucôgiáo
Ý thức về sự công bằng
Khi lên 7 tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về sự công bằng và cũng kể từ đó
bạn sẽ được nghe những lời than phiền về trường lớp, thày cô kiểu
như: "Con khôngyêucôgiáo đâu. Bức tranh con vẽ đẹp nhất vậy mà
cô chỉ cho con điểm 8 và không được treo trong buổi triển lãm của
trường". Hãy giải thích cho bé hiểu về sự công bằng khi đánh giá về
một con người. Việc này thật khó và ngay cả những người lớn như
bố mẹ còn gặp phải sai lầm. Hãy cố gắng thuyết phục bé rằng quyết
định của côgiáokhông liên quan gì đến tình cảm riêng của cô dành
cho bé. Khi thày côgiáo cho học sinh điểm kém họ có lý do chính
đáng của họ. Điều đó khôngcó nghĩa là thày côkhôngyêu bé.
Chuyện bức tranh không được treo ở trường thì bé hãy mang về treo
ở nhà để cả gia đình được chiêm ngưỡng tác phẩm của bé.
ở những học sinh lớn hơn câu "con không thích thày giáo dạy vật lý"
trong đa số các trường hợp chúng ta có thể hiểu rằng trẻ học đuối
môn học đó và nhiệm vụ của cha mẹ là quân tâm hơn nữa đến việc
học của bé, tạo điều kiện để bé học tốt hơn. Thường thì khi học kém
hoặc không theo kịp trình đọ chung của lớp sẽ khiến trẻ chán học, sợ
học dẫn đến thù ghét môn học và thày cô dạy môn học đó.
Một phương pháp rất hữu hiệu giúp con học tốt là cha mẹ thường
xuyên kể cho trẻ nghe những chuyện từ thời "nhất quỷ nhì ma" của
mình. Qua đó truyền cho trẻ kinh nghiệm, những mẹo nhỏ và cả
những lời răn dạy nữa. Các bạn cũng đừng quen rằng trước khi tròn
16-17 tuổi trẻ thường học "vì một ai đó, vì một cái gì đó": vì cha mẹ,
vì ông bà, vì phần thưởng
Những lý do khác
Bé khôngyêucô giáo, bé không muốn đến trường đôi khi còn do
những nguyên nhân khác như sức khỏe yếu, đau đớn ở đâu đó hoặc
do quá sợ các hình phạt, những lời "mát mẻ" của thày cô giáo. Nếu
không phải vì những lý do đã nêu thì có lẽ vấn đề nằm ở không khí
của gia đình. Theo các chuyên gia tâm lý thì những trẻ em sinh ra và
lớn lên trong những gia đình hòa thuận, hạnh phúc thường không sợ
đến trường và rất dễ hòa đồng với thày cô, bạn bè.
Chúng ít hoài nghi, sợ hãi và biết giữ bình tĩnh, biết chấp nhận thử
thách và cố gắng vượt qua. Trái lại, những trẻ hấp tấp, vội vàng, về
sau thường tỏ ra bướng bỉnh, dễ chán nản khi gặp thất bại và
thường có những suy nghĩ tiêu cực, kém tự tin.
Trong sự thành công, kiên nhẫn, biết chấp nhận và vượt qua thất bại
là những yếu tố quan trọng. Năng lực này phụ thuộc một phần vào
tính khí bẩm sinh, nhưng những tính khí bất lợi vẫn có thể điều chỉnh
bằng cách học tập, rèn luyện.
Có nhiều cách giúp con đạt được khả năng tập trung, kiềm chế, biết
đặt ra mục tiêu và kiên nhẫn thực hiện để đạt được. Ngay từ khi còn
bé, trong các trò chơi, bố mẹ cứ để con tự xếp hình, gắn ô chữ, ghép
tranh đừng vội thấy con chậm chạp mà vội vàng mắng con, hoặc
làm thay cho con. Tùy từng lứa tuổi, bố mẹ giúp con đề ra những
mục tiêu ngắn, phù hợp và động viên con đạt được mục đích.
Một số người khác lại dùng TV làm phương tiện "giữ trẻ" Và khi
cảm thấy thiếu thốn tình cảm, sự chăm sóc của bố mẹ, một số trẻ
mang cảm giác cô đơn, có biểu hiện mất tập trung hay hiếu động quá
mức, giảm khả năng kiềm chế trong suy nghĩ, hành vi.
Không ít bố mẹ còn vô tình động viên con với lối nghĩ: "Quậy là tốt, là
năng động". Hầu như cha mẹ nào cũng hiểu rằng sự giáo dục của
gia đình góp phần tạo nên nhân cách của trẻ. Thế nhưng trẻ không
biết kiềm chế cảm xúc, hậu quả nghiêm trọng không xảy ra ngay
trước mắt nên các bậc phụ huynh thường nghĩ "không sao đâu, rồi
chúng sẽ thay đổi".
. phiền về trường lớp, thày cô kiểu
như: " ;Con không yêu cô giáo đâu. Bức tranh con vẽ đẹp nhất vậy mà
cô chỉ cho con điểm 8 và không được treo trong buổi. Con không yêu cô giáo
Ý thức về sự công bằng
Khi lên 7 tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về sự công bằng và cũng kể từ đó
bạn