Con cái và những hệ lụy li hôn potx

6 277 0
Con cái và những hệ lụy li hôn potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con cái và những hệ lụy li hôn Riêng việc cha mẹ li hôn đã là nỗi bất hạnh, thiệt thòi rất lớn đối với con trẻ. Khi từ chối, trút bỏ gánh nặng nuôi con, chính những bậc làm cha, làm mẹ đã nhân đôi bất hạnh lên con mình. Xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, chút ích kỉ cá nhân, những suy nghĩ tiêu cực… khi hôn nhân lỡ dở mà đã và đang có không ít đấng sinh thành “làm khổ” con mình, gián tiếp xô đẩy chúng vào các tệ nạn xã hội… Con cái bị biến thành vật tranh chấp, trút hận Thông thường, những người tìm đến giải pháp li hôn xuất phát từ nguyên nhân bị bạn đời ruồng rẫy, phụ bạc thì khi đã “đường ai nấy đi” họ vẫn còn thù hằn, cay cú kẻ đã gây đau khổ cho mình. Vô hình chung, con cái bị biến thành đối tượng để họ tra tấn nhau về tình cảm, tranh giành quyền lợi… Không nhà cửa, không nghề nghiệp ổn định nhưng khi li hôn với chị Lê Thị Thuỷ Ch, anh Nguyễn Đình C (xã Lộc Hoà- thành phố Nam Định) vẫn quyết giành giật đứa con trai về phía mình bằng cách nhờ người chủ cho thuê viết hộ một tờ giấy chuyển nhượng nhà đất giả và phóng đại mức thu nhập hàng tháng của mình lên. Tuy vậy, khi bản án có hiệu lực, anh C không có trách nhiệm trong việc đưa đón con đi học, đóng tiền học và nuôi nấng con. Nhận thấy anh C không đủ điều kiện nuôi và chữa bệnh xước dây thanh quản bẩm sinh cho con nên nhiều lần chị Ch đã thẳng thắn yêu cầu anh để cho chị được nuôi con mà không yêu cầu anh phải cấp dưỡng song vì hiếu thắng, sĩ diện anh nhất quyết không chịu. Vì quyền lợi của con, chị Ch đành phải làm đơn gửi tới toà án nhân dân thành phố đề nghị được thay đổi quyền nuôi con. Căn cứ vào lời khai của hai bên và các tài liệu thu thập được, toà án đã quyết định giao con cho chị Ch nuôi… Kể từ ngày anh Trần Mạnh T và chị Nguyễn Thị Mai L (phường Vị Hoàng) li hôn (năm 2006), cô con gái 3 tuổi được toà quyết định cho chị L trực tiếp nuôi dưỡng. Dù bản án ghi rõ “không ai được cản trở quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung” song chị L chỉ cho phép anh T và “đằng nội” đến đón con vào chiều thứ 7 hàng tuần trong khoảng thời gian 3 tiếng. Chỉ cần “trả” con về cho chị chậm 5 phút theo quy định là chị mặt nặng mày nhẹ “trút hận” xuống đầu con trẻ bằng những lời quát tháo thô tục, những cái tát nảy lửa… chưa dừng lại ở đó, chị còn thường xuyên nhồi nhét vào tâm trí con hình ảnh xấu xa, lệch lạc về người cha, về ông bà, các cô chú bên nội và ngăn cấm con “không được nhận thứ gì của họ” nên con chị ngày càng xa lánh, ác cảm với bố và ông bà nội. Thời gian gần đây, anh T gọi điện đến hỏi thăm thì con bé cúp máy không thèm nghe, anh đến đón đi chơi, nó chẳng những không theo mà còn nhìn bố với ánh mắt ghét bỏ, coi thường và thốt lên những lời nặng nề khó nghe… Con cái bị bỏ mặc Hầu hết các cặp vợ chồng khi đưa nhau ra toà thường mang tâm lí “không đội trời chung” nên nhiều người vì hiếu thắng, sĩ diện đã “không thèm” nhận sự chu cấp nuôi con của “người kia” dù đời sống của họ vô cùng khó khăn. Con trẻ chính là đối tượng phải chịu sự thiệt thòi khi được nuôi dưỡng trong môi trường thiếu thốn cả tình cảm lẫn vật chất. Suy nghĩ phiến diện “li hôn là chấm dứt tất cả” khiến nhiều người không trực tiếp nuôi con chểnh mảng, thờ ơ, thậm chí là quên bẵng chuyện lui tới chăm sóc giọt máu của mình, trì hoãn hoặc lẩn tránh, thoái thác nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con không một chút đắn đo, trăn trở. Năm 2005, khi xét xử vụ li hôn giữa anh Đỗ Văn T và chị Phạm Thị P (thị trấn Yên Định), toà án nhân dân huyện Hải Hậu đã ra quyết định giao cậu con trai 3 tuổi cho chị P trực tiếp nuôi nấng, chăm sóc, anh T có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 100.000 đồng cho tới khi cháu đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, từ đó đến nay anh T luôn tìm đủ mọi biện pháp né tránh trách nhiệm như: tẩu tán tài sản, xin thôi việc, coi như thất nghiệp không có thu nhập… chị P đã phải “cầu cứu tới sự can thiệp của đội thi hành án huyện Hải Hậu nhưng anh T vẫn dửng dưng cứ như thể đứa con chung bây giờ là của riêng chị P vậy. Theo quyết định ngày 9-12-2005 của toà án nhân dân huyện Vụ Bản thì sau khi anh Nguyễn Văn H và chị Vũ Thị M (xã Trung Thành) li hôn, anh H phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 50.000 đồng cho tới khi con anh đủ 18 tuổi vậy nhưng, khi đã “đường ai nấy đi” anh H coi như chấm dứt, không còn liên quan gì đến mẹ con chị M nữa. Rồi anh lấy vợ khác, sinh con và bỏ đi miền Nam không rõ địa chỉ. Chị M bức xúc, nhiều lần làm đơn gửi tới đội thi hành án huyện Vụ Bản đề nghị cưỡng chế anh H phải đóng góp nuôi con nhưng yêu cầu của chị không thể thực hiện được… Luật pháp dù nghiêm minh tới đâu cũng chẳng thể bảo đảm được quyền lợi tối ưu của con trẻ nếu như sau khi li hôn những đấng sinh thành ra chúng phũ phàng rũ bỏ hết mọi trách nhiệm đối với con cái. Chỉ có toà án lương tâm mới hối thúc họ làm tròn trọng trách của mình một cách thấu đáo nhất mà thôi. Đừng để con cái thêm nỗi đau Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường gia đình bố mẹ li hôn thường bị chấn thương tâm lí rất nặng. Tác động dễ nhận thấy nhất là sự suy giảm sức khoẻ và khả năng học tập, nhận thức. “Cú sốc” bố mẹ chia tay khiến nhiều em bị mắc hội chứng trầm cảm, sống khép mình, đánh mất niềm tin vào cuộc sống, đó chính là nguyên cớ khiến các em bê trễ học hành, sa chân vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút… Cho dù vì bất cứ lí do gì thì không giữ được tổ ấm trọn vẹn cho con cái cũng là sự đáng trách của những bậc làm cha, làm mẹ. Chính vì vậy dù là chấm hết cuộc sống chung cũng đứng nhẫn tâm rũ bỏ trách nhiệm đối với giọt máu của mình, đừng vô tình tước đoạt đi của con những điều kiện cần thiết nhất để chúng được lớn khôn và được học hành, có vậy mới giảm bớt được những thiệt thòi cho con khi chỉ có cha hoặc mẹ nuôi dưỡng chúng. . Con cái và những hệ lụy li hôn Riêng việc cha mẹ li hôn đã là nỗi bất hạnh, thiệt thòi rất lớn đối với con trẻ. Khi từ chối, trút bỏ gánh nặng nuôi con, chính những bậc làm. con mình, gián tiếp xô đẩy chúng vào các tệ nạn xã hội… Con cái bị biến thành vật tranh chấp, trút hận Thông thường, những người tìm đến giải pháp li hôn xuất phát từ nguyên nhân bị bạn. lực, anh C không có trách nhiệm trong việc đưa đón con đi học, đóng tiền học và nuôi nấng con. Nhận thấy anh C không đủ điều kiện nuôi và chữa bệnh xước dây thanh quản bẩm sinh cho con nên nhiều

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan