1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Con bị Bỏng mẹ cần làm gì? ppt

6 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 183,8 KB

Nội dung

Con bị Bỏng mẹ cần làm gì? Không một ông bố bà mẹ nào lại không hốt hoảng khi thấy con mình bị bỏng. Nhưng chính sự hốt hoảng đó, làm bạn mất bình tĩnh dẫn tới việc xử lý tình huống không khoa học, làm cho tình trạng của trẻ trở nên nguy hiểm hơn. Da là cơ quan bộ phận bị tổn thương đầu tiên khi xảy ra bỏng. (google image) Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hải An, Phó Trưởng khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia cho biết: Việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng, nếu gia đình sơ cứu đúng cách sẽ giúp cho vết bỏng không bị ăn sâu và tránh được hiện tượng nhiễm trùng. Thế nhưng, có tới 80% trường hợp xử lý sai như: đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng, những cách làm thiếu khoa học này sẽ gây tác dụng ngược, làm vết bỏng nặng hơn, thậm chí khiến trẻ bị sốc dẫn đến tử vong. Sơ cứu tại nhà Theo bác sĩ Nguyễn Hải An, khi trẻ bị bỏng cần được xử lý ngay lập tức, tốt nhất là trong 15 phút đầu. Nếu để muộn, tổn thương càng sâu, việc điều trị càng mất nhiều thời gian, phức tạp và để lại di chứng, sẹo xấu. Bác sĩ khuyên gia đình phải sơ cứu ban đầu cho trẻ bị bỏng theo các bước sau: 1. Khi thấy con bị bỏng, phụ huynh hãy bình tĩnh, nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi vùng bỏng, cởi bỏ quần áo để hở vùng bị bỏng, tránh để quần áo ngấm nước sôi đụng vào vùng da không bị bỏng, có thể dùng kéo để cắt chỗ quần áo bị bỏng. Không đụng đến chỗ vải đã bị dính vào thịt. 2. Ngay lập tức phải xả nước lạnh vào vết bỏng ít nhất là 20 - 30 phút. Nếu bị bỏng ở những vùng cơ thể khó ngâm nước như mặt, cổ thì có thể dùng khăn ướt lạnh đắp lên. Chú ý không dùng đá để chườm trực tiếp lên vết bỏng, sẽ gây hậu quả khó lường. Xả nước lạnh vào vết bỏng ít nhất là 20 - 30 phút. (google image) 3. Khi vùng da bỏng của trẻ đã nguội bớt, hãy băng vải sạch vào vết thương. Chú ý không băng quá chật sẽ làm tổn thương thêm vết bỏng. Không nên sử dụng chất liệu vải bông vì chất liệu này có thể dính chặt vào vết bỏng. 4. Khi bị bỏng, trẻ hay sợ hãi. Phụ huynh cần động viên và xem xét trẻ có dấu hiệu bị sốc hay không. Cố gắng dỗ dành để trẻ tránh sốc dẫn tới bị sốt, sẽ làm cho việc điều trị khó khăn hơn. 5. Sau khi sơ cứu ban đầu tại nhà, phụ huynh đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên môn để bác sĩ kiểm tra bỏng ở cấp độ nào và chọn cách điều trị tiếp theo phù hợp với tình trạng của trẻ. Lưu ý : Tình trạng của trẻ sẽ nguy hiểm hơn khi chọn những cách làm thiếu khoa học, vì thế phụ huynh không được làm những việc như sau: - Không sử dụng cách làm dân gian như: bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng vào vết bỏng Những cách này đều không giảm bớt bỏng mà còn làm bỏng nặng thêm do nhiễm trùng. - Không trực tiếp đụng vào vết bỏng hay bóc lớp da phồng ra, vì như vậy có thể gây nhiễm trùng. - Không được bôi các thuốc trị bỏng khi bé vừa bị bỏng. - Không được la mắng làm cho trẻ bị sốc nặng hơn. - Không nên chuyển bé tới cơ sở y tế khi chưa thực hiện các bước sơ cứu tại nha. Tường Lâm . Con bị Bỏng mẹ cần làm gì? Không một ông bố bà mẹ nào lại không hốt hoảng khi thấy con mình bị bỏng. Nhưng chính sự hốt hoảng đó, làm bạn mất bình tĩnh dẫn tới. cứu ban đầu cho trẻ bị bỏng theo các bước sau: 1. Khi thấy con bị bỏng, phụ huynh hãy bình tĩnh, nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi vùng bỏng, cởi bỏ quần áo để hở vùng bị bỏng, tránh để quần. không bị bỏng, có thể dùng kéo để cắt chỗ quần áo bị bỏng. Không đụng đến chỗ vải đã bị dính vào thịt. 2. Ngay lập tức phải xả nước lạnh vào vết bỏng ít nhất là 20 - 30 phút. Nếu bị bỏng

Ngày đăng: 30/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN