Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
146 KB
Nội dung
Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường Tiết theo PPCT: 21 - 22 - 23 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn Đình Chiểu Ngày soạn: 21.09.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sí số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng, nhằm giúp HS: - Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức bức tượng đài có một không hai trong lịch sử VHVN trung đại về người nông dân_ nghĩa sĩ. - Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc. - Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật , sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này. - Bước đầu hiểu những nét cơ bản về văn tế. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC Kiểm tra 15 phút (lớp 11A) GV: Trình bày suy nghĩ của em về 2 câu thơ: Xem qua kinh sử mấy lần nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương Yêu cầu: - Nghệ thuật: + Tiểu đối: nửa phần ghét >< nửa phần thương -> hai tình cảm thương ghét đan cài, tiếp nối sâu nặng trong tâm hồn tác giả; sự phân minh rõ ràng giữa hai trạng thái tình cảm. - Cơ sở của 2 tình cảm này xuất phát từ cuộc đời, từ thực tế, từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống tự do thái bình. 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học 1 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS đọc tiểu dẫn -> những điểm đáng chú ý về cuộc đời NĐC? HS trả lời Gv ghi bảng GV: cha của NĐC là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên vào Gia Định làm thư lại lấy bà trương Thị Thiệt GV: 1854 một học trò đã gả em gái cho thầy, NĐC lấy cô gái tên Lê Thị Điền GV: năm 1888 NĐC mất cánh đồng Ba Tri trắng màu khăn tang đưa tiến người tri thức yêu nước GV: nét nổi bật của con người NĐC? HS trả lời Gv chốt lại GV: mặc dù bị mù nhưng ông vẫn vượt qua để mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân, đứng về phía những người yêu nước đấu tranh bảo vệ cuộc sống nhân dân. A. Tác giả I. Cuộc đời và con người 1. Cuộc đời - (1822 - 1888), tự: Mạnh trạch, hiệu: Trọng Phủ, Hối Trai - Sinh: Bình Dương - Gia Định (quê mẹ) - Xuất thân trong gia đình nhà nho - 1843: đỗ tú tài tại trường thi Gia Định - 1846: ra Huế học chuẩn bị thi tiếp tại quê cha - 1849: bỏ thi -> về quê chịu tang mẹ -> mù -> mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và làm thơ. - 1859: thực dân Pháp chiếm đóng quê hương Gia Định, ông cùng nhân dân và các sĩ phu chiến đấu bảo vệ quê hương. 2. Con người - Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, là tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức cách mạng, suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho nhân dân. - Là con người yêu nước: thuỷ chung son sắt với nước với dân đến hơi thở cuối cùng. II. Sự nghiệp thơ văn 1. Những tác phẩm chính 2 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: Hãy kể tên những tác phẩm chính của NĐC theo giai đoạn sáng tác? HS trả lời GV ghi bảng GV: Đặc điểm của lí tưởng nhân nghĩa trong thơ văn NĐC? HS trình bày Gv ghi bảng GV: nhân vật thường là những con người như thế nào? HS trả lời Gv ghi bảng GV: giá trị nội dung này được thể hiện như thế nào trong sáng tác của NĐC? HS trả lời GV chốt lại GV: yêu cầu HS về nhà lấy dẫn chứng CM cho giá trị nội dung này GV: Qua đặc điểm nội dung thơ của NĐC em hãy cho biết quan điểm sáng tác thơ a. Trước khi thực dân Pháp xâm lược - Lục Vân Tiên - Dương Từ - Hà Mậu -> Truyền bá đạo lí làm người. b. Sau khi thực dân Pháp xâm lược Chạy giặc, Văn tế Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Ngư, Tiều y thuật vấn đáp,… -> Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp 2. Nội dung thơ văn a. Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa - Đặc điểm: mang tính nhân nghĩa của đạo Nho nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc - Nhân vật: tấm gương sáng ngời đạo đức nhân nghĩa, lí tưởng: hiền thảo, trung thực, thuỷ chung, sẵn sàng làm việc cứu dân giúp đời. b. Lòng yêu nước thương dân. - Ghi lại chân thực 1 thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta. - Nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. - Tố cáo tội ác giặc xâm lăng - Ngợi ca những sĩ phu yêu nước. 3. Quan điểm sáng tác 3 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường văn của NĐC? HS phát biểu Gv chốt lại GV:Sáng tác văn chương như con thuyền chở đạo lí, chở mấy cũng không đầy. Viết văn là cầm bút đâm kẻ gian tà, đâm mấy cũng không bị mòn, cùn đi. Sáng tác văn chương là là việc học theo Khổng Tử làm sách giúp đời. GV: nêu những điểm đặc sắc về nghệ thuật của thơ văn NĐC? HS trả lời Gv ghi bảng (Hết tiết 21 chuyển tiết 22) Kiểm tra 15p lớp 11E Câu hỏi: Hãy trình bày nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu và nêu quan niệm sáng tác của nhà thơ? Yêu cầu (A.II.3 + 4) GV: yêu cầu HS đọc tiểu dẫn -> nêu những hiểu biết của em về thể loại văn tế? HS trình bày Gv ghi bảng - Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Dương Từ - Hà Mậu) ->Viết thơ, văn với quan niệm: coi ngòi bút là vũ khí đánh giặc, chở đạo lí giúp đời. - Học theo ngòi bút chí công Trong thơ cho ngụ tấm lòng xuân thu -> Sáng tác văn chương là việc học theo Khổng Tử làm sách giúp đời. 4. Nghệ thuật thơ văn NĐC. - Toàn bộ viết bằng chữ Nôm - Không phát lộ bên ngoài mà tiềm ẩn ở tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm. - Bút pháp trữ tình rung động mãnh liệt bởi cái tâm trong sáng, chan chứa tình yêu nhân dân và nồng nàn tình yêu cuộc sống. - Mang đậm sắc thái Nam Bộ độc đáo: xây dựng tính cách nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, lời ăn tiếng nói, mộc mạc, giản dị, chắc, khoẻ, bộc trực, từ ngữ địa phương… - Hạn chế: đôi khi chưa thật trau chuốt, còn thô mộc, dễ dãi B. Phần tác phẩm I. Khái quát chung 1. Thể loại văn tế - Khái niệm: là loại văn gắn với phong tục tang lễ nhằm bày tỏ lòng thương tiếc đối với người đã mất 4 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: gọi HS đọc văn bản (chú ý giọng đọc chậm, buồn, bi thương) GV: Tác giả sáng tác văn bản trong hoàn cảnh như thế nào? HS trả lời Gv ghi bảng GV: theo em bài văn tế có thể chia làm mấy phần? nội dung của từng phần? HS đưa ý kiến Gv chốt lại - Nội dung: + Kể lại cuộc đời công đức, phẩm hạnh của người đã khuất + Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt. - Giọng điệu: + Sử dụng nhiều từ Hán + Từ ngữ: hình ảnh mang giá trị biểu cảm mạnh -> Lâm li thống thiết - Bố cục: 4 đoạn + Đoạn mở đầu: (lung khởi), mở đầu bằng những từ Thương ôi! Hỡi ôi! - luận chung về lẽ sống chết + Đoạn 2: (thích thực) bắt đầu "nhớ khi xưa" - kể về công đức, phẩm hạnh cuộc đời của người đã khuất + Đoạn 3: (ai vãn) niềm thương tiếc đối với người đã chết + Đoạn 3 (kết) bày tỏ lòng thương tiếc và lời cầu nguyện của người đứng tế. - Âm hưởng chung: bi thương - Hình thức sáng tác: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú… 2. Tác phẩm a. Đọc b. Hoàn cảnh sáng tác - Trước sự mất mát hi sinh của 20 người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc, NĐC đã viết tác phẩm này theo yêu cầu của Đỗ Quang - tuần phủ Gia Định c. Bố cục - Lung khởi: 2 câu đầu - sự hi sinh vẻ vang của nghĩa quân - Thích thực: 3 -> 15 - hình ảnh những người nghĩa quân dũng cảm chiến đấu vì nghĩa lớn - Ai vãn: 16 -> 28 - tấm lòng của tác giả và 5 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: tìm những chi tiết thể hiện hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ? HS tìm chi tiết Gv ghi bảng GV: qua những chi tiết này em có nhận xét gfi về người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm? HS trả lời Gv chốt lại GV: để làm nổi bật được hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó? HS trả lời Gv ghi bảng GV: hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc là hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam cần cù, lãm lũ. Họ thầm lặng, làm lụng, cày sâu cuốc bẫm, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Họ tất tả trong cái đói, cái nghèo -> cách giãi bày thân phận của người nông dân: thành thực, cảm động GV: tìm những chi tiết thể hiện thái độ của người nông dân nghĩa sĩ đối với kẻ thù nhân dân đối với các liệt sĩ - Kết: 2 câu cuối - ca ngợi tinh thần chiến đấu bất diệt của những nghĩa sĩ đã bỏ mình vì nước d. Thể loại: - thể phú Đường luật, có vần có đối. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm a. Hoàn cảnh xuất thân - Chi tiết: + Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó + Công việc: cuốc, cầy, bừa, cấy -> Họ: người nông dân thuần phác, cả cuộc đời chỉ biết gắn bó với con trâu và cái cày - Nghệ thuật: + Liệt kê: công việc nhà nông, việc chiến trường + Dựng hình ảnh tương phản đối lập: việc nhà nông quen làm >< với việc binh đao chưa từng ngó -> tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc b. Tình cảm, thái độ của người nông dân nghĩa sĩ đối với kẻ thù xâm lược. 6 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường xâm lược? HS tìm chi tiết Gv ghi bảng GV: nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ của tác giả?Tcá dụng của việc sử dụng từ ngữ đó? HS trả lời Gv chốt lại GV: từng lời, từng chữ trong văn tế thấm sâu nỗi hờn căm sôi sục. NĐC thật tài tình khi đưa ngôn ngữ dân gian, mộc mạc vào trong lời văn để phát hiện ra tình yêu nước cháy bỏng trong tâm hồn người nghĩa sĩ. GV: với thái độ đó họ có những hành động như thế nào? Nhận xét gì về hành động đó? HS nhận xét Gv chốt lại GV: đây là sự chuyển hoá phi thường, đằng sau những con người nhỏ bé kia là một nghị lực, một khí phách chiến đấu phi thường. Tình thần tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn được nâng thành lí tưởng cao cả của người nghĩa sĩ nông dân. Họ tự nghuyện hi sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước. Hành động sẵn sàng xả thân vì nước là sự kết tinh cao độ của lòng căm thù giặc và yêu nước sắt son của người nghĩa sĩ. GV: em có nhận xét khái quát về hình tượng người nghĩa sĩ nông dân? HS: phát biểu Gv chốt lại - Thái độ: + Ghét thói mọn như nhà nông ghét cỏ + Muốn tời ăn gan + Muốn ra căn cổ + Đâu dung lũ treo dê bán chó -> từ ngữ: nôm na, cường điệu kết hợp với những so sánh sinh động cụ thể -> miêu tả chính xác cách nghĩ, tâm hồn giản dị, bộc trực của họ -> lòng căm thù giặc sâu sắc của người nông dân nghĩa sĩ. - Hành động: + Xin ra sức đoạn kình + Dốc ra tay bộ hổ + Mến nghĩa làm quân chiêu mộ -> tự nguyện cứu nước cứu dân => tuy xuất thân từ những người nông dân bình thường khốn khó nhưng họ có những 7 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: họ vốn côi cút làm ăn toan lo nghèo khó nhưng trước hoạ xâm lăng họ lại sớm thức tỉnh, nhận rõ bộ mặt của kẻ thù, ý thức rõ trách nhiệm lịch sử của mình, họ đòi vua quan hành động. GV: vũ khí và trang phục ra trận của người nghĩa sĩ được NĐC miêu tả như thế nào? HS tìm chi tiết Gv ghi bảng GV: Với vũ khí và trang phục đó, tinh thần chiến đấu của họ như thế nào? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: với tình thần chiến đấu đó họ đã thu lại kết quả như thế nào? HS tìm chi tiết Gv ghi bảng GV: Qua tất cả những điều đó em có nhận xét gì về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ qua sự phân tích trên? HS phát biểu ý kiến Gv chốt lại GV: khi chiến đấu, các nghĩa sĩ mong thực nhận thức đúng đắn, những tình cảm cao đẹp c. Tinh thần chiến đấu. - Vũ khí: + Hoả mai bằng rơm con cúi + Gươm đeo bằng lười dao phay + Ngọn tầm vông - Trang phục: manh áo vải -> vũ khí và trang phục thô sơ. - Tinh thần chiến đấu: + Đạp rào lướt tới, coi giặc như không + Xô cửa xông vào, liều mình chẳng có -> chiến đấu anh dũng làm áp đảo kẻ thù - Kết quả: + Đốt xong nhà dạy đạo + Chém rớt đầu quan hai họ + Đâm ngang chém ngược + Làm cho mã tà, ma ní hồn kinh -> Với việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh liên tiếp tác giả đã cho người đọc thấy được sức mạnh của tinh thần chiến đấu => Tóm lại: tuy trang bị thô sơ, binh pháp, khái niệm chiến trường chẳng có gì nhưng các nghĩa sĩ đã chiến đấu vô cùng anh dũng và đạt hiệu quả cao. 8 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường hiện việc nghĩa, mong chiến thắng bảo toàn cuộc sống nhưng họ đã ngã xuống, đó là cái chết đột ngột, đau đớn để lại biết bao nỗi buồn thương cho những người còn sống. Bắt đầu từ câu 16 giọng văn dần chuyển sang giọng trữ tình vừa cảm thông thương xót vừa suy ngẫm phẩm giá làm người của các nghĩa sĩ. NĐC đã nhập thân vào hương hồn nghĩa sĩ để cất lên tiếng nói về quan niệm sống chết đúng đắn đáng trân trọng. GV: Tìm câu văn thể hiện quan niệm sống của các nghĩa sĩ nông dân? Nhận xét về quan niệm sống đó? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: đến câu văn 29, tác giả lại cho biết tuy xác phàm đã bỏ những linh hồn các nghĩa sĩ bất tử. Nghĩa quân Cần Giuộc vẫn tiếp tục đánh giặc, vẫn tiếp tục sống anh hùng GV: Qua phần phân tích trên em có nhận xét gì về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm? HS phát biểu GV chốt lại GV: lạ vì lần đâu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có 1 tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân GV: để làm nổi bật lên hình tượng người nông dân nghĩa sĩ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? HS trả lời Gv chốt lại d. Quan niệm sống - Câu văn 22, 23: + Chết vinh còn hơn sống nhục + Chết làm nghĩa lớn còn hơn sống làm nô lệ -> Quan niệm sống: đúng đắn và đáng trân trọng. => Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân đẹp và lạ - Nghệ thuật: với thủ pháp nghệ thuật tả thực + trữ tình, nổi bật là phép tương phản, NĐC đã khắc hoạ 1 bức tượng đài sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ, lung linh 9 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: hãy tìm những từ ngữ thể hiện tấm lòng của tác giả đối với các nghĩa sĩ? HS tìm Gv ghi bảng GV: ở phần lung khởi, với nghệ thuật đối: súng giặc >< lòng dân; đất rền >< trời tỏ; 10 năm công vỡ ruộng >< 1 trận đánh Tây; tiếng vang như mõ >< danh nổi tợ phao -> NĐC đã khẳng định tấm lòng và công lao của người nghĩa sĩ. Ở phần thích thực và Ai vãn: NĐC vừa khóc thương vừa ca ngợi tri ân bằng tất cả sự mến yêu, ngưỡng mộ, trân trọng. GV: những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của những thân nhân nghĩa sĩ? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: tình cảm của nhân dân đất nước trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ? HS tìm chi tiết và phát biểu Gv chốt lại những nét đẹp vừa đời thường, dân dã vừa phi thường kì diệu thần thánh, chung đúc công lao và phẩm hạnh của biết bao thế hệ nông dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 2. Cái tôi trữ tình của NĐC. a. Tấm lòng của tác giả đối với nghĩa sĩ - Từ ngữ: + Hỡi ôi! + Khá thương thay! + Ôi! + Ôi thôi thôi! -> nối tiếp nhau cất lên thành tiếng khóc, thành dòng nước mắt chảy suốt bài văn tế -> Tấm lòng tiếc thương, ca ngợi nghĩa sĩ của tác giả; lòng yêu nước và căm thù giặc của tác giả b. Tấm lòng của tác giả trước sự mất mát của gia đình nghĩa sĩ, của nhân dân đất nước. - Tâm trạng của những thân nhân nghĩa sĩ + Mẹ già ngồi khóc trẻ + Vợ yếu chạy tìm chồng -> tâm trạng đau đớn tột cùng của những người thân nghĩa sĩ - Tình cảm của nhân dân và đất nước + Sông Cần giuộc: cỏ cây mấy dặm sầu 10 [...]... IV Luyện tập GV yêu cầu về nhà viết bài văn nêu suy nghĩ của em về quan niệm sống của người nông dân nghĩa sĩ: "chết vinh còn hơn sống nhục" 5 Củng cố và dặn dò - Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào? - Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những tình cảm nào? - Vì sao tiếng khóc này không hề bi luỵ? - Thành công về nghệ thuật của bài văn tế? - Bài cũ: học thuộc một đoạn tiêu biểu:... nhỏ + Chùa Tông Thạch: năm canh ưng đóng lạnh -> đau xót trước sự hi sinh của đất nước GV: em có nhận xét gì về giọng văn, nhịp điệu câu văn và cách dùng từ ngữ ở đây? Tác dụng của những tìn hiệu nghệ thuật đó? HS phát biểu Gv chốt lại - Nghệ thuật: + Giọng văn trữ tình + Nhịp điệu câu văn khoan thai nhẹ nhàng + Từ ngữ: nôm na nhưng giàu sắc thái biểu cảm -> tác dụng: thể hiện cái tôi trữ tình của tác . lược Chạy giặc, Văn tế Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Ngư, Tiều y thuật vấn đáp,… -> Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp 2. Nội dung thơ văn a. Lí. hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó? HS trả lời Gv ghi bảng GV: hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc là hình ảnh quen thuộc. sử thi của bài văn tế này. - Bước đầu hiểu những nét cơ bản về văn tế. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 C. Cách thức