1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo tổng kết thực tập sư phạm

7 5,1K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 131 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA SƯ PHẠM KTNN ĐOÀN TTSP K38 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……………… CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM KHOÁ 38 – KHOA SPKTNN – ĐH NÔNG LÂM TN ( Từ ngày 28/09/2009 đến ngày 08/11/2009) I. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Thời gian thực tập: 06 tuần (Từ ngày 28/09/2009 đến ngày 08/11/2009) 2. Địa điểm: - Trường THPT Phú Lương – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên. - Trường THPT Đồng Hỷ - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. 3. Thành phần đoàn TTSP: Bao gồm 25 giáo sinh thực tập tại 2 địa điểm: 3.1 Đoàn TTSP tại Trường THPT Phú Lương * Lãnh đạo đoàn: + Trưởng đoàn TTSP: ThS. Lê Minh Toàn + Phó trưởng đoàn TTSP: GS.TS Nguyễn Quang Tuyên + Phó trưởng đoàn TTSP: TS Nguyễn Đức Thạnh * Giáo sinh: - Tổng số: 13 giáo sinh. Trong đó: - Nam: 02 GS - Nữ: 11 GS - Vắng: 0 GS - Đến muộn: 0 GS - Bỏ TT: 0 GS 3.2 Đoàn TTSP tại Trường THPT Đồng Hỷ * Lãnh đạo đoàn - Trưởng đoàn: TS. Nguyễn Thị Liên - Phó TĐ: TS. Phan Thị Thu Hằng * Giáo sinh: - Tổng số: 12 giáo sinh. Trong đó: - Nam: 02 GS - Nữ: 10 GS - Vắng: 0 GS - Đến muộn: 0 GS - Bỏ TT: 0 GS II. Thuận lợi và khó khăn 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo TTSP tại trường THPT Phú Lương và THPT Đồng Hỷ và của thầy cô giáo BCN khoa SPKTNN – ĐH Nông Lâm TN. - Cả hai đơn vị đoàn đến thực tập đều có đội ngũ giáo viên hướng dẫn vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, có kinh nghiệp trong công tác hướng dẫn thực tập sư phạm, có tinh thần trách nghiệm cao trong việc hực hiện nhiệm vụ giáo dục. - Học sinh: Nhìn chung ngoan, ham học tập, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường cũng như Đoàn thanh niên tổ chức. Các em luôn yêu quý, nhiệt tình với giáo viên thực tập. - Hai trường THPT đã chỉ đạo và tạo mọi điều kiện bố trí thời gian, địa điểm cho giáo sinh hoạt động sớm như: gặp gỡ giáo viên hướng dẫn nhận nhiệm vụ, tiếp cận với lớp chủ nhiệm, bố trí phòng đợi, phòng tập giảng cho giáo sinh… - Được chính quyền địa phương, nhân dân trên địa bàn thực hiện công tác TTSP đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo sinh sinh hoạt và yên tâm công tác. - Về phía bản thân các giáo sinh đã tự mình có ý thức vươn lên, có lòng nhiệt tình, quý trọng nghề nghiệp, yêu trường lớp, học sinh. 2. Khó khăn: - Cả hai đơn vị đoàn đến thực tập đều có một số học sinh nhà xa, gia đình neo đơn, nghèo túng; Đa số gia đình làm nông nghiệp, điều kiện học tập còn nhiều hạn chế. Do đó khó khăn trong việc quản lý học sinh về giờ giấc, về việc nâng cao chất lượng học tập. - Điều kiện cơ sở vật chất của đoàn còn nhiều khó khăn nên gây hạn chế trong các hoạt động ngoài giờ của các giáo sinh như: thăm hỏi, điều tra tình hình gia đình học sinh… II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM 1. Quá trình thực tập - Giáo sinh được chuẩn bị cho công việc lên lớp ngay trong tuần đầu. - Ban chỉ đạo đã bố trí lịch cho từng công việc cụ thể, giáo viên hướng dẫn giao nhiệm vụ cho giáo sinh thực tập như: Lập kế hoạch TTCN cả đợt nộp cho giáo viên và ban chỉ đạo kiểm tra đầy đủ. - Tuần đầu giáo sinh được nghe báo cáo tình hình hoạt động của trường, của đoàn thể, về công tác chủ nhiệm. Dự các giờ dạy mẫu, soạn giáo án, tập giảng, duyệt giáo án chuẩn bị lên lớp cho tuần sau. - Các tuần tiếp theo giáo sinh thực hiện các kế hoạch đề ra ( giáo viên hướng dẫn đã duyệt). Lên lớp theo thời khóa biểu của nhà trường. 2. Ban chỉ đạo và giáo viên hướng dẫn: A – Ban chỉ đạo - Căn cứ vào KHTT của trường ĐH Nông Lâm TN, Ban chỉ đạo đã lập kế hoạch cụ thể, phù hợp với lịch làm việc của nhà trường tránh sự sáo trộn nề nếp về mọi mặt. - Phân công giáo viên hướng dẫn, giáo viên dạy mẫu, giáo viên báo cáo chuyên đề. - Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm của giáo sinh và việc duyệt kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm. - Kiểm tra sát sao và rút kinh nghiệm với giáo sinh về phương pháp dạy học, về giờ giấc, về xử lý các tình huống sư phạm khi tiếp xúc với học sinh… - Ban chỉ đạo luôn lắng nghe ý kiến phản ánh của giáo viên hướng dẫn và của giáo sinh để rút kinh nghiệm, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời nếu có sai lệch. B – Giáo viên hướng dẫn - Đã gặp gỡ, giao nhiệm vụ cho giáo sinh như: Lập kế hoạch dự giờ, soạn bài, duyệt giáo án, quản lý học sinh trong các tiết dạy, trong tổ chức hoạt động tập thể, thăm gia đình học sinh, giáo dục học sinh thông qua nhiều hình thức hoạt động khác. - Thường xuyên rút kinh nghiệm, uốn nắn giáo sinh kịp thời sau các tiết lên lớp. - Hướng dẫn và động viên giáo sinh đã phát huy được vai trò của mình thông qua các hoạt động như: hoạt động 15 phút đầu giờ cho lớp chủ nhiệm, dạy lớp học hát, thăm gia đình học sinh, giáo dục học sinh cá biệt, khen thưởng học sinh có thành tích… C- Giáo sinh thực tập - Sau khi lập kế hoạch thì 100% kế hoạch được giáo viên hướng dẫn duyệt. - Các giáo sinh đều soạn bài đầy đủ, nộp trước 3 ngày, được duyệt trước khi lên lớp. - Lên lớp đúng giờ, đầy đủ, được rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy giúp các giáo sinh tiến bộ nhanh chóng. - Đa số giáo sinh có kiến thức vững vàng, tác phong chững chạc, bình tĩnh linh hoạt trong việc xử lý tình huống sư phạm trên lớp, biết vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp. - Trong công tác chủ nhiệm lớp: Còn mới mẻ với giáo sinh, nhưng các giáo sinh đã cố gắng thực hiện rất tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm: Luôn bám sát lớp, luôn gần gũi học sinh, tìm hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình và điều kiện học tập của học sinh, quản lý hoạt động 15’ đầu giờ của lớp như: đọc báo, truy bài, dạy hát… được học sinh quý mến và tin yêu. - Bên cạnh các hoạt động chuyên môn đó, các phong trào của nhà trường luôn được các giáo sinh chủ động, tích cực tham gia: + Tham gia hoạt động kết nghĩa giữa đoàn trường với đoàn cơ sở. + Hướng dẫn, tập luyện cho học sinh tham gia Giải thi đấu cầu lông, cờ vua do Đoàn trường tổ chức. + Tổ chức quản lý học sinh tập luyện tham gia đồng diễn trong đại hội thể dục thể thao toàn huyện… 4- Đánh giá chung về giáo sinh thực tập * Ưu điểm - Các giáo sinh có ý thức tổ chức kỉ luật cao, nghiêm túc thực hiện mợi quy định của trường ĐH Nông Lâm TN, của Ban chỉ đạo TTSP đề ra. - Thực hiện quy chế chuyên môn đầy đủ, khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Biết vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn - Đối với lớp chủ nhiệm giáo sinh đã biết xây dựng cho đội ngũ cán bộ lớp tự quản, chỉ đạo mọi hoạt động, giữ vững phong trào thi đua của lớp. Có mối quan hệ tốt với nhà trường, gây được lòng tin với giáo viên hướng dẫn, học sinh yêu mến. * Hạn chế - Trong phương pháp dạy học còn một số giáo sinh chưa kết hợp linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, trong bài giảng ít mở rộng, ít liên hệ thực tế, hạn chế trong việc uốn nắn kỹ năng cho học sinh, chưa gây được hứng thú bộ môn cho học sinh. - Trong công tác chủ nhiệm: Còn nhiều hạn chế trong phương pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm. III – KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM - Đợt thực tập sư phạm của khóa 8 diễn ra đúng tiến độ, đạt chất lượng cao. ( Có bảng điểm tổng hợp kết quả TTSP đính kèm) - Xếp loại xuất sắc: 25/25 ( 100%) - Xếp loại giỏi: 0% IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Giáo sinh cần mạnh dạn, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động mới thu được kết quả cao. - Tình đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là một yếu tố quan trọng làm nên thành công cho đợt thực tập này. V. ĐỀ NGHỊ - Chúng em mong rằng trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, phối hợp giữa khoa Sư phạm KTNN – ĐH Nông Lâm và trường THPT Phú Lương, trường THPT Đồng Hỷ để tạo cho giáo sinh nhiều cơ hội giao lưu học tập tại các trường. VI. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT 1. Khen thưởng: • Ban chỉ đạo TTSP trường THPT Phú Lương: Đề nghị khen thưởng 02 giáo sinh có thành tích xuất sắc trong tổ chức quản lý đoàn , thực tập chủ nhiệm, thực tập giảng dạy trong thời gian thực tập sư phạm tại trường THPT Phú Lương. • Danh sách: - Trần Như Hợp - Lê Thị Liên 2. Kỉ luật: Không VII. LỜI CẢM ƠN Đoàn TTSP K38 – Khoa SPKTNN – ĐH Nông Lâm TN xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban chỉ đạo thực tập sư phạm, Ban giám hiệu, Các giáo viên hướng dẫn, các phòng ban chức năng, các em học sinh trường THPT Phú Lương đã giúp đỡ cho đoàn hoàn thành nhiệm vụ. Thái Nguyên, ngày 04 tháng 11 năm 2009. TM ĐTTSP K38 LT. Trần Như Hợp ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA SƯ PHẠM KTNN ĐOÀN TTSP K38 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……………… KT QU THC TP S PHM KHO 38 KHOA SPKTNN H NễNG LM TN ( T ngy 28/09/2009 n ngy 08/11/2009) STT H V TấN . TTGD . TTCN IM TB XL 1 Đào Thị Ngọc Biển 9,7 10,0 9,8 SX 2 Phạm Thu Dung 9,8 9,8 9,8 SX 3 Khuất Thị Phơng Dung 9,6 9,8 9,7 SX 4 Nguyễn Minh Đức 9,6 9,8 9,7 SX 5 Ngô Thị Hằng 9,8 9,6 9,7 SX 6 Nguyễn Thị Hơng 9,8 9,8 9,8 SX 7 Vũ Thị Vân Hà 9,7 10,0 9,8 SX 8 Nguyễn Thị Thu Hải 9,7 9,8 9,7 SX 9 Trần Thị Hải 9,7 9,8 9,7 SX 10 Hà Thị Hiếu 9,6 10,0 9,7 SX 11 Lê Thị Liên 9,9 9,8 9,9 SX 12 Dơng Thị Cẩm Linh 9,8 10,0 9,9 SX 13 Trần Nh Hợp 9,8 10,0 9,9 SX 14 Nguyễn Thị Linh 9,8 9,8 9,8 SX 15 Nguyễn Thị Lụa 9,7 9,8 9,7 SX 16 Nguyễn Thị Ngọc 9,8 9,8 9,8 SX 17 Triệu Thị Ngọc 9,8 9,6 9,7 SX 18 Nguyễn Quang Nghĩa 9,7 9,9 9,8 SX 19 Nguyễn Thị Phiên 9,6 10,0 9,7 SX 20 Nguyễn Huy Sang 9,6 9,8 9,7 SX 21 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ 9,7 10,0 9,8 SX 22 Vũ Thị Huyền Thuỷ 9,6 10,0 9,7 SX 23 Phạm Thị Thuý 9,6 10,0 9,7 SX 24 Khúc Thị Huyền Trang 9,6 10,0 9,7 SX 25 Nguyễn H. Hồng Vân 9,6 9,8 9,7 SX . sinh cá biệt lớp chủ nhiệm. III – KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM - Đợt thực tập sư phạm của khóa 8 diễn ra đúng tiến độ, đạt chất lượng cao. ( Có bảng điểm tổng hợp kết quả TTSP đính kèm) - Xếp loại. giáo sinh có thành tích xuất sắc trong tổ chức quản lý đoàn , thực tập chủ nhiệm, thực tập giảng dạy trong thời gian thực tập sư phạm tại trường THPT Phú Lương. • Danh sách: - Trần Như Hợp -. sinh như: thăm hỏi, điều tra tình hình gia đình học sinh… II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM 1. Quá trình thực tập - Giáo sinh được chuẩn bị cho công việc lên lớp ngay trong tuần đầu. - Ban

Ngày đăng: 07/07/2014, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w