Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
28,12 KB
Nội dung
Bài kiểm tra giữa kì Môn : Lịch sử chế độ ruộng đất Việt Nam cổ- trung đại Đề bài: Bình luận cải cách ruộng đất của Hồ Quý Ly Bài làm Ruộng đất tức là đất đai để tiến hành các hoạt động sản xuất , là tư liệu nền tảng và quan trọng bậc nhất trong mọi xã hội. Là một chế độ xã hội lấy nông nghiệp làm gốc nên ruộng đất trở nên có vai trò ngày càng lớn trong xã hội phong kiến. Mỗi triều đại được thiết lập đều đề ra những chính sách về ruộng đất riêng cho mình. Những chính sách đúng đắn sẽ giúp triều đại đó thu được những thành tựu rực rỡ về kinh tế ,văn hóa, xã hội và là nền móng vững chắc cho triều đại đó tồn tại. Nhưng cùng với sự biến thiên của thời gian những chính sách ruộng đất đúng đắn một thời bỗng bộc lộ những khiếm khuyết và tỏ ra ngày càng mất hiệu lực trước sự thay đổi của tồn tại xã hội. Những lúc như thế thì lịch sử lại đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải tiến hành một cuộc thay đổi, một cuộc cải cách nhằm tạo ra những tiền đề mới thúc đẩy lịch sử đi lên. Trong dòng chảy liên tục của lịch sử Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều những công cuộc cải cách ruộng đất như thế, trong bài viết này em xin đi vào cải cách của Hồ Quý Ly mà cụ thể ở đây là bình luận một cách ngắn gọn những cải cách của ông trong lĩch vực ruộng đất- một cuộc cải cách có một không hai trong lịch sử. Những chính sách, những hành động của ông cho đến nay vẫn nhận được những luồng quan điểm trái chiều và cuộc tranh cãi về một nhân vật thú vị này chưa bao giờ đi đến hồi kết. Nhà Trần xuất thân từ một “tập đoàn đánh cá” của vùng sông nước Sơn Nam( Nam Định-Thái Bình) thay là Lý trong một cuộc “chính biến không đổ máu” vào đầu thế kỉ 13. Để chống lại những tàn dư ủng hộ nhà Lý ,những người đứng đầu thiên tài của nhà Trần đã chọn một giải pháp là dựa vào chính những người trong dòng họ danh tiếng và giỏi dang của mình. Theo đó nhà Trần đã cử những người thân thích đi trấn giữ những miền hiểm yếu( như thái sư Trần Thủ Độ trấn giữ miền Nghệ Tĩnh ) và trao cho họ những quyền độc lập nhất định với những miền đất ấy.Tuy mới thành lập chưa được bao lâu nhưng nhà Trần đã phải đương đầu và đánh tan những lần xâm lăng của đế chế Mông-Nguyên ở phương bắc. Đó thực sự là những lần khó khăn có khi phải bỏ cả kinh đô Thăng Long. Sau mỗi chiến thắng là những lần xét công ban thưởng mà ban thưởng thái ấp là phần thuởng cao quý và rất thực tế .Năm 1256 nhà nước bán quan điền cho dân làm ruộng tư và đặc biệt là năm 1266 nhà vua xuống chiếu cho phép vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán để khai khẩn ruộng hoang, lập ra các điền trang. Đó là những chính sách mà nhà Trần ý thức được là nó làm bệ đỡ cho vương triều tồn tại. Và cũng chỉ chờ có vậy để ruộng tư vốn đã xuất hiện và âm ỉ tồn tại trong lịch sử nay càng có điều kiện phát triển mạnh. Trong quá trình này ruộng đất tư hữu không chỉ phát triển trên những vùng đất mới khai phá mà còn mở rộng bằng con đường chuyển hóa từ ruộng công thành ruộng tư. Nghĩa là sự phát triển của sở hữu tư nhân bao gồm cả quá trình tư hữu hóa ruộng đất công.Với các điền trang , thái ấp của vương hầu, quý tộc Trần ,ruộng tư đã phát triển đến mức đỉnh điểm nhất trong lịch sử ruộng đất Việt Nam, nhưng nó còn đặc biệt ở chỗ là được nhà nước phong kiến tác động thuận chiều-một điều không từng có trước và sau nó- bởi không giống như các lãnh địa của các lãnh chúa ở tây Âu và Nhật Bản, Đại Việt cũng giống như nhiều dân tộc phương đông khác ra đời và tồn tại từ trong một bọc (tức là sự đoàn kết), ở đó bất kì một ý tưởng tư hữu nào đều được coi là những tư tửởng chống lại cộng đồng và sớm hay muộn đều bị loại trừ. Nhưng nếu như trong chiến tranh các thái ấp điền trang ấy từng là động lực quan trọng để quý tộc Trần lãnh đạo nhân dân đánh tan kẻ thù bảo vệ đất nước thì trong hòa bình nó lại tỏ ra là một thế lực ngày càng lớn mạnh lấn át chính quyền trung ương đang trong xu thế chuyển từ thân dân sang tập quyền trở thành một trở ngại chung cho sự phát triển của xã hội. Bọn quý tộc Trần đua nhau tìm mọi cách cướp ruộng đất công, ruộng đất của nông dân để mở rộng diện tích các điền trang của chúng. Người nông dân cày cấy trong các điền trang bị bóc lột tàn tệ, vì họ bị nô dịch về thân phận. Một số nô lệ( gia nô) phụ trách sản xuất cũng bị đẩy vào cảnh sa đọa, đói khổ. Lực lượng sản xuất bị phá hoại trầm trọng ngay trong các điền trang. Tác động xấu đến kinh tế của nhà nước. Về chính trị thì nó làm giảm quyền chi phối của triều đình đến các điền trang thái ấp này. Sự bóc lột thậm tệ các nông nô trong các điền trang, thái ấp dẫn đến những cuộc khởi nghĩa của giai tầng này chống lại triều đình.Bản thân nhà Trần thì lại diễn ra những cuộc lục đục, thanh trừng nội bộ. Mặt khác, sự phát triển của tư hữu địa chủ bình dân ngày càng mạnh và có những tác dụng nhất định trong việc giải quyết tình hình xã hội. QHSX địa chủ tá điền với tô thức tương đối nhẹ và thân phận tương đối tự do hơn của nông dân, đã trở thành hướng tiến lên mới của quan hệ xã hội. Hiện tượng này càng làm nổi bật tính chất lạc hậu, kìm hãm của chế độ điền trang. Sự khủng hoảng bên trong dẫn đến những thất bại bên ngoài. Từ phương nam quân Chiêm Thành nhiều lần quấy phá 3 lần đánh tận ra Thăng Long . Ở phương bắc nhà Minh hùng mạnh mới thành lập cũng gây phiền nhiễu ,nhiều lần đòi cống nạp, đang lăm le xâm lược nước ta. Kinh tế thái ấp ,điền trang đang phá vỡ sức mạnh đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại những khó khăn trong nước cũng như những âm mưu đe dọa từ bên ngoài, rõ rang loại hình sở hữu ruộng đất này đang tỏ ra không còn thích hợp trong điều kiện mới của đất nước. Lịch sử đang đặt ra yê phải thay đổi, phải cải cách và một nhân vật đủ đức đủ tài đứng ra đảm nhận công việc này mà công cuộc này phải bắt đầu từ cơ sở hạ tầng: ruộng đất. Trong khi các vua Trần lần lượt nối nhau trị vì lại tỏ ra bạc nhược không đủ sức vượt qua được sự bảo thủ và hẹp hòi của thượng hoàng Trần Nghệ Tông . Xuất thân từ một thương nhân, từng đi nhiều nơi, gặp nhiều người mà hun đúc nên ở Hồ Quý Ly một con người với tư tưởng cởi mở và thông thoáng, lại sinh ra và lớn lên vào buổi rối ren của vương triều Trần, nhờ những thủ đoạn cùng những mối quan hệ, Hồ Quý Ly đã từng bước nắm những chức vụ quan trọng , ông dần hiểu được tình hình mục ruỗng của vương triều Trần sự chia lìa, phân tấn của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời cả những mối đe dọa từ bên ngoài. Lịch sử đặt lên đôi vai của một con người vốn có tổ tiên sinh ra ở một vùng thương cảng nổi tiếng của Trung Quốc – vùng Chiết Giang- Khai Phong-Thượng Hải phải quyết liệt cải cảch mà ở đây chúng ta bàn tới là vấn đề ruộng đất. Phá bỏ quan hệ ruộng đất điền trang , phân phối lại ruộng đất cho thỏa đáng hơn cho nông dân. Đồng thời phải tạo những điều kiện mới cho sự phát triển của QHSX địa chủ bình dân- tá điền.Nhằm cũng cố lại quốc gia Đại Ngu sau bao năm suy đồi dưới vương triều Trần, nhưng là xây dựng một nhà nước phong kiến theo khuynh hướng mới-quân chủ tập quyền quan liêu, phát kiển kinh tế dựa trên quan hệ ruộng đất địa chủ - tá điền, điều hòa mâu thuẫn giữa các giai tầng , đủ sức chống lại các âm mưu đe dọa sự sống còn của đất nước từ bên ngoài. Yêu cầu trên, cho phép ta nói rằng, cuộc khủng hoảng vào cuối thế kỉ 14 là một cuộc khủng hoảng về cơ cấu kinh tế, nhưng chưa phải là đòi hủy bỏ toàn bộ chế độ phong kiến , mà mới là giải quyết một bộ phận của nền kinh tế phong kiến, nới rộng quan hệ sản xuất, tạo điều kiện cho sức sản xuất tiến lên một bước. Cuộc khủng hoảng đó tuy nặng về cơ cấu, nhưng nó vẫn còn là cuộc khủng hoảng trưởng thành của một chế độ đang còn khả năng tiến lên. Cuộc khủng hoảng đã trầm trọng đến mức độ chín muồi, đòi hỏi phải có một cuộc cải cách, đồng thời xã hội cũng đã tạo nên những khả năng để giải quyết nó. Gộp chung lại cải cách ruộng đất của ông- mà nhiều người từng đánh giá chỉ là một hành động quay trở lại hình thức vốn đã có từ triều Lý và đầu Trần- tựu lại ở chính sách hạn điền ban hành năm 1397 và chính thức được thực hiện từ đầu năm sau .Cho đến trước khi giặc Minh sang xâm lược thì chính sách này đã cơ bản hoàn thành(1403).Cải cách được tiến hành chỉ 3 năm sau khi người có thế lực và uy tín bậc nhất của nhà Trần là Trần Nghệ Tông qua đời cũng như cùng thời điểm Hồ Quý Ly được phong là đại vương. Chính sách hạn danh điền này không đánh vào tầng lớp đại quý tộc lúc đó( gồm đại vương và trưởng công chúa) và tầng lớp địa chủ có mức sở hữu dưới 10 mẫu. “ Năm 1397 …ra hạn điền …ruộng của đại vương, trưởng công chúa không hạn còn dân thường không được quá 10 mẫu…”. Vậy đối tượng của cải cách chỉ là những chủ ruộng tư hữu trên 10 mẫu mà không phải là tầng lớp đại quý tộc kể trên. Và trong mối quan hệ thì chính sách hạn nô được ban hành, đây không được đánh giá là một cuộc giải phóng nô lệ mà là chỉ nhằm hạn chế số lượng gia nô trong các gia đình quý tộc cũng như những nông nô canh tác trên những diện tích đã bị hạn điền. Công cuộc cải cách này có nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau, có người khen ngợi, có người chê bai, đồng thời hàm chứa cả những quan điểm trung dung. Mỗi lần lục lọi, tìm tòi về vấn đề này người viết, người đọc đều mong sao có một cách nhìn khách quan, thấu đáo và có một quan điểm lịch sử cho vấn đề để khen thì khen cho đúng mà chê thì chê không được sai. Vậy để làm được điều này theo quan điểm của em cần phải đặt vấn đề cải cách ruộng đất này trong đúng khung cảnh xã hội mà nó diễn ra: lịch sử yêu cầu điều gì, người cải cách có những tham vọng làm gì và ông đã làm được điều gì. Làm rõ được những câu hỏi đó thì những hạn chế của công cuộc cải cách sẽ hiện ra đồng thời những đóng góp của công cuộc cải cách cho giai đoạn tiếp sau sẽ dần được hé mở. Hai vấn đề đầu đã được em trình bày ở phần trên. Còn về vấn đề cuối thì em xin đi vào bình luận mặt được và chưa được. Trong sự tiến bộ của lịch sử cải cách ruộng đất của Hồ Quý Ly nói chung được đánh giá là tiến bộ vì nó nằm trong xu thế đi lên của tiến trình lịch sử dân tộc là khi có khủng khoảng thì phải cải cách phải thay đổi, bất luận nhân vật đó là ai, miễn là người đó hiểu được vấn đề cần giải làm đồng thời có đủ quyền và lực để làm tốt công việc ấy. Cải cách ruộng đất của Hồ Quý Ly là một lời khẳng định mạnh mẽ và chắc nịch xác lập quyền sở hữu tối cao của nhà nước với TLSX chính là ruộng đất, chống lại khuynh hướng phát triển của sở hữu tư nhân lớn cũng như nạn kiêm tinh ruộng đất – mầm mống của bất ổn xã hội trong điều kiện phát triển nội tại của Đại Việt là một quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước không thể thiếu vai trò điều hành của chính quyền trung ương trong việc tổ chức xây dựng và tu bổ các công trình thủy lợi lớn với sự đòi hỏi cấp thiết thống nhất đất nước, phòng chống giặc ngoại xâm. Và cái hay ở chỗ, nó là đòn đánh mạnh đầu tiên của chính quyền trung ương đối với loại hình chiếm hữu tư nhân về ruộng đất đang trên bước đường tư hữu hóa. Xa hơn Hồ Quý Ly muốn củng cố địa vị của chính quyền trung ương với thiết chế tập quyền sơ khai theo mô hình Nho giáo trong điều kiện Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp nhân dân như xã hội thời Trần, tránh xu thế cát cứ. Cùng với chính sách hạn nô( ban hành năm 1401), chính sách hạn điền đã góp phần giải phóng một số lượng lớn tư liệu sản xuất lớn và sức sản xuất lớn cho kinh tế đất nước. Vì thế mà Hồ Quý Ly mới dám mơ tới đạo quân trăm vạn để chống quân Minh, đồng thời nguồn thuế do nông dân lĩnh canh đóng cho nhà nước cũng tăng lên. Bước đầu những khó khăn về kinh tế đã có triến vọng khả thi để giải quyết. Nhưng cũng như bao cuộc cải cách đều phải đứng trên lập trường giai cấp, Hồ Quý Ly cũng đứng trên lập trường của giai cấp địa chủ và bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình trước tiên. Cải cách vẫn không động chạm đến một số lượng ruộng tư lớn của tầng lớp đại địa chủ( đại vương và trưởng công chúa) trong đó có bản thân hoàng tộc Hồ Quý Ly, đồng thời số lượng địa chủ có mức tư hữu dưới 10 mẫu- một mức sở hữu rất phổ biến ở một vùng đất chật người đông như Bắc Bộ- vẫn được duy trì. Chỉ thế thôi cũng đủ chứng minh tính không triệt để của cuộc cải cách. Cũng vì lập trường địa chủ phong kiến nên cải cách ruộng đất của Hồ Quý Ly đã không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân lao động đặc biệt là một bộ phận lớn nông nô đang trên con đường nông dân hóa. Bộ phận này chỉ thay đổi thân phận từ làm thuê trong các điền trang, thái ấp thành người làm thuê cho nhà nước theo hình thức lĩnh canh nộp tô. Nhưng so với xu thế phát triển của Tây Âu, thì ở phương Đông nói chung trong đó có Đại Việt- Đại Ngu tồn tại một mâu thuẫn không dễ dàng giải quyết chút nào. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của chế độ tư hữu – một xu thế tự nhiên với yêu cầu củng cố chính quyền TW tập quyền đang trong khủng hoảng chia rẽ. Đây là một luận điểm hay nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất. Tuy nhiên ta cũng cần nhận thức rõ và sâu sắc rằng, tuy sở hữu tư nhân về ruộng đất là tiến bộ là hợp với quy luật của lịch sử. Nó có tầm quan trọng ở chỗ, nó giải phóng sức sản xuất nhằm đem lại hiệu quả lao động cao hơn mở đường cho quan hệ sản xuất TBCN phát triển, nhưng nó lại phải là sở hữu nhỏ của nông dân tự canh chứ không phải là sở hữu lớn của địa chủ- đại diện cho qhsx lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất. Hơn nữa, một đặc điểm tiêu biểu của sở hữu ruộng đất tư nhân ở nước ta là không triệt để, trong đó ngay từ trong bản chất ra đời của mình, nhà nước luôn khẳng định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất. Điều này ngoài mục đích là công cụ bóc lột của nhà nước thì nó còn là chất keo gắn kết quan trọng giúp nhà nước tập hợp lực lượng trong việc chống ngoại xâm, công tác trị thủy và phòng chống thiên tai. Sở hữu tối cao dù trên danh nghĩa của nhà nước về ruộng đất mới có thể giúp nhà nước hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả này. Những cuộc chống xâm lăng thành công dưới các triều đại Lý, Trần, Lê, hay công tác trị thủy thu lượm được những kết quả theo ý muốn là dựa hoàn toàn trên tinh thần này. Với sự lan tràn của hình thức chiếm hữu tư nhân về ruộng đất đã làm cho chính quyền Lê- Trịnh, chúa Nguyễn sụp đổ trước những phong trào nông dân, và sự thất bại nhục nhã của nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp. Trước những bước đường nguy nan, sự tập hợp lực lượng thống nhất từ trên xuống và được chỉ đạo thống nhất bởi một chính quyền mới giúp dân tộc Đại Việt vượt qua trở ngại và khó khăn. Mà sở hữu nhà nước về ruộng đất chính là nền tảng quan trọng để đạt được điều này. Đây là điểm khác biệt căn bản của quan hệ ruộng đất giữa phong kiến phương đông( trong đó có Đại Việt) với Tây Âu, khi bị xâm lăng chính sự tư hữu đất đai trong các lãnh địa đã giúp cho nơi đây đứng vững trước nạn ngoại xâm. Vậy nên, đứng trước sự nhòm ngó và nguy cơ mất nước đang từng ngày rình rập từ nhiều phía, thù trong giặc ngoài, triều Trần bạc nhược tỏ ra bế tắc trong việc đói phó với những khó khăn thì hành động mạnh tay thoán ngôi và thẳng tay trấn áp những thế lực thủ cựu Trần cản đường là hoàn toàn đúng đắn cũng như hoàn toàn sáng suốt. Hành động xóa bỏ sự chiếm hữu tư nhân của vương hầu quý tộc Trần nhằm noi theo tinh thần đoàn kết, “bọc trăm trứng” của tổ tiên trong cuộc chiến một mất một còn của cả dân tộc cũng là đáng khen. Hồ Quý Ly đã tỏ ra là linh hoạt, hiểu thời cuộc, thấy được đòi hỏi của thực tiễn chư không giáo điều máy móc trong những câu từ khô cứng của kinh điển Nho gia. Có phải thế không mà trước đó nhiều năm, ông cũng là người đầu tiên và duy nhất dám phê phán Khổng Tử và học thuyết của ngài.!? . đúng là “ thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm tra chân lý”. “ Chân lý” của ông đã đúng trong thực tiễn bấy giờ chứ không đúng theo những gì chúng ta đánh giá hôm nay!?. Chỉ có điều, ông có qua ít thời gian để cho hậu thế thấy ông sáng suốt, nhạy bén như thế nào. Cách thức ông làm, kết quả đã diễn ra làm cho ngày nay có quá nhiều ý kiến trái chiều xì xào về ông.! Nhưng nếu chúng ta ngày nay bớt máy móc, bớt giáo điều, có quan điểm lịch sử cụ thể khi đánh giá vấn đề và đặc biệt phải kết hợp chủ nghĩa Mác trong mối quan hệ hữu cơ với “dân tộc học phương đông” thì chúng ta sẽ thấy Hồ Quý Ly là người thế nào. Và phải trong tâm thức ông đã từng tâm niệm là “hãy làm mọi việc một cách đáng khen, chứ không nên làm mọi việc để được mọi người khen”!?, hoặc như 2 câu thơ rất hay trong bộ phim Tam quốc diễn nghĩa: “ Trả món nợ non sông đất nước, Mặc đời sau thiên hạ luận bình” Và như thế so với mục đích ban đầu thì cải cách còn nhiều điều quan trọng chưa làm được. Những hạn chế đó xuất phát từ điều kiện xã hội phong kiến cũng như lập trường giai cấp ngăn cản. Sự không hài hòa giữa mục đích và biện pháp- điều từng đốt cháy biết bao tư tưởng canh tân xuất chúng. Biện pháp mà Hồ Quý Ly sử dụng là quá khắc nghiệt, nó không phù hợp cũng như không được sự ủng của một xã hội còn đang nhuốm những sắc màu thần bí của Phật giáo là từ bi hỉ xả. Cuộc cải cách được thực hiện trong một thời gian có thể coi là quá ngắn( chỉ mấy năm), có phải ví quá nóng vội, vì quá nôn nóng mà ông đã sai lầm trong việc đánh mạnh vào tầng lớp địa chủ bình dân, cơ sở của một nhà nước phong kiến mới. Hồ Quý Ly đã đánh mạnh vào lực lượng xã hội mà đáng lẽ ông ta phải dựa vào để giải quyết nạn khủng hoảng. Điều đó chẳng khác gì rút củi ngay dưới đáy cái nồi mà mình muốn đun sôi. Chỉ trong vòng mấy năm loại hình kinh tế thái ấp ,điến trang đã bị xóa bỏ một cách quyết liệt, trong khi những tiền đề của một nền kinh tế mới dựa trên quan hệ địa chủ - tá điền lại còn quá non yếu chưa đủ vững trãi để triều đại non trẻ của ông yên tâm mà dựa vào khi đứng trước những khó khăn hiểm nghèo. Mặc dù không có những kết quả rực rỡ, Hồ Quý Ly thông qua cuộc cải cách cũng đã cống hiến đáng kể cho lịch sử dân tộc, đó chính là: Tìm ra phương hướng đúng cho chế độ phong kiến Việt Nam sau này, như loại bỏ th chế độ phong kiến quý tộc, tước bỏ danh vị quốc giáo của đạo Phật, tôn sùng đạo Nho. Xây dựng một nhà nước tập quyền chuyên chế khá chặt chẽ, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa - tiền tệ, cải tiến giáo dục, thi cử, đề cao những giá trị dân tộc…Những điều mà sau này sau khi giành lại đất nước từ tay giặc Minh, triều Lê Sơ đã thực hiện rất thành công Có thể nói rằng cải cách của Hồ Quý Ly tạo nên những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời Lê Sơ sau này, đặc biệt là quyền sở hữu tối cao với đất đai là thuộc về nhà nước. Điểm đặc trưng điển hình của chế độ phong kiến phương Đông. Một điều thật đáng tiếc rằng nếu không có cuộc xâm lăng của giặc Minh thì chúng ta đã có thể chứng kiến hiệu quả của những cải cách ấy đi đến đâu, cải cách mới chỉ được tiến hành trong một thời gian chưa dài, thời đại chưa đủ thời gian để tiếp nhận nó thì đã phải dừng lại. Dẫu sao, cho dù thế nào cải cách của Hồ Quý Ly để lại những bài học quý báu cho những cuộc cải cách về sau, cũng như bài học quý báu với việc hoạch định chính sách quản lý đất nước. [...]... Minh, Đại cương 2 3 lịch sử Việt Nam, Nxb GD, 2006 Trần Bá Đệ (cb), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, 2007 Vũ Minh Giang: Thử nhìn lại những cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, NCLS 4 số 6 (253) 1990 Trương Hữu Quýnh, Đánh giá lại vấn đề cải cách của Hồ Quý Ly, Tạp chí 5 nghiên cứu Lịch sử, 1960 Nguyễn Gia Phu, Mấy ý kiến về vấn đề Hồ Quý Ly, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, 1960 . những cải cách ấy đi đến đâu, cải cách mới chỉ được tiến hành trong một thời gian chưa dài, thời đại chưa đủ thời gian để tiếp nhận nó thì đã phải dừng lại. Dẫu sao, cho dù thế nào cải cách của. thế, trong bài viết này em xin đi vào cải cách của Hồ Quý Ly mà cụ thể ở đây là bình luận một cách ngắn gọn những cải cách của ông trong lĩch vực ruộng đất- một cuộc cải cách có một không hai trong lịch. được những câu hỏi đó thì những hạn chế của công cuộc cải cách sẽ hiện ra đồng thời những đóng góp của công cuộc cải cách cho giai đoạn tiếp sau sẽ dần được hé mở. Hai vấn đề đầu đã được em trình