m m
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY ABC LỜI MỞ ĐẦU • Cơ sở hình thành đề tài Trong cơ chế kinh tế thị trường khá sôi động như hiện nay, việc hoạt động đạt hay kém hiệu quả của một doanh nghiệp luôn đi liền với một mức rủi ro nhất định. Đó là yếu tố vốn có trong việc sử dụng và phân bổ các nguồn lực vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, gắn với một rủi ro cao hơn thì tỷ suất sinh lợi cũng sẽ lớn hơn. Ta có thể đánh giá được mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải thông qua tác động của các chỉ số đòn bẩy. Do đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào phân tích đòn bẩy để điều chỉnh các yếu tố liên quan sao cho phù hợp với suất sinh lợi và thái độ chấp nhận rủi ro của mình. Đòn bẩy như là công cụ khếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động của vật thể cần dịch chuyển. Trong vật lý người ta dựa vào điểm tựa cố định để khếch đại nhằm di chuyển một vật thể nào đó. Thuật ngữ đòn bẩy trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi, nếu hoạt động tốt thì đòn bẩy sẽ khếch đại cái tốt đó lên gấp bội lần, và ngược lại nếu hoạt động doanh nghiệp xấu thì đòn bẩy cũng sẽ khếch đại cái xấu đó lên gấp bội lần. Cuộc đời thăng trầm, lên xuống của những nhà điều hành doanh nghiệp luôn đi theo của hai loại đòn bẩy đó là đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Từ những nhận định và đánh giá cũng như tầm quan trọng của hai loại đòn bẩy,cho thấy việc phân tích tác động đòn bẩy hoạt đông,đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận và rủi ro là việc nên làm của những nhà quản trị trong việc ra quyết định, phân tích để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn,nó ảnh huởng như thế nào đến lợi nhuận,nên thay đổi tác động của nó ra sao để công ty kiểm soát được rủi ro tổng thể mà vẫn sử dụng chúng như công cụ tích cực để đạt được lời nhuận kỳ vọng mong muốn,đưa ra những quyết định phù hợp liên quan nguồn vốn. Đó là lý do em chọn đề tài: “Phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận và rủi ro của công ty ABC – TP. HCM” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. • Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện rủi ro từ đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính đến doanh nghiệp. Xem xét mức độ tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Đề ra các giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi và hạn chế rủi ro ở công ty. • Nội dung nghiên cứu Phân tích mức độ ảnh huởng của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh khi đầu tư định phí thay đổi Xem xét sự thay đổi qui mô tài trợ bằng vốn vay ảnh huởng đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, và rủi ro của nó taọ ra như thế nào. Tổng hợp tác động đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. • Phương pháp nghiên cứu Tiến hành thu thập số liệu chủ yếu từ phòng kế toán thông qua các bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng xác định kết quả kinh doanh. Tìm hiểu vấn đề thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ chuyên môn trong công ty. So sánh giữa các kỳ phân tích để thấy được sự biến động trong hoạt động của công ty qua các năm. Đánh giá rủi ro của công ty qua việc tính toán các tỷ số tài chính. • Phạm vi nghiên cứu Số liệu phân tích chủ yếu từ năm 2008 – 2011 Lợi nhuận và rủi ro có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến, ở đây chỉ phân tích tác động của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận và rủi ro. CHUƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Rủi ro kinh doanh RRKD là rủi ro gắn liền với sự bất ổn định của năng suất kinh doanh. RRKD phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định. Khi nói tới RRKD là nói tới tính biến thiên của EBIT. Có nhiều nguyên nhân tác động tới sự thay đổi này như sự thay đổi về nhu cầu thị trường, về giá cả đầu vào và giá cả đầu ra. RRKD là một hàm số của nhiều yếu tố, gồm DOL của doanh nghiệp và tính không chắc chắn của doanh thu. Để đo lường mức độ RRKD, người ta dùng cách tính độ nghiêng đòn cân định phí DOL. Một doanh nghiệp có quy mô chi phí cố định trong kỳ lớn thì đòn bẩy sẽ lớn, biến thiên lợi nhuận sẽ nhiều đồng thời rủi ro cũng tăng và ngược lại. Để hạn chế những rủi ro tiêu cực trong kinh doanh, cần phải mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm…Đặc biệt, phải duy trì một quy mô kinh doanh hợp lý theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 1.1.2. Rủi ro tài chính RRTC diễn ra cùng với mức độ sử dụng nợ. Nó gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. RRTC chỉ tính không chắc chắn tăng thêm trong EPS của một doanh nghiệp do việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Và để đo lường nó, người ta sử dụng độ nghiêng đòn cân nợ. Đòn cân nợ phụ thuộc vào quy mô vay nợ trong kỳ, nợ vay trong kỳ lớn thì đòn bẩy sẽ lớn và ngược lại. Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng nợ vay như: - Mất khả năng trả nợ dẫn đến phá sản. - Vốn chủ sở hữu giảm nhanh nếu làm ăn thua lỗ. Từ đó, chúng ta nhận thấy khi tỷ suất sinh lợi trong kinh doanh lớn hơn lãi suất nợ vay thì nợ vay sẽ có một tác động tích cực. Ngược lại, tỷ suất sinh lợi trong kinh doanh nhỏ hơn lãi suất nợ vay thì nợ vay sẽ có một tác động tiêu cực. Để hạn chế những tiêu cực của RRTC thì cần: tìm thị trường hiệu quả để đầu tư, thiết lập một cơ cấu tài chính hợp lý, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, . Khi làm ăn có lời nhiều thì sử dụng nợ vay nhiều là tốt vì khi đó nó thúc đẩy và tạo ra một sự tăng trưởng nhanh cho doanh nghiệp. Nhưng khi làm ăn có lời ít hoặc bị thua lỗ thì tài trợ nhiều bằng vốn chủ sở hữu sẽ tốt hơn. Một mặt, có tác dụng giảm nợ, giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán, mặt khác phân tán rủi ro do chia sẻ bớt cho các thành viên khác. 1.1.3. Chi phí khả biến (Variable costs) Chi phí khả biến (trong kinh tế học vi mô), hay biến phí (trong kế toán quản trị) là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng,giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Ví dụ về CPKB : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp,chi phí hoa hồng,bao bì đóng gói . 1.1.4. Chi phí bất biến (Fix costs) Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi và ngược lại. Thông thường trên các báo cáo chi phí bất biến được thể hiện dưới dạng tổng số. Chi phí bất biến gồm những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầg, chi phí quản lý, chi phí tiền lương văn phòng, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu… 1.1.5. Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí khả biến 1.2. Phân tích điểm hòa vốn 1.2.1. Xác định điểm hòa vốn a. Khái niệm Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí. Vì vậy, tại điểm này hoạt động của doanh nghiệp không lời cũng không lỗ. Thông thường điểm hòa vốn có thể xác định theo 3 chỉ tiêu: sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn. b. Xác định điểm hòa vốn Sản lượng hòa vốn: Để xác định điểm hòa vốn ta cần xây dựng 2 phương trình: Phương trình doanh thu: S = DT = P x Q Phương trình chi phí: TC = CP = F + (V x Q) Với: • S: Doanh thu • TC: Tổng chi phí • P: Đơn giá bán • Q: Sản lượng • F: Định phí • V: Biến phí Tại điểm hòa vốn, doanh thu bằng tổng chi phí, và thay sản lượng hòa vốn Q o cho sản lượng Q, ta có: S = TC P x Q o = F + (V x Q o ) Giải phương trình trên ta sẽ tìm được sản lượng hòa vốn Q o với: Q o = F P − V Chênh lệch giữa giá bán mỗi đơn vị và biến phí mỗi đơn vị (P – V) đôi khi được gọi là lãi gộp mỗi đơn vị (Số dư đảm phí). Nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho các định phí chi ra. Vì vậy ta có thể nói rằng sản lượng hòa vốn được tính bằng cách lấy định phí chia cho lãi gộp mỗi đơn vị. Doanh thu hòa vốn: Từ công thức tính sản lượng hòa vốn ta có thể suy ra được công thức tính doanh thu hòa vốn: S o = P x Q o • S o : Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ tại sản lượng hòa vốn, nên doanh thu hòa vốn sẽ bằng tích số của giá bán và sản lượng hòa vốn. Hoặc ta có thể tính doanh thu hòa vốn S o bằng tiền thay vì bằng đơn vị sản lượng như sau: S o = Định phí 1 − Tổng biến phí trong kỳ Tổng doanh số trong kỳ Thời gian hòa vốn: Thời gian hòa vốn là số ngày mà doanh nghiệp sẽ đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm. Với đơn giá và Sản lượng hòa vốn ta sẽ tính được thời điểm hòa vốn: Thời gian hv = Doanh thu hòa vốn Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu trong kỳ 360 ngày 1.2.2. Đồ thi xác định điểm hòa vốn a. Đồ thị tổng quát b. Đồ thị lợi nhuận DT,CP Đường lợi nhuận 1.3. Đòn bẩy kinh doanh 1.3.1. Đo lường tác động của đòn bẩy kinh doanh Định nghĩa theo cách phổ biến nhất, ngắn gọn nhất thì đòn bẩy kinh doanh là sự phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp. Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể tạo ra được một lợi ích rất lớn cho các công ty. Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm( doanh số biên tế) nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất. Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng làm được điều này nếu như nó có thể lựa chọn, tài sản cố định như tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị cũng như số công nhân hiện hữu. Tức là nó có thể tạo ra được tất cả sự tăng thêm này mà không cần sử dụng bất cứ một chi phí tăng thêm nào. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn. 1.3.2. Yếu tố tác động đòn bẩy kinh doanh 1.3.3. Vai trò của đòn bẩy kinh doanh đối với doanh nghiệp 1.3.4. Ý nghĩa và tác dụng đòn bẩy kinh doanh 1.4. Đòn bẩy tài chính 1.4.1. Đo luờng tác động của đòn bẩy tài chính 1.4.1.1. Cơ cấu tài chính Cơ cấu tài chính là tất cả các nguồn tài trợ cho toàn bộ nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Có nhiều nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp như: Nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu), vay ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành trái phiếu… Nói cách Y = (q – b)x - b Điểm lợi nhuận - b khác, cơ cấu tài chính nói lên doanh nghiệp đã sử dụng những nguồn tài trợ nào và tỷ trọng của từng nguồn là bao nhiêu so với tổng nguồn vốn. Bố trí cơ cấu tài chính thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thấp chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro: • Sử dụng nhiều nợ là gia tăng rủi ro. • Tỷ lệ nợ cao nói chung đưa đến lợi nhuận kỳ vọng cao. Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận 1.4.1.2. Đòn cân nợ (DFL) Đòn cân nợ (đòn bẩy tài chính) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số nợ so với tổng tài sản của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. 1.4.1.3. Độ nghiêng đòn cân nợ Độ nghiêng đòn cân nợ DFL là tỷ lệ thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) do sự thay đổi 1% của lợi nhuận hoạt động (EBIT). DFL tại X = % thay đổi trong EPS % thay đổi trong EBIT Ta có thể viết lại phương trình này như sau: DFL tại X = ∆EPS EPS ∆EBIT EBIT Trong đó: • ∆EBIT: Mức thay đổi của lãi trước thuế và lãi vay • EBIT: Lãi trước thuế và lãi vay • ∆ EPS: Mức thay đổi của EPS Hoặc, nếu cấu trúc vốn chỉ gồm cổ phần thường và nợ: DFL = EBIT = (P − V u )Q − F EBIT − I (P − V u )Q − F − I Với: • I : Lãi vay ngân hàng [...]... đổi thì EPS của các phương án thay đổi khác nhau Nhận xét: - Nếu EBIT của doanh nghiệp nhỏ hơn EBIT tại điểm bàng quang thì doanh nghiệp nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần Vì EPS1>EPS2 - Nếu EBIT của doanh nghiệp bằng đúng EBIT tại điểm bàng quang, thì doanh nghiệp có thể tài trợ bằng bất kỳ phương án nào cũng đem lại cùng một giá trị EPS - Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt quá điểm EBIT tại điểm... nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm gia tăng thu nhập cho các cổ đông Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo rủi ro gia tăng Một phương pháp phân tích gọi là phân tích EBIT - EPS có thể dùng để giúp doanh nghiệp xác định khi nào tài trợ nợ có lợi và khi nào tài trợ vốn cổ phần có lợi hơn Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sử dụng nợ vay đều có lợi khi nền kinh... số dư đảm phí 2.3.2 Đo lường tác động của đòn bẩy kinh doanh 2.3.3 Yếu tố tác động đòn bẩy kinh doanh 2.3.4 Ý nghĩa và tác dụng đòn bẩy kinh doanh 2.4 Phân tích đòn bẩy tài chính 2.4.1 Mối quan hệ EBIT - ROE 2.4.2 Đo luờng tác động của đòn bẩy tài chính 2.4.3 Các tỷ số tài chính đòn bẩy tài chính 2.4.4 Tác động của nợ vay đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 2.5 Phân tích đòn bẩy tổng hợp 2.6 Phân tích . Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng nợ vay như: - Mất khả năng trả nợ dẫn đến phá sản. - Vốn chủ sở hữu giảm nhanh nếu làm ăn thua lỗ. Từ đó,. ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành trái phiếu… Nói cách Y = (q – b)x - b Điểm lợi nhuận - b khác, cơ cấu tài chính nói lên doanh nghiệp đã sử dụng