Ba loại Thủy Triều Căn cứ vào những nhân tốc ảnh hưởng đến thủy triều, không có gì ngạc nhiên khi có vài loại thủy triều. Các nhà khoa học xác định được ba loại thủy triều chính. Khi hai thủy triều cao gần bằng nhau xuất hiện vào mỗi ngày âm lịch, thì chúng được gọi là thủy triều bán nhật, hay nửa ngày. Thủy triều bán nhật xuất hiện phổ biến tại Đại Tây Dương. (Các thủy triều thấp cũng xuất hiện gần đó). Tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, triều hỗn hợp xuất hiện thường xuyên hơn. Tại những vùng này, hai loại thủy triều cao ngày âm lịch này có thể bằng nhau trong khi các triều thấp rất khác nhau, hoặc ngược lại. Tại vịnh Mexico, biển Trung Quốc, và những vùng nước khác, thì triều nhật, hay triều ngày đêm, xuất hiện thường xuyên hơn. Ở đó, chỉ có một nhóm đáng kể các triều cao và thấp xuất hiện vào mỗi ngày. Nhóm thứ hai hầu như là biến mất. Do nhiều nhân tố tác động đến thủy triều, mà số lần được quan sát của triều cao không xảy ra khi Mặt Trăng mọc lên điểm cao nhất trên bầu trời, nhưng thay vào đó nó cho thấy một sự trễ đáng kể. Khoảng thời gian trôi qua giữa lúc Mặt Trăng cao nhất và lúc triều cao kế tiếp xuất hiện được gọi là khoảng cách giữa hai triều cao (khoảng trăng nước lớn). Nói chung, thủy triều lên xuống theo ngày âm lịch. Tại những nơi có triều bán nhật, thì khoảng cách triều là khoảng 6 tiếng, 12 phút giữa một triều cao và một triều thấp kế tiếp đó, và giữa một triều thấp và triều cao sau đó. Tuy nhiên, tại một số nơi thủy triều dường như phụ thuộc vào ngày dương lịch hơn là vào ngày âm lịch. Ví dụ như ở Tahiti, triều cao xáy ra vào khoảng giữa trưa và giữa đêm, triều thấp vào khoảng 6g sáng và 6g chiều. Các nhà khoa học tin rằng những kiểu thủy triều bất thường này xảy ra là do Tahiti nằm tại giao điểm của một lưu vực có các khối nước bị Mặt trăng làm cho dao động. Do không có liên quan gì đến lực tạo thủy triều của Mặt Trăng tại vùng nút này, nên các khối nước chảy theo kiểu thủy triều do lực kéo Mặt trời gây ra. Triều vào tại các vùng cửa sông và các vịnh hẹp có thể bị biến đổi thành một bức tường nước cao ngất ngưởng và vận động nhanh về phía trước, gọi là triều lớn của sông. Có lẽ nổi tiếng nhất là triều lớn của con sông Qiantang tại Trung Quốc. Trong suốt đợt triều cường, những con sóng tiến có thể đạt đến độ cao 8m, và di chuyển với tốc độ hơn 20km/g. Các chủ thuyền cẩn thận đoán trước sự xuất hiện của bức tường nước cao ngất ngưởng này và chuyển tàu của họ ra khỏi đường đi của nó. Những cơn triều lớn nổi tiếng khác là những cơn triều của con sông Amazon tại Brazil, và vùng cửa sông Vevern tại Anh. Thủy triều đại dương hoạt động như một cái phanh hãm lại sự xoay vòng của Trái đất. Lực ma sát của chúng lên đáy đại dương, đặc biệt là tại những vùng nước cạn như biển Bering, lấy mất năng lượng quay của Trái đất. Sự mất mát này rất nhỏ - khoảng 0,00000000001% trên tổng năng lượng xoay của Trái đất. Tuy nhỏ, nhưng nó làm Trái đất quay chậm đi đủ để kéo dài ngày ra khoảng 0,001 giây mỗi thế kỷ. Cái tên sóng triều đôi khi sử dụng cho những cơn sóng có sức tàn phá - những con sóng hoàn toàn không phải do thủy triều tạo ra, mà là do động đất, sự phun trào của núi lửa, hay những cơn bão lớn tại biển gây ra. Những con sóng này được gọi là sóng thần. NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch . Ba loại Thủy Triều Căn cứ vào những nhân tốc ảnh hưởng đến thủy triều, không có gì ngạc nhiên khi có vài loại thủy triều. Các nhà khoa học xác định được ba loại thủy triều chính. Khi hai thủy. hai thủy triều cao gần bằng nhau xuất hiện vào mỗi ngày âm lịch, thì chúng được gọi là thủy triều bán nhật, hay nửa ngày. Thủy triều bán nhật xuất hiện phổ biến tại Đại Tây Dương. (Các thủy triều. thì khoảng cách triều là khoảng 6 tiếng, 12 phút giữa một triều cao và một triều thấp kế tiếp đó, và giữa một triều thấp và triều cao sau đó. Tuy nhiên, tại một số nơi thủy triều dường như phụ