Đề Kiểm tra Học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 8_Đề chẵn

2 345 0
Đề Kiểm tra Học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 8_Đề chẵn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (KKTGGĐ) A - ĐỀ CHẴN 1/ Văn bản: (1 điểm) Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh độc đáo. Em hãy viết lại câu thơ có sử dụng hình ảnh so sánh mà em thấy ấn tượng nhất. Giải thích vì sao? 2/ Tiếng Việt: (1 điểm) a) Kể tên 4 kiểu câu phân loại theo mục đích nói (mục đích phát ngôn). b) Câu “Sau cơn mưa, trời lại sáng.” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu trên? 3/ Tập làm văn: (8 điểm) Trăng là một hình ảnh đẹp đã trở thành đề tài muôn thủa cho các thi sĩ. Riêng đối với Bác, trăng không chỉ là thiên nhiên mà còn như một người bạn tri kỷ. Qua bài thơ “ngắm trăng” của Bác, em hãy làm sáng tỏ mối quan hệ này. ĐÁP ÁN 1/ Văn bản: Học sinh có thể lấy một trong các hình ảnh so sánh sau, nhưng cần giải thích rõ lý do chọn hình ảnh ấy. “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” Hoặc: “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” 2/ Tiếng Việt: - 4 kiểu câu phân loại theo mục đích nói là: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật. (0,5 đ) - Câu trong đề ra thuộc kiểu câu trần thuật. (0,5 đ) 3/ Tập làm văn: Học sinh cần nêu được các ý sau: a) Mở bài: Giới thiệu hình ảnh trăng trong thi ca nói chung và trăng trong thơ Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó dẫn vào bài “ngắm trăng” (hoặc trực tiếp giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ). (1đ) b) Thân bài: - Câu thơ thứ nhất nêu không gian và điều kiện thực tế của Bác: “ Trong tù không rượu cũng không hoa” -> Thiếu hai yếu tố quan trọng và cần thiết khi thưởng nguyệt, làm nền tảng câu thứ hai ra đời. (1 đ) - Câu thứ hai thể hiện tâm trạng bối rối, phân vân của tác giả: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” (1đ) (Học sinh cần so sánh câu thơ này trong phần dịch thơ với phần phiên âm chữ Hán. Dịch thơ đã mất đi yếu tố nghi vấn “nại nhược hà” khiến tâm trạng bối rối của tác giả không được thể hiện rõ). (0,5 đ) - Hai câu cuối thể hiện mối quan hệ gắn bó tri kỷ, sự tương giao hòa hợp giữa trăng với Người qua biện pháp tu từ nhân hóa: “ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (1,5đ) Học sinh lấy dẫn chứng từ một số bài thơ khác của Bác viết về trăng như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận. (1 đ) c) Kết bài: Khẳng định lại mối quan hệ tri kỷ giữa trăng với Bác. Qua đó cho thấy tình yêu trăng nói riêng và yêu thiên nhiên nói chung đã trở thành vẻ đẹp tự nhiên trong phong cách Hồ Chí Minh. (1đ) * Học sinh trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả và ngữ pháp, thể hiện được nội dung yêu cầu của đề. (1đ) MA TRẬN ĐỀ CHẴN Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Điểm 1. Văn bản Câu 1 (ý 1) Câu 1 (ý 2) 1 2.Tiếng Việt Câu 2 (ý 1) Câu 2 (ý 2) 1 3. Tập làm văn Câu 3 8 Tổng câu 3 10 . ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (KKTGGĐ) A - ĐỀ CHẴN 1/ Văn bản: (1 điểm) Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh đã sử. Hồ Chí Minh. (1đ) * Học sinh trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả và ngữ pháp, thể hiện được nội dung yêu cầu của đề. (1đ) MA TRẬN ĐỀ CHẴN Nội dung Nhận biết. câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật. (0,5 đ) - Câu trong đề ra thuộc kiểu câu trần thuật. (0,5 đ) 3/ Tập làm văn: Học sinh cần nêu được các ý sau: a) Mở bài: Giới thiệu hình ảnh trăng

Ngày đăng: 07/07/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan