Các phương pháp khống chế ô nhiễm mùi thích hợp có thể áp dụng cho các cơ sở chế biến thực phẩm là: - áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế ô nhiễm do mùi - Pha loãng khí thải có mùi bằng phương pháp nâng cao ống thải, tăng tốc độ thải hoặc tăng độ nâng bổng cột khói. - Sử dụng chất phụ gia để hạn chế sự phát sinh mùi (chất kháng mùi) hay giảm cảm giác khó chịu về mùi (chất che mùi). - Thiêu huỷ các chất gây mùi bằng các lò đốt hoặc các các lò phản ứng xúc tác. - Hấp phụ các chất gây mùi bằng các chất hấp phụ như than hoạt tính, phân rác, đất xốp. - Hấp thụ các chất gây mùi bằng dung dịch hoá chất. - Ô xy hoá các chất gây mùi bằng các chất ô xy hoá mạnh như ôzôn, H2O2 . - Ngưng tụ (làm lạnh để ngưng tụ chất gây mùi, hạn chế bay hơi). So sánh các các chỉ tiêu kỹ thuật cuả các phương pháp khống chế ô nhiễm mùi được tóm tắt trong bảng 2. Một số ví dụ áp dụng công nghệ khống chế ô nhiễm mùi tại Việt Nam (1). áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế ô nhiễm do mùi. Biện pháp này đã được áp dụng thực tế tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Đồng Nai thông qua việc thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn do các tổ chức quốc tế tài trợ. Hiện nay, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) đang phối hợp với Sở KHCN & MT tỉnh Bình Phước nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế ô nhiễm do mùi hôi tại một cơ sở chế biến mủ cao su và một cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì. (2). Pha loãng khí thải có mùi Biện pháp pha loãng khí thải bằng phương pháp nâng cao ống thải, tăng tốc độ thải hoặc tăng độ nâng bổng cột khói hoặc thông gió nhà xưởng nhằm hạn chế ô nhiễm mùi hôi đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam . (3). Sử dụng chất phụ gia Tại Việt Nam đã có một số cơ sở chăn nuôi bổ sung chất phụ gia (chất kháng mùi) vào thức ăn gia súc, gia cầm để hạn chế sự phát sinh mùi. Chất EM đã được sử dụng để xử lý mùi hôi từ bãi rác, trại chăn nuôi. Phương án giảm cảm giác khó chịu về một loại mùi này bằng việc sử dụng một loại mùi dễ chịu hơn (hay nói cách khác là sử dụng chất che mùi) thường được sử dụng nhiều trong sinh hoạt (ví dụ: Sử dụng nước hoa để che mùi hôi khó chịu sinh ra từ cơ thể, sử dụng nước hoa để xịt vào nhà vệ sinh có mùi hôi ). Tuy nhiên, phương pháp che mùi vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Cũng cần phải lưu ý rằng việc lựa chọn mùi thơm để che mùi hôi là một khoa học phức tạp. Nếu lựa chọn chất che mùi không đúng thì mức độ khó chịu của mùi sẽ tăng thêm. (4). Thiêu huỷ các chất gây mùi Phương pháp thiêu huỷ các chất khí có mùi nhằm tránh ô nhiễm đã được áp dụng tại một số cơ sở sản xuất và dịch vụ tại Việt Nam. Tại Nhà máy Liên doanh sản xuất thuốc trừ sâu (KOSVIDA) tại Bình Dương, khí thải có mùi hôi được đưa vào buồng đốt của lò hơi để phân huỷ (co-incineration). Tại một số cơ sở chế biến hạt điều, khí thải từ chảo chao dầu cũng được đưa vào buồng đốt để phân huỷ nhằm giảm thiểu mùi hôi. Các lò đốt rác y tế do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) thiết kế và chế tạo cũng sử dụng thêm buồng đốt thứ cấp nhằm thiêu huỷ các chất gây mùi hôi. (5). Hấp phụ các chất gây mùi Hệ thống xử lý khí thải có mùi hôi tại Nhà máy chế biến bột cá Kiên Giang do Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường thiết kế, chế tạo đã sử dụng chất hấp phụ là phân rác. Hệ thống xử lý khí thải có mùi hôi tại Nhà máy chế biến bột cá Phú Yên do Viện Môi trường và Tài nguyên thiết kế, chế tạo đã sử dụng chất hấp phụ là than hoạt tính. (6). Hấp thụ các chất gây mùi Các chất gây mùi có thể hấp thụ bằng dung dịch hoá chất có khả năng ô xy hoá mạnh thông qua 3 giai đoạn: Hấp thụ trong dung dịch kiềm (tách các hợp chất axít có mùi ví dụ H2S), hấp thụ trong dung dịch axít (tách các hợp chất kiềm có mùi ví dụ NH3), ô xy hoá trong dung dịch hypoclorit natri (để phân huỷ các chất gây mùi). Công nghệ này chưa được áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên có một số nơi cũng đã áp dụng 1 trong 3 công đoạn này để hạn chế mùi hôi. Ví dụ, một số cơ sở sản xuất axít sulfuric đã sử dụng dung dịch kiềm để hấp thụ các hoá chất có mùi (tháp hấp thụ SO2). (7). Ô xy hoá các chất gây mùi Hiện nay tại một số cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu người ta đã sử dụng H2O2 để hạn chế quá trình bốc mùi hôi từ nước thải. Trong thời gian gần đây, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) đã phối hợp với Công ty DX nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý mùi hôi bằng ôzôn cho một loạt các cơ sở sản xuất (thuốc trừ sâu, nấu xương và mỡ bò, pha chế dược liệu, thuốc lá). Phương pháp này đang rất có triển vọng áp dụng rộng trong thực tế. (8). Phương pháp làm lạnh Công nghệ khống chế ô nhiễm mùi hôi bằng phương pháp làm lạnh để ngưng tụ chất gây mùi, hạn chế bay hơi, hạn chế phân huỷ đã được sử dụng tại một số nơi tại Việt Nam. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng các buồng lạnh để tạm chứa rác thải y tế trong thời gian chờ chuyên chở đến lò đốt tập trung. Một số cơ sở sản xuất sơn, keo, hoá chất hữu cơ, tinh dầu cũng phải áp dụng công nghệ làm lạnh để thu hồi dung môi kết hợp giảm phát thải các chất hữu cơ gây mùi vào môi trường. Tham khảo: http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/05-2k1-27.htm . các phương pháp khống chế ô nhiễm mùi được tóm tắt trong bảng 2. Một số ví dụ áp dụng công nghệ khống chế ô nhiễm mùi tại Việt Nam (1). áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế ô. Các phương pháp khống chế ô nhiễm mùi thích hợp có thể áp dụng cho các cơ sở chế biến thực phẩm là: - áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế ô nhiễm do mùi - Pha loãng. lá). Phương pháp này đang rất có triển vọng áp dụng rộng trong thực tế. (8). Phương pháp làm lạnh Công nghệ khống chế ô nhiễm mùi hôi bằng phương pháp làm lạnh để ngưng tụ chất gây mùi, hạn chế