Cho con học trường quốc tế Phần đông phụ huynh chọn trường quốc tế cho con vào học là vì chương trình học nhẹ nhàng, tôn trọng sự sáng tạo của từng học sinh. Kỳ 1: Đầu tư tiền tỉ để chuẩn bị du học “Nên hay không nên cho con học trường quốc tế?” – cuộc tranh luận trên các diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ nhiều năm qua vẫn chưa ngã ngũ, trong khi thực tế số lượng trường phổ thông mang tên quốc tế và số học sinh theo học tại các trường này vẫn ngày một tăng lên. Không học nhiều, mau giỏi tiếng Anh Bà Lê Thị Bích Lan (ngụ ở Bình Thạnh) có con trai đã trải qua sáu năm tại hệ thống trường dân lập quốc tế cho biết, học phí hiện nay của cháu là 7 triệu đồng/tháng bao gồm học phí, tiền ăn, xe đưa rước mỗi ngày. Trường dạy hoàn toàn theo chương trình của bộ Giáo dục và đào tạo, có tăng cường môn tiếng Anh. Lý do khi cho con theo học tại đây, theo bà Lan, là vì sĩ số lớp học ít (tối đa 20 học sinh), môi trường học thoải mái, giáo viên quan tâm đến từng học sinh và điều quan trọng nhất là không phải mang bài tập về nhà, ít nhất cho đến cuối cấp tiểu học. Bà Nguyễn Thị Hải Anh (quận 1) có hai con đang học tại trường tiểu học dân lập Việt – Úc nhẩm tính, với đứa lớn (lớp 6) chi phí khoảng 10 triệu/tháng, đứa nhỏ (lớp 3) 7 triệu/tháng, tổng cộng trung bình một năm tối đa khoảng 200 triệu đồng. “Đó không phải là số tiền nhỏ, nhưng tôi sẵn sàng đầu tư để chuẩn bị nền tảng cho con đi du học khi lên tới trung học phổ thông”. Tương tự, ông Phan Việt, có cháu đang học tại trường quốc tế Mỹ cũng cho biết dù học phí khá cao (7.400 – 10.000 USD/năm) nhưng bù lại cháu của ông được rèn luyện phương pháp học tập chủ động ngay từ đầu, mau giỏi tiếng Anh do thường xuyên học với thầy giáo nước ngoài. Một bộ phận không nhỏ các phụ huynh khác khi cho con học trường quốc tế cũng với tâm lý chỉ cần học nhẹ nhàng, không nhồi nhét kiến thức, có căn bản tiếng Anh thật tốt để chuẩn bị cho tương lai đi du học. Ông Phạm Minh Hải (quận 1) cho biết lý do vì sao cho con vào học tại trường quốc tế APU: “Chương trình phổ thông ở các trường Việt Nam không chú trọng kiến thức thường thức, mà chỉ dạy những kiến thức khoa học. Chỉ học lý thuyết suông chứ ít tạo cơ hội thực hành. Họ lo nhồi nhét chứ không động viên, phát huy khả năng khám phá, sáng tạo của trẻ. Điều này gây ra sự thiếu tự tin đối với trẻ”. Chấp nhận tốn kém để mua sự tôn trọng Trả lời câu hỏi “vì sao cho con học trường quốc tế?”, nhiều phụ huynh cho rằng chương trình phổ thông được giảng dạy tại các trường công lập quá nặng so với lứa tuổi, suốt ngày chỉ thấy học và học. Anh Dương Văn Tiến có con học lớp 3 tại một trường dân lập quốc tế trên đường Trần Nhật Duật (quận 1) tâm sự: “Vợ chồng tôi làm kinh doanh bận tối mặt tối mũi, không còn đâu thì giờ chạy tới chạy lui lo cho con đi học thêm. Từ năm lớp 2 chúng tôi chuyển cháu sang đây học, thấy nhẹ hẳn người, không còn phải lo lắng mỗi kỳ thi vì chuyện học hành của con”. Cũng chung một lý do như vậy, bà Lê Hằng, giám đốc một doanh nghiệp ở quận 3, có con đang học lớp 6 tại hệ thống trường dân lập Á Châu cho biết: “Con tôi không giỏi như các học sinh ở trường chuyên, lớp chọn nhưng thi hết cấp tiểu học vừa qua cháu cũng đạt 19,5/20 điểm. Điều mà tôi quan tâm là con tôi được tôn trọng và chăm sóc chu đáo”. Giáo viên Lê Thị Mỹ Dung, người có kinh nghiệm nhiều năm dạy ở trường tiểu học quốc tế và hiện đã chuyển ra dạy trường công lập ở Thủ Đức cho biết, phần lớn phụ huynh có con học tại các trường quốc tế đều muốn con mình có môi trường học tập tốt, không bị nhồi nhét kiến thức lại hoàn thiện các kỹ năng. Dựa vào tâm lý này, một số trường dân lập đã đầu tư cho học sinh học đầy đủ các môn năng khiếu như nhạc, hoạ, múa, thể thao, vi tính, ngoại ngữ… rồi trưng lên “mác” quốc tế để thu hút sự quan tâm của các phụ huynh, trong khi chương trình vẫn là của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị T., một giáo viên từng dạy tại trường dân lập quốc tế Việt – Úc cho biết các giáo viên khi mới vào trường Việt – Úc đều được khuyến khích phải đối xử bình đẳng và tôn trọng học sinh. Không đến mức “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhưng tuyệt đối không được đánh mắng học sinh, “Ở đây, không phải giáo viên gây áp lực lên học sinh mà ngược lại giáo viên chịu áp lực từ phụ huynh. Có học sinh đi học còn được phụ huynh cài sẵn máy ghi âm trong cặp. Riết rồi nhiều giáo viên không dám la mắng, thậm chí không dám phê bình học sinh”, bà T. kể. . Cho con học trường quốc tế Phần đông phụ huynh chọn trường quốc tế cho con vào học là vì chương trình học nhẹ nhàng, tôn trọng sự sáng tạo của từng học sinh. . bị du học “Nên hay không nên cho con học trường quốc tế? ” – cuộc tranh luận trên các diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ nhiều năm qua vẫn chưa ngã ngũ, trong khi thực tế số lượng trường. đầu tư để chuẩn bị nền tảng cho con đi du học khi lên tới trung học phổ thông”. Tương tự, ông Phan Việt, có cháu đang học tại trường quốc tế Mỹ cũng cho biết dù học phí khá cao (7.400 – 10.000