Trò rối, thầy cũng rối Được biết, chương trình giáo dục giới tính cho trẻ đã được đưa vào nhà trường cách đây vài năm, và cụ thể hoá bằng cuốn sách giáo khoa Khoa học lớp 5, của Nhà xuất bản Giáo dục. Tuy nhiên khi triển khai giảng dạy những bài học này, các giáo viên thường phải thông báo trước để các em về nhà chuẩn bị tự tìm hiểu thông tin qua mạng, sách báo hay hỏi bố mẹ. Kiến thức về giới của cả học sinh, nhiều bậc phụ huynh lẫn… sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu, khiến không ít trường hợp nhịn chẳng được, nói không xong… Con học, cha mẹ… lo Chị B.T.A là phụ huynh ở TP. HCM tâm sự: “Tôi có con gái nay đang học lớp 6. Vừa rồi, cháu cũng về hỏi tôi: "Làm sao mà tinh trùng gặp trứng được để thụ thai hả mẹ?", tôi chẳng biết giải thích thế nào. Tôi hỏi rằng "Con có hỏi cô câu này không", cháu bảo "Cô im lặng không nói gì?". Anh T.M.T có con học lớp 5 ở TP. HCM cũng “gặp khó” khi đột nhiên con đi học về, kể chuyện: "Cô dạy khoa học và nói: tinh trùng là của cha, trứng là của mẹ, tinh trùng gặp trứng… Một bạn (lớp trưởng) giơ tay hỏi cô: Thế làm sao tinh trùng gặp được trứng? Cả lớp cười, còn cô bảo về hỏi cha mẹ". Và đúng là sau đó, cháu có hỏi tôi về việc này. Có lẽ ở Việt Nam, chính bản thân người lớn chúng ta ít khi nghĩ và nói về vấn đề này một cách đầy đủ. Tôi và gia đình sống ở Đức. Giáo dục giới tính được đưa vào cuộc sống của trẻ ngay từ những năm đi học đầu tiên với nhiều hình thức, từ những truyện tranh được đơn giản hóa (dành cho trẻ từ 6 tuổi) đến những bài học cụ thể. Những bài này bắt đầu từ lớp 3, các cháu đã được biết: trứng được tinh trùng thụ tinh như thế nào và các quá trình phát triển của bào thai (đơn giản hóa). Con gái tôi 9 tuổi đã biết một bào thai 5 tuần tuổi với 20 tuần tuổi khác nhau như thế nào. Toàn bộ kiến thức này được đi sâu hơn khi bắt đầu vào lớp 5, điều này rất cần thiết vì đây là bước chuẩn bị cho các cháu bước vào tuổi dậy thì, khi mà các cháu đã bắt đầu có những biểu hiện thay đổi đầu tiên cả về thể chất và tinh thần". Giáo viên cũng bối rối Cô Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Sỹ TP. HCM cho biết, những kiến thức này đã được cải cách và đưa vào giảng dạy cách đây hai năm và nhiều giáo viên cũng phàn nàn những khó khăn khi giảng cho các em môn học này, đặc biệt là những thầy giáo trẻ. Nhiều cô ngại không biết giải thích với các em như thế nào, nhưng chương trình thì vẫn phải dạy. Đây cũng là tâm sự của một số giáo viên, khi giảng những bài này đều rất ngại, nhất là đối với các em nữ. Các thầy chỉ giảng qua về lý thuyết còn để các em về nhà tự trao đổi với bố mẹ, anh chị trong gia đình. Thạc sĩ tâm lý Đinh Đoàn, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới tính – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) lập luận: “10, 11 tuổi là thời kỳ tiền dậy thì, nên cung cấp những kiến thức như các em học sinh nữ thời gian tới sẽ phải đón nhận hiện tượng kinh nguyệt như thế nào, để khoảng lớp 6, 7 khi có kinh thì các em đã biết. Đối với học sinh nam 12, 13 tuổi thì khi phát triển hệ lông hoặc tinh trùng thì các em không phải lo lắng. Các em nên ăn mặc thế nào, ứng xử với các bạn khác giới ra sao… Còn như "Quá trình thụ thai, trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau như thế nào? Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?" nên dành cho học sinh cấp III thì hợp lý”. Nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về sức khoẻ ở Anh cho biết, những bài học về giáo dục giới tính ở trẻ em có thể bắt đầu khi trẻ được 4 tuổi. Việc làm này là cần thiết nhằm hạn chế tỷ lệ nạo phá thai và những quan hệ tình dục trước tuổi ở độ tuổi thanh thiếu niên. Sở dĩ rất nhiều thanh thiếu niên đã có quan hệ tình dục vì phần lớn muốn khám phá xem đó là cái gì. Tất cả các bằng chứng đều chỉ ra rằng nếu chúng ta bắt đầu giáo dục giới tính và các mối quan hệ trong xã hội cho trẻ từ sớm trước khi dậy thì, và cảm thấy sự hấp dẫn của tình dục, các em sẽ có quan hệ giới tính muộn hơn, biết nhiều hơn về các phương pháp tránh thai và quan hệ giới tính an toàn. Thiết nghĩ, những nhà soạn sách đã nghiên cứu mạnh dạn đưa chương trình này vào giảng dạy là cần thiết vì quyền lợi của học sinh, bước đầu giúp các em nhận biết về giới, sức khỏe và con người. Tuy nhiên, do quan niệm của người Việt Nam vẫn còn tâm lý ngại đề cập đến những vấn đề tế nhị, nên khi mới đưa vào giảng dạy phụ huynh, học sinh và cả giáo viên chưa thực sự bắt nhịp được. Thêm vào đó, một số kiến thức tỏ ra khá nặng và thừa so với các em lớp 5, chẳng hạn như "Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?". . Trò rối, thầy cũng rối Được biết, chương trình giáo dục giới tính cho trẻ đã được đưa vào nhà trường. viên cũng bối rối Cô Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Sỹ TP. HCM cho biết, những kiến thức này đã được cải cách và đưa vào giảng dạy cách đây hai năm và nhiều giáo viên cũng. các em môn học này, đặc biệt là những thầy giáo trẻ. Nhiều cô ngại không biết giải thích với các em như thế nào, nhưng chương trình thì vẫn phải dạy. Đây cũng là tâm sự của một số giáo viên,