Khi học trò bước vào “vườn yêu” Tình yêu ở tuổi học trò luôn được coi là tình yêu đẹp. Nhưng nếu tình yêu ấy thiếu sự tỉnh táo, sáng suốt sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc: học kém, nói dối, trốn học, nếm "trái cấm", nạo phá thai Những người đang yêu thường để quên lý trí ở nhà, và thật khó để có những suy nghĩ thấu đáo. Chính vì thế, cùng với cha mẹ, vai trò của thầy cô giáo là vô cùng quan trọng trong việc hướng các em có những tình cảm trong sáng, lành mạnh. Hãy suy nghĩ như học trò suy nghĩ Điều đầu tiên khi phát hiện học trò của mình bắt đầu có những dấu hiệu tình cảm đặc biệt dành cho bạn khác giới, thầy cô hãy bình tĩnh, âm thầm theo dõi tình cảm ấy để tìm hiểu thật kỹ trước khi có kết luận. Và xin hãy đặt suy nghĩ, tình cảm của mình vào học trò. Xin đừng vội cho rằng những dấu hiệu tình cảm ấy chứng tỏ trẻ "lớn trước tuổi". Rất nhiều trẻ "yêu" mà chưa hiểu thế nào là "yêu" và "yêu" để làm gì. Nếu bắt gặp trẻ hôn nhau cũng đừng cho rằng đó là cử chỉ "nhục cảm", bởi đôi khi ở tuổi học trò nếu có biết hôn và muốn hôn cũng chỉ vì phần lớn là tò mò, muốn khám phá, muốn chứng tỏ rằng mình cũng đã lớn, đã biết yêu. Khi suy nghĩ như trò, thầy cô sẽ lý giải được những gì trò đang nghĩ, đang làm và từ đó có được hướng hành động thích hợp. Hãy là "người bạn lớn" Khi hiểu được tâm lý của trẻ, thầy cô sẽ trở thành "người bạn lớn" của học sinh mình. Người bạn lớn ấy sẽ không nói những điều giáo lý xa xôi, không dọa nạt, không cấm đoán Người bạn lớn sẽ tâm sự những cảm xúc, tình cảm của mình thời đi học. Tâm sự cả những tâm tư, hồi hộp khi bất ngờ biết mình "cảm" ai đó. Rồi cả cảm giác dễ chịu xen lẫn ngượng ngùng khi người đó biết. Cả những lo âu khi người lớn phát hiện Hãy thường xuyên có những cuộc chuyện trò, thảo luận cùng học trò về tình bạn, tình yêu Như vậy, sẽ tạo ra cho trẻ một bầu không khí cởi mở và khích lệ để chúng sẵn sàng tâm sự, hỏi thầy cô những điều chúng muốn biết. Tuyệt đối không cấm đoán, không chỉ trích hay kiểm điểm. Đưa ra những lời khuyên thấu tình, đạt lý Không ít trẻ thấy không "tâm phục, khẩu phục" vì sao người lớn có quyền yêu nhau, âu yếm nhau mà mình thì không thể! Vấn đề cốt lõi ở đây là trẻ chưa ý thức được trách nhiệm và vấn đề nghĩa vụ, đạo đức đằng sau những cử chỉ yêu đương ấy. Vì thế, người lớn cần đưa ra những lời giải thích, những lời khuyên phải thấu tình, đạt lý, phù hợp với tâm lý của trẻ. Cần lái tình cảm của trẻ theo chiều hướng tích cực. Phân tích cho trẻ thấy mức độ tình cảm của mình và giải thích rằng: đó là tình cảm đẹp đẽ của tuổi học trò, song ngay lúc này, điều quan trọng nhất vẫn là việc học. Không cần can thiệp một cách quá gay gắt khiến trẻ sợ hãi, hoang mang, ảnh hưởng đến giới tính và sự học hành của trẻ. Tốt nhất nên dùng lời lẽ ngọt ngào khuyên bảo nhắc nhở đến tương lai và sự ảnh hưởng đến việc học nếu yêu sớm Giải thích cặn kẽ và khoa học Do hiểu biết chưa nhiều về giới tính, nhiều khi trẻ có những suy nghĩ rất ngây ngô về bạn khác giới, về tình yêu và cả tình dục. Do đó, khi trẻ có những thắc mắc giới tính, thầy cô nên giải thích tận tình, dễ hiểu và khoa học về những thắc mắc của trẻ. Càng giải thích cặn kẽ bao nhiêu trẻ sẽ càng hiểu rõ tình cảm của mình bấy nhiêu, từ đó sẽ không vấp phải những điều đáng tiếc. Tuyệt đối không chế nhạo hay phá lên cười khi học trò kể về một tình huống "nhạy cảm" nào đó của bản thân mình. Ngoài khuyên nhủ, thầy cô cũng nên khuyến cáo trẻ không nên có những hành vi, thái độ có thể dẫn đến việc "vượt qua vùng cấm". Giảng giải cho trẻ hiểu vì sao lại cấm như vậy với thái độ nghiêm túc. Điều quan trọng khi nói chuyện giới tính là giúp trẻ nhận thức được giá trị của bản thân, khi ấy trẻ sẽ thấy mình tự tin và vững vàng hơn trong cuộc sống. Cùng gia đình có phương pháp giáo dục và giúp đỡ trẻ Hãy thông báo cho gia đình học trò biết những thay đổi về tình cảm của con em họ. Thầy cô và gia đình cần phối hợp để có phương pháp giúp trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn khi nảy sinh những tình cảm khác giới đầu tiên. Việc giúp trẻ vượt qua được những mặc cảm, e dè khi tâm sự về chuyện yêu đương với người lớn sẽ tạo thuận lợi cho những mối quan hệ sẻ chia tâm tư, tình cảm, vui buồn, khó khăn sau này. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội, ngoại khóa Các hoạt động này không chỉ giúp phát triển toàn diện về thể chất, quan hệ xã hội, mà còn giúp trẻ tăng vốn sống, hoàn thiện nhân cách, nhận thức tốt hơn đầy đủ hơn về tình cảm bạn bè, tình yêu thiên nhiên và tình yêu nam nữ. Nên khuyến khích học trò từ 13 tuổi trở lên tham gia vào các CLB tuổi hoa, tuổi hồng, tham gia các lớp nói chuyện về giới tính, về tình yêu lứa đôi, tình yêu tuổi học trò . Khi học trò bước vào “vườn yêu” Tình yêu ở tuổi học trò luôn được coi là tình yêu đẹp. Nhưng nếu tình yêu ấy thiếu sự tỉnh táo, sáng suốt sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc: học. các em có những tình cảm trong sáng, lành mạnh. Hãy suy nghĩ như học trò suy nghĩ Điều đầu tiên khi phát hiện học trò của mình bắt đầu có những dấu hiệu tình cảm đặc biệt dành cho bạn. cảm", bởi đôi khi ở tuổi học trò nếu có biết hôn và muốn hôn cũng chỉ vì phần lớn là tò mò, muốn khám phá, muốn chứng tỏ rằng mình cũng đã lớn, đã biết yêu. Khi suy nghĩ như trò, thầy cô sẽ