Mô hình học tập “bảng nhóm” Cô Nguyễn Thị Mộng Thúy, giáo viên Trường tiểu học Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) đã sáng tạo đồ dùng dạy học “bảng nhóm”, một công cụ hỗ trợ dạy và học hữu hiệu, đáp ứng yêu cầu của hình thức học tập, thảo luận nhóm phổ biến hiện nay. Theo cô Nguyễn Thị Mộng Thúy, giai đoạn đầu, khi học sinh (HS) thảo luận nhóm, sản phẩm của các em sẽ có nhóm mang lên đính lên bảng và có nhóm để trên bàn. Từ đó nhóm phát biểu, học sinh lắng nghe và giáo viên (GV) đến bên quan sát. Vật liệu và cách làm: Để làm một bảng nhóm cần có hai tờ giấy bìa A3, ba tấm phim trong, băng keo hai mặt và băng keo để viền; kéo, bút chì, thước, dao. Bước 1: Chia và rọc giấy. Tờ thứ nhất chia bốn khung hình chữ nhật dài 18 cm, rộng 6 cm và rọc giấy theo đường kẻ trước (—-). Tờ thứ hai chia bốn khung hình chữ nhật dài 27 cm, rộng 6 cm và cũng rọc giấy theo đường kẻ như trên. Bước 2: Vẽ và cắt phim trong, cắt bốn tờ phim trong hình chữ nhật dài 20 cm, rộng 7 cm và bốn tờ hình chữ nhật dài 29 cm, rộng 7 cm. Bước 3: Dán phim trong vào các khung hình chữ nhật. Lồng các tờ phim trong vào các khung trên và lấy băng keo trong dán chặt mặt trái. Bước 4: Hoàn thành sản phẩm. Dán hai mặt trái khổ giấy A3 lại với nhau bằng băng keo hai mặt (vì ta sẽ sử dụng hai mặt của bảng nhóm). Một mặt để gắn những thẻ ngắn hay hình nhỏ, mặt còn lại có thể gắn những thẻ dài hoặc hình lớn hơn ở các tiết học khác nhau. Dùng băng keo viền gáy, viền xung quanh bảng nhóm rồi đính lỗ và xỏ dây để treo. Quá trình sử dụng: Kết hợp với những đồ dùng dạy học đơn giản khác (thẻ nhựa…), bảng nhóm được sử dụng cho nhiều môn. Môn tiếng Việt: (dạy bài Từ chỉ sự vật) HS ghi vào thẻ các từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối sẽ gắn vào bảng nhóm và treo lên bảng lớp. Cả lớp quan sát được kết quả làm việc của tất cả các nhóm khác. Chính tả: HS có thể điền tiếng và từ vào thẻ để gắn vào bảng nhóm. Ví dụ: Thi tìm nhanh những tiếng bắt đầu bằng n và những tiếng bắt đầu bằng l. HS ghi các tiếng tìm được vào thẻ từ và đính vào bảng nhóm: na, no, nô, nơ… lan, linh, lon, làm… Môn toán: các em có thể thực hiện các phép tính ở thẻ và gắn vào bảng nhóm. Môn tự nhiên và xã hội: ở các bài có sưu tầm tranh ảnh, các em sẽ gắn tranh ảnh vào bảng nhóm. Như dạy bài Cây sống ở đâu, giáo viên chia nhóm và học sinh gắn tranh, ảnh theo hai nhóm (nhóm 1 là những cây sống ở trên cạn và nhóm 2 là những cây sống ở dưới nước). Hay bài Loài vật sống ở đâu chia thành 4 nhóm. Nhóm 1 là những loài vật sống trên mặt đất, nhóm 2 là loài vật sống dưới nước, nhóm 3 là loài vật bay lượn trên không, nhóm 4 là loài vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Bảng nhóm hiện được sử dụng rất hiệu quả tại các nhiều khối lớp tiểu học khác. Qua các tiết học có sử dụng bảng nhóm, GV sẽ nắm bắt kịp thời các lỗi sai của học sinh để chỉnh sửa. Mặt khác, giáo viên cũng điều chỉnh được cách giảng dạy của mình cho phù hợp với chương trình mới . Mô hình học tập “bảng nhóm” Cô Nguyễn Thị Mộng Thúy, giáo viên Trường tiểu học Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) đã sáng tạo đồ dùng dạy học “bảng nhóm”, một công cụ hỗ trợ dạy và học hữu. trợ dạy và học hữu hiệu, đáp ứng yêu cầu của hình thức học tập, thảo luận nhóm phổ biến hiện nay. Theo cô Nguyễn Thị Mộng Thúy, giai đoạn đầu, khi học sinh (HS) thảo luận nhóm, sản phẩm của. phim trong, cắt bốn tờ phim trong hình chữ nhật dài 20 cm, rộng 7 cm và bốn tờ hình chữ nhật dài 29 cm, rộng 7 cm. Bước 3: Dán phim trong vào các khung hình chữ nhật. Lồng các tờ phim trong