1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

nghiên cứu, dùng tin học tính toán móng nông dạng dầm đơn hoặc băng giao nhau trên nền đàn hồi ( theo mô hình nền Winkler ), chương 22 ppsx

12 310 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 390,65 KB

Nội dung

Chương 22: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ TH Ử NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH I. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT Bộ cài của chương trình được đặt trong thư mục Setup trong đĩa CD kèm theo bản thuyết minh này. Để cài đặt chương trình vào hệ thống, kích hoạt tệp cài đặt của chương trình có tên là SETUP.EXE. S ẽ có một hộp thoại hiển thị điều kiện cài đặt chương trình được hiện lên, Click Next để tiếp tục cài đặt, click Cancel để huỷ bỏ việc cài đặt.(H 6.1) Hình 6.1: Biểu thị các yêu cầu cài đặt Tiếp theo là ô xác nhận đường dẫn chứa tệp chương trình sẽ được lưu sau khi cài đặt (H 6.2): Hình 6.2 : Lựa chọn tên đường dẫn Hình 6.3: Biểu thị phần trăm quá trình cài đặt + Click Browse nếu bạn muốn thay đổi đường dẫn đến thư mục cài đặt chương trình. + Click vào Next nếu chấp nhận đường dẫn đã chọ hoặc mặc định + Cick vào Previous để quay lại bước đầu + Click chọn Cancel nếu muốn thoát khỏi cài đặt Click Next để chương trình bắt đầu cài đặt (H 6.3) Sau khi hộp thoại báo đã cài đặt xong hiện lên tức là chương trình dã được cài đặt vào máy tính của người dùng và đã có thể sử dụng chương tr ình. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Trình tự giải 1 bài toán : Để giải quyết một bài toán móng băng dạng dầm đơn hoặc móng băng giao nhau trên nền đ àn hồi bằng chương trình, người dùng cần thực hiện đúng thứ tự các bước sau đây: - Nhập dữ liệu đầy đủ và hợp lệ cho bài toán thông qua menu Nhập dữ liệu hoặc mở một tệp dữ liệu đã có sẵn trên đĩa cứng. - Ghi tệp dữ liệu - Phân tích nội lực (F5) - Tính toán cốt thép chịu lực - Xem kết quả. - Xuất kết quả sang các ứng dụng khác. 2. Hướng dẫn nhập dữ liệu vào: a. Nhập dữ liệu địa chất Bước đầu tiên của quá trình thiết kết là bạn phải nhập số liệu địa chất (H 6.4) . Hình 6.4 : Nhập dữ liệu địa chất Chương trình cho phép nhập hố khoan địa chất trên một lát cắt địa chất. Trong Module Khởi tạo của chương trình đã có sẵn 1 hố khoan địa chất. Click chuột vào bảng hố khoan địa chất để chọn hố khoan địa chất đó, sau đó Click Thay đổi để sửa chữa thay đổi số liệu các chỉ tiêu cơ lý đã được nhập từ trước của hố khoan đó. Khi Click Sửa. Bạn có thể nhập vào các chỉ tiêu cơ lý của đất. Các nút lệnh Thêm, Xoá , Sửa trong biểu mẫu để thêm , thay đổi thay xoá một lớp đất. Các số liệu nhập là: Chiều dày lớp đất, Dung trọng tự nhiên, dung trọng riêng, lực dính, góc ma sát, độ ẩm, hệ số nở hông, môđun biến dạng của các lớp đất. Các số hiệu này tương ứng với ba loại đất ở ba hộp chọn :” Đất rời “ “Đất hạt mịn” “Đất khác”. N ếu có số liệu về thí nghiệm nén ép đất ( Theo thí nghiệm nén ép một trục không nở hông ) Bạn Click chuột vào lựa chọn “Kết quả thí nghiệm nén ép” để nhập các thông số cần thiết. Sau khi nhập xong số liệu Click chuột vào nút Đồng ý để lưu các giá trị vừa nhập. Click Huỷ bỏ để không lựa chọn việc thay đổ hay nhập thêm số hiệu cơ lý. Sau đó trở về hộp thoại ban đầu để nhập tiếp hoặc thay đổi hố khoan địa chất tiếp theo. b. Nhập sơ đồ mặt bằng: Trong trường hợp người thiết kế có một sơ đồ mặt bằng móng cần nhập vào chương trình để tính toán phương án móng hoặc muốn thể hiện sơ đồ mặt bằng móng, chương trình cung cấp các chức năng mô tả đồ hoạ để mô hình hoá kết cấu và tạo số liệu cho việc tính toán móng . Người d ùng có thể nhập vào sơ đồ mặt bằng theo 2 cách : + Cách 1 : Click menu Sơ đồ  Thư viện kết cấu. Hoặc Click vào biểu tượng trên thanh công cụ của chương trình Chương trình sẽ tự động tạo một sơ đồ kết cấu theo hai phương X và Y. Lựa chọn theo phương ( X hoặc Y ) mà cần tạo ra nhập tổng khoảng các các điểm lưới trên phương đó, sau đó ấn nút Thêm. Trong quá trình nh ập có thể sửa lại giá trị bằng nút Xoá. Bấm Đồng ý để ho àn thất việc nhập + Cách 2: Người dùng Click menu Sơ đồ  Tạo hệ lưới hoặc click vào biểu tượng trên thanh công cụ của chương trình. Sau đó người dùng thêm vào các phần tử thanh bằng cách click chọn Sơ đồ Thêm phần tử thanh hoặc click thông qua biểu tượng trên thanh công cụ Click chuột vào hai nút hoặc điểm lươi trên sơ đồ kết cấu, chương tr ình tạo ra phần tử thanh trên hai nút hoặc hoặc điểm vừa chọn. Trong quá trình nhập phần tử thanh nếu sau khi trỏ 1 điểm và bấm phím phải chuột thì chương trình thoát khỏi câu lệnh thêm ph ần tử. c. Nhập dữ liệu tính toán móng băng : - Nhập vật liệu : Chương trình cho phép nhập nhiều kiểu vật liệu cho một công trình. Khi người dùng click chọn biểu tượng hoặc vào menu Nhập dữ liệu  Nhập dữ liệu tính toán móng nông  Vật liệu. Click vào Thêm, Sửa, Xoá để thêm , sửa , xoá một loại vật liệu nào đó. Khi Click chuột vào Đồng ý để xác nhận. Click Huỷ bỏ để không thực hiện lệnh chọn và thoát ra ngoài. - Nhập tiết diện : Chương trình cho phép nhập nhiều kiểu tiết diện cho một công trình người dùng có thể gán các loại tiết diện khác nhau cho từng phần tử thanh sau khi đã chọn phần tử này. Người dùng nhập tiết diện thông qua menu Nhập dữ liệu  Nhập dữ liệu tính toán móng nông  Tiết diện Click chọn vào biểu tượng trên thanh công cụ Click chuột vào Thêm, Sửa, Xoá để thêm , sửa, xoá một kiểu tiết diện nào đó. Khi Click chuột vào Đồng ý thì các phần tử được chọn sẽ được gán cho kiểu tiết diện đã được đánh dấu từ danh sách tiết diện. Click Huỷ bỏ để không thực hiện câu lệnh chọn và thoát ra ngoài. - Định nghĩa tải trọng : Chương trình cho phép người dùng nh ập vào các trường hợp tải trọng thông qua menu Nhập dữ liệu  Nhập dữ liệu tính toán móng nông  Tải trọng  Định nghĩa trường hợp tải Sau khi đã nhập các trường hợp tải người sử dụng phải chọn trường hợp tải trọng hiện thời l à một trong các trường hợp tải vừa nhập. Các trường hợp tải này xuất hiện ở bên trái cửa sổ. - Nhập tải trọng nút : Người dùng nhập giá trị tải trọng vào các ô khi l ựa chọn menu Tải trọng  Tải trọng nút hoặc thông qua biểu tượng tren thanh công cụ . Khi nhập cần chú ý đến chiều của lực tác dụng. Nếu chọn Thêm tải trọng thì chương trình sẽ cộng thêm tải trọng phân bố vào t rường hợp tải hiện thời. Nếu Click chọn Thay thế tải trọng cũ, chương trình sẽ chèn tải tọng phân bố lên giá trị tải trọng cũ. Click chọn Xoá tải trọng cũ để xoá tất cả các tải trọng trong trường hợp tải trọng hiện thời - Nhập tải trong thanh : Người dùng nhập giá trị tải trọng phân bố vào các ô khi chọn menu Tải trọng  Tải phần tử hoặc Click chọn vào biểu tượng . Sau đó nếu Click chọn Thêm t ải trọng thì chương trình sẽ cộng thêm tải trọng phân bố vào trường hợp tải hiện thời. Nếu chọn Thay thế tải trọng cũ, chương trình sẽ chèn tải tọng phân bố lên giá trị tải trọng cũ. Chọn Xoá tải trọng cũ để xoá tất cả các tải trọng trong trường hợp tải trọng hiện thời. - Nhập hệ số nền: Sau khi đã chia nhỏ các thanh thành các ph ần tử nhỏ ta gán hệ số nền cho nút bằng cách chọn các nút định gán sau đó chọn : Nhập dữ liệu tính toán móng nông Hệ số nền hoặc click chọn vào biểu tượng Người dùng chọn một trong số các loại hệ số nền trong danh sách sau đó click Đồng ý để gán hệ số nền cho nút. Người d ùng Click Thêm hoặc Sửa để định nghĩa thêm hoặc thay đổi kiểu hệ số nền . 3. Hướng dẫn phân tích tính toán : Phân tích nội lực là quá trình PULLSAP gọi phần mềm Sap2000v.7.40 yêu cầu hỗ trợ trong việc phân tích nội lực và kết quả của Sap sau khi phân tích sẽ được chương trình đọc ra, hiển thị tới người dùng khi quá trình phân tích kết thúc. Để phân tích nội lực, người d ùng có thể làm theo 1 trong ba cách sau: - Nh ấn phím F5 - Chọn biểu tượng trên thanh công cụ - Vào menu Chạy ->Chạy chương trìnn Đến đây, cơ bản công việc đã hoàn thành, người dùng sẽ xem được kết quả thông qua menu Kết quả . 4. Hướng dẫn sử dụng xem kết quả Sau khi chạy chương trình sẽ đọc kết quả nội lực từ tệp *.Out của Sap 2000 và đưa ra kết quả biểu đồ nội lực của móng. Và sau khi tìm được nội lực trong móng thì ta sẽ tính toán cốt thép theo yêu cầu. Như vậy đầu ra của bài toán chia làm hai phần rõ rệt : Phần đồ hoạ và phần số liệu kết quả a. Phần đồ hoạ :  Cột địa chất : Chương trình đưa ra kết quả cột địa chất kèm theo các chỉ tiêu cơ l ý mà người dùng đã nhập vào trước đó khi người dùng Click ch ọn menu Kết quả  Bản vẽ cột địa chất. Ngoài ra chương trình còn cho phép người dùng có thể dễ dàng xuất bản vẽ sang file *.dwg của AutoCad để chỉnh sửa khi cần thiết thông qua menu Tệp In ấn  In ra tệp tin *.dfx.  Biểu đồ nội lực: Màn hình đồ hoạ của giao diện chính sẽ là nơi hiển thị kết quả đồ hoạ của bài toán. Để hiển thị kết quả đồ hoạ của bài toán, người dùng phải kích hoạt menu Kết quả tính móng  Kết quả nội lực trên giao diện chính rồi lựa chọn loại biểu đồ muốn hiển thị . Có ba loại biểu đồ hiển thị là Biểu đồ Mômen, Biểu đồ lực cắt và Biểu đồ chuyển vị. Khi người dùng muốn xem biểu đồ nào chương trình sẽ đưa ra một biểu mẫu có các lựa chọn về thuộc tính đồ hoạ cho nó. Với lựa chọn tỉ lệ cho biểu đồ, người dùng có thể nhập vào đó tỉ lệ hiện thị tuỳ ý, hoặc nếu không chương trình sẽ tự động điều chỉnh tỉ lệ của biểu đồ sao cho hiển thị trên màn hình đồ hoạ không bị chồng chéo hoặc cũng không bé quá để dễ dàng quan sát hơn. b. Các Form kết quả đầu ra  Biểu đồ nội lực : + Thiết kế cốt thép [...]... trí cốt thép người dùng Click chọn Đk thép dưới và Đk thép trên từ đó chương trình sẽ tính ra số thép bố trí theo phương dọc dầm cho các dầm móng tương ứng + Kiểm tra độ biến dạng của đất nền : Khi người dùng Click chọn : Kiểm tra chịu lực  Kiểm tra độ biến dạng trên giao diện chính (H 6.5) Hình 6.5 : Kết quả kiểm tra chịu lực Chương trình đưa ra độ lún lớn nhất của đất nền ở các dầm dọc và ngang Cùng...Người dùng chọn vào mục Thiết kế Thiết kế cốt thép này để tính ra hàm lượng cốt thép yêu cầu cho từng dầm móng Sau đó người dùng nhập vào kích thước các cột Chương trình sẽ tự động tìm ra giá trị nội lực lớn nhất của dầm móng theo giá trị biểu đồ bao nội lực từ đó tính toán cốt thép cho từng dầm móng theo giá trị Max đó Người dùng có thể chỉnh sửa cốt thép khi chọn... trình đưa ra độ lún lớn nhất của đất nền ở các dầm dọc và ngang Cùng với thông báo và kết luận khả năng chịu lún của đất nền dưới đáy móng + Kiểm tra kết quả chọc thủng: Khi người dùng Click chọn : Kiểm tra chịu lực  Kiểm tra chọc thủng móng Chương trình sẽ đưa ra kết quả kiểm tra chọc thủng ở cột . CHƯƠNG TRÌNH 1. Trình tự giải 1 bài toán : Để giải quyết một bài toán móng băng dạng dầm đơn hoặc móng băng giao nhau trên nền đ àn hồi bằng chương trình, người dùng cần thực hiện đúng thứ tự các. thép người dùng Click chọn Đk thép dưới và Đk thép trên từ đó chương trình sẽ tính ra số thép bố trí theo phương dọc dầm cho các dầm móng tương ứng. + Kiểm tra độ biến dạng của đất nền : Khi. hệ số nền cho nút bằng cách chọn các nút định gán sau đó chọn : Nhập dữ liệu tính toán móng nông Hệ số nền hoặc click chọn vào biểu tượng Người dùng chọn một trong số các loại hệ số nền trong

Ngày đăng: 05/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN