Chương 10: PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH B ẰNG UML 1. Biểu đồ ngữ cảnh Hệ thống mà ta cần xây dựng tác động không ngừng với môi trường của nó. Trong giai đoạn đầu ti ên của sự phân tích, có thể cho rằng hệ thống được xem xét như một hộp đen phản ứng lại các yêu cầu và những thông điệp từ môi trường. Môi trường gồm vài tác nhân. M ỗi tác nhân tương tác với hệ thống với mục đích khác nhau để trao đổi một tập hợp các thông điệp khác nhau. Biểu đồ mức ngữ cảnh được thể hiện dưới đây cho thấy tất cả các nhân tố có tương tác với hệ thống. Hệ thống tính toán móng băng giao nhau nói riêng cũng như một hệ thống phân tích kết cấu nói chung nhận dạng duy nhất một tác nhân: đó là người dùng hệ thống. Người dùng là tác nhân duy nhất làm việc trực tiếp với hệ thống thông qua giao diện người dùng để đạt tới mục đích của mình. Bi ểu đồ mức ngữ cảnh (H 2.1): Hình 2.1: Biểu đồ mức ngữ cảnh Hệ thống tính toán băng giao nhau là một hệ thống trợ giúp người l àm kết cấu trong quá trình tính toán. Đây là bài toán đặc thù c ủa chuyên ngành sản xuất Xây dựng cho nên, để tương tác được với hệ thống này thì chỉ có duy nhất người sử dụng hệ thống, là người làm kết cấu hoặc kiểm tra, thẩm định kết cấu – là người phải hiểu rõ thấu đáo chuyên ngành của mình, biết được rõ bản chất của vấn đề cũng như lý thuyết có liên quan đến móng băng. Khi công việc của người làm kết cấu đòi hỏi việc tính toán móng băng th ì việc tiếp xúc, làm việc với hệ thống là một điều thuận lợi, giúp cho quá trình tính toán kết cấu nhanh hơn. Người làm kết cấu với tư cách là người tiếp xúc trực tiếp với hệ thống cần có những dữ liệu liên quan cần thiết cho việc giải quyết bài toán. H ệ thống yêu cầu nhập dữ liệu để thực hiện quá trình tính toán bu ộc người dùng phải nhập đầy đủ dữ liệu. Công việc tính toán sẽ được thực hiện nếu người dùng có yêu c ầu phân tích kết quả (phân tích nội lực). Sau khi nhận lệnh, hệ thống sẽ làm nhiệm vụ tính toán theo thuật toán đã được lập trình s ẵn trong hệ thống và hiển thị kết quả tìm được theo yêu cầu cụ thể của người dùng. M ột thực tế là thông thường người làm kết cấu lại không phải là người viết lên chương tr ình tính toán này nên nếu những người dùng lần đầu tiên tiếp xúc với chương trình hoặc sử dụng chương trình chưa thành thạo thì người dùng cần có hướng dẫn sử dụng chương tr ình để tránh khỏi những thao tác dẫn đến sai kết quả. Việc tính toán kết cấu mà cho kết quả sai thì dẫn đến hậu quả rất lớn. Do vậy, người dùng sẽ có yêu cầu trợ giúp đòi hỏi hệ thống đáp ứng y êu cầu của mình. Căn cứ vào vấn đề mà người dùng đòi h ỏi trợ giúp, hệ thống sẽ hiển thị sự trợ giúp tới người dùng. 2. Biểu đồ Use Case Use case cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra trong hệ thống hiện tại hoặc những gì sẽ xảy ra trong hệ thống mới. Biểu đồ Use Case (use case diagram) rất đơn giản với rất ít ký hiệu. Đây là một phương tiện giao tiếp hữu hiệu với người dùng về hệ thống. Về những gì hệ thống được dự định sẽ làm. Bi ểu đồ Use Case đưa ra các Use Case (tình huống sử dụng), các actor (tác nhân) và các association (quan hệ kết hợp giữa chúng). Use Case biểu diễn chuỗi hành động mà hệ thống thực hiện, actor biểu diễn người hoặc hệ thống khác tương tác với hệ thống đang được mô hình hoá. Use case mô t ả một chuỗi các hành động mà hệ thống sẽ thực hiện để đạt được kết quả có ý nghĩa đối với một tác nhân. Hình vẽ dưới đây l à biểu đồ Use Case cho thấy các chức năng chính của hệ thống cần xây dựng (H 2.2) Hình 2.2: Biểu đồ Use Case của hệ thống - Nhập dữ liệu bài toán : Người dùng nhập tất cả các dữ liệu của bài toán. Ví dụ : Nhập sơ đồ mặt bằng, nhập số liệu địa chất và tải trọng, nhập vật liệu và tiết diện móng, nhập hệ số nền đất,… - Chạy Sap2000 : Sau khi nhập số liệu mặt bằng, tải trọng, vật liệu, tiết diện cho Sap 2000. Gán liên kết Restrain tại một nút theo phương x, y ( theo phương z chỉ có spring ). Sau đó chạy Sap2000 tìm ra nội lực trong móng. - Tính toán : Tìm được nội lực và độ lún của nền đất từ đó hệ thống kiểm tra các trạng thái giới hạn và tính toán cốt thép theo yêu cầu. - Hiển thị dữ liệu : Hệ thống phải hiển thị dữ liệu đúng như người d ùng yêu cầu , xuất sang file *dfx, in ra bản báo cáo, … - Hiển thị trợ giúp : Yêu cầu hệ thống phải hiển thị đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình sử dụng . - Hiển thị dữ liệu đưa vào: Hệ thống phải hiển thị dữ liệu mà người dùng đ ã nhập vào trước đó, việc này cần thiết khi người d ùng kiểm tra lại dữ liệu đã nhập. . thống. Hệ thống tính toán móng băng giao nhau nói riêng cũng như một hệ thống phân tích kết cấu nói chung nhận dạng duy nhất một tác nhân: đó là người dùng hệ thống. Người dùng là tác nhân. với hệ thống thông qua giao diện người dùng để đạt tới mục đích của mình. Bi ểu đồ mức ngữ cảnh (H 2.1): Hình 2.1: Biểu đồ mức ngữ cảnh Hệ thống tính toán băng giao nhau là một hệ thống trợ. liên quan đến móng băng. Khi công việc của người làm kết cấu đòi hỏi việc tính toán móng băng th ì việc tiếp xúc, làm việc với hệ thống là một điều thuận lợi, giúp cho quá trình tính toán kết cấu