1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Giáo dục tiểu học vẫn quá tải! doc

6 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 200,43 KB

Nội dung

Giáo dục tiểu học vẫn quá tải! Thi đua thành tích cuối năm vô tình tạo cho các em những áp lực học hành. Mới đầu năm học mới nhưng không ít học sinh cũng như phụ huynh lo lắng cho sự quá tải của chương trình học tiểu học hiện nay. Học chữ nhiều, ngoại khóa hầu như không có, các môn giáo dục thể chất thì chỉ phụ họa cho có… Đó là thực trạng tồn tại đã lâu trên khắp cả nước, và dù cho tiêu chí giảm tải của bộ giáo dục đã được đưa ra: “trẻ em phải khỏe mạnh; thứ hai là ngoan ngoãn, có lòng nhân ái, biết chia sẻ; thứ ba là có kỹ năng sống, biết giao tiếp và sống an toàn (thực phẩm, giao thông, cháy nổ và trước các tệ nạn xã hội), sau đó mới cần đứa trẻ thích đi học, thích học, biết cách học” (theo phát biểu của Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD – ĐT), nhưng hầu như tại các trường trên cả nước sự quá tải vẫn diễn ra hàng ngày! Quá tải học chữ Chị Ngọc Thảo, có con gái đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở Q. Tân Phú, TP. HCM phản ánh, mới có lớp 2 mà nhiều lúc tưởng như con đã sắp vào đại học vậy, chương trình học chữ của cháu quá nặng nề. Hiện cháu đang học lớp bán trú, sáng 5 tiết, chiều 4 tiết thế nhưng lượng bài tập mà cháu mang về nhà để học vào ban đêm vẫn còn rất nhiều. Đêm nào cả hai mẹ con cùng học thì 2-3 tiếng mới xong, còn nếu để tự cháu thì phải “bơi” đến sáng! Bởi vậy nên nhà nào phụ huynh không rảnh đều phải thuê gia sư là vậy!” Nói về lớp bán trú, rất nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc trước việc tổ chức thiếu thốn của loại hình này. Chị Thảo cho biết thêm, trường có tổng cộng 13 lớp khối 2 nhưng chỉ có 4 lớp bán trú, trong đó 2 lớp là “lớp tăng cường tiếng Anh (dành cho học sinh giỏi), 2 lớp dành cho con cán bộ nhà nước, vậy là có tới 9 lớp phải về vào buổi trưa. Điều này vô hình chung đã tạo áp lực cho những trẻ đã được vào lớp bán trú là phải phấn đấu học để không bị rớt lớp. Còn với những phụ huynh có con học một buổi thì lại tất tả đưa rước hoặc chạy đôn đáo kiếm cho con một lớp học thêm vào buổi chiều. Vì nhu cầu gởi con buổi chiều là không nhỏ nên hiện nay “dịch vụ trọn gói” ăn-ngủ-học được tổ chức ngoài giờ khá nhiều. Thường là các giáo viên thuê nhà gần trường dẫn các em về tổ chức ăn uống ngủ nghỉ và học thêm cho đến giờ bố mẹ tan sở đón về. Chất lượng của các loại dịch vụ này thì chưa ai kiểm chứng nên chẳng đặng đừng, nhiều phụ huynh đành phải gởi con. Phớt lờ kỹ năng, ngoại khóa Hầu hết các trường đều rất thụ động, chỉ chú trọng vào việc học chữ, thi đua thành tích… và dường như quên hẳn việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chị Bích Hà, có con trai học lớp 4 ở một trường tiểu học ở Thanh Đa bộc bạch, mỗi tuần cháu có 2 tiết thể dục nhưng chủ yếu là các bài tập thân thể đơn giản. Tôi thấy lẽ ra nên cho các em được lựa chọn và học môn thể thao mình yêu như đá banh, cầu lông, bơi lội… Bởi đó cũng là cách để phát hiện năng khiếu thể thao của các em rất hiệu quả. ời gian vui vẻ, sảng khoái nhất của các em l à những giờ ra chơi ngắn ngủi. Ảnh: Images “Còn về môn ngoại khóa cũng chỉ mang tính đi chơi giải trí, ngoài việc học chữ, các cháu có được đi chơi, nhưng hiệu quả thực sự của những lần đi đó thì không nhiều. Như năm rồi lớp cháu được đi 2 lần, Đại Nam và suối Tiên nhưng lần nào phụ huynh cũng phải đóng một số tiền không ít (120.000/học sinh), kể cả tổ chức cho các em xem xiếc tại trường cũng phải đóng 15.000. Bởi thế nên các đợt đi lớp chỉ có một nửa em tham gia. Những lần đi như vậy các cô giáo lại toàn lo cho các em ăn, chơi mà hoàn toàn không có giáo án cho bài bản để dạy thêm cho các cháu về thiên nhiên, động vật hay địa lý vùng miền mà xe đi qua…”, chị Hà cho biết thêm. Phụ huynh tự lo Rất nhiều phụ huynh cũng ý thức được tầm quan trọng của giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho lứa tuổi tiểu học, vì thế hầu hết đều tự lên chương trình tổ chức cho con vào những ngày nghỉ cuối tuần. Chị Hà An, nhà ở Q. 8, có con gái đang học lớp 3 cho biết, tôi đang cho cháu học thêm môn bơi lội vào cuối tuần. Và cứ 2 chủ nhật 1 lần, vợ chồng tôi lại sắp xếp thời gian để đưa cháu đi chơi, khi thì Đầm Sen, khi thì Thảo Cầm Viên. Trước khi đi tôi thường lên kế hoạch học hỏi cho con, ví dụ tìm hiểu về cách sống, sinh sản của loài bướm, loại hổ hay tê giác qua sách vở trước sau đó mới cho bé đi thực tiễn. Rất nhiều em được bố mẹ cho đi học bơi thêm vào cuối tuần. Không như chị An, chị Thành nhà ở Q. 1 thì chọn cách cho con vào học ở trường quốc tế. Chị nói, thấy cách tổ chức của trường cũng ổn, đầy đủ môn học mà chỉ gói gọn trong ngày, tối về cháu không phải học thêm nữa nên tôi thấy hợp lý. Hi vọng thời gian tới, những yêu cầu để giảm tải dành cho bậc tiểu học như bộ giáo dục yêu cầu sẽ được áp dụng đồng đều và thống nhất hơn trên toàn quốc, để các em thực sự có một nền giáo dục tốt, vui vẻ, không phải buồn bã thốt lên: “Con không thích đi học!” ngay khi những ngày đầu vừa bước vào lớp một. . Giáo dục tiểu học vẫn quá tải! Thi đua thành tích cuối năm vô tình tạo cho các em những áp lực học hành. Mới đầu năm học mới nhưng không ít học sinh cũng như phụ huynh lo lắng cho sự quá. thích đi học, thích học, biết cách học (theo phát biểu của Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD – ĐT), nhưng hầu như tại các trường trên cả nước sự quá tải vẫn diễn ra. chỉ chú trọng vào việc học chữ, thi đua thành tích… và dường như quên hẳn việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chị Bích Hà, có con trai học lớp 4 ở một trường tiểu học ở Thanh Đa bộc bạch,

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN