Xử lý tình trạng trẻ em ăn cắp vặt doc

7 1.1K 3
Xử lý tình trạng trẻ em ăn cắp vặt doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xử lý tình trạng trẻ em ăn cắp vặt Nếu con bạn lấy trộm đồ từ cửa hàng, trường học hay từ bạn của nó, bạn đừng quá hoảng hốt, mà nên học cách xử lý thích hợp với tình trạng phổ biến này. Tình hình chung Lần đầu tiên, bé Thu Hằng, đứa con gái 5 tuổi của tôi đi chơi về với một “món quà” trong ba lô: một chiếc kẹp tóc mới. Tôi nghĩ chắc của bạn Ngọc Quyên trong lớp tặng nó. Lần thứ hai, tôi ngạc nhiên vì Ngọc Quyên đã cho Hằng một bộ đồ chơi nấu ăn của trẻ con. Lần thứ ba, khi Hằng mang về nhà một cái hộp bút đắt tiền, tôi bắt đầu hiểu ra rằng bé Hằng con tôi đã ăn cắp vặt. Hình ảnh những tù nhân áo sọc chợt hiện lên trong trí tôi… Tôi vội dắt Hằng đến nhà đứa bạn, bắt nó phải trả lại và xin lỗi bạn. Như đa số những đứa trẻ khác, bé Hằng bắt đầu tập tành thói ăn cắp vặt với triết lý rằng: “Cái gì của mình là của mình, cái gì của người khác cũng là của mình”. Một chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng tình trạng ăn cắp vặt ở trẻ em độ tuổi này là hoàn toàn bình thường. Bà nói: “Trẻ em ở độ tuổi 5 và 6 đang trong giai đoạn phát triển ý thức, và chúng rất khó cưỡng lại ham muốn có được những vật mà chúng thấy thích. Mặc dù biết rõ những gì không được phép làm, song chúng vẫn không thể vận dụng những điều đã được dạy bảo ấy”. Tuy nhiên, nạn ăn cắp vặt ở trẻ em không hoàn toàn mang tính ham muốn bốc đồng. Theo ông Gil Noam, một chuyên gia tâm lý phát triển, giáo sư Đại học Harvard (Mỹ), thì: “Trẻ em trong độ tuổi 5 và 6 nhận thức rằng người lớn có thể đọc được suy nghĩ của chúng, và chúng khám phá ra rằng vẫn có những bí mật chúng có thể giữ riêng một mình. Một đứa trẻ 3 tuổi có thể lấy đi một món đồ chơi từ người anh em họ hàng của mình mà không hề suy nghĩ, nhưng một đứa trẻ 5 hoặc 6 tuổi thì làm việc này có tính toán, tiên lượng trước, giấu giếm và sau đó tìm cách biện hộ tại sao có món đồ chơi mới ở nhà”. Một lý do khác mà trẻ ở độ tuổi này thường ăn cắp vặt là vì chúng muốn được bằng với chúng bạn. Trẻ em thường dòm ngó xung quanh, thấy những đứa trẻ khác có gì và thấy buồn khi mình không có được những thứ ấy. Ăn cắp vặt là cách dễ dàng nhất để đua đòi với những đứa trẻ khá giả. Xử lý sao đây? Mặc dù rất khó mà kiềm chế được cảm giác giận dữ khi bạn thấy con mình lẻn lấy cắp một thanh kẹo bỏ vào túi, nhưng điều đó không có nghĩa con bạn là một đứa trẻ hư hỏng, hay bạn là bậc làm cha làm mẹ không tốt. Tuy nhiên nếu bạn làm cho con trẻ xấu hổ hay bẽ mặt, nó sẽ nhận thức lệch lạc rằng không nên ăn cắp chỉ vì làm như vậy thì có thể bị bắt và bị la mắng. Những nhà giáo dục cho rằng nên xem hành động ăn cắp vặt là cơ hội để dạy trẻ con điều hay lẽ phải. Hãy đi thẳng vào sự việc (“Con không được lấy đồ của ai đó mà không trả tiền. Con phải trả lại cho người ta và xin lỗi họ”). Đừng so sánh đứa trẻ với anh chị em của nó (“Anh của con không bao giờ làm như vậy”). Nên thể hiện những giá trị gia đình một cách tích cực hơn (“Gia đình chúng ta không ăn cắp bao giờ”). Dù biết rằng ăn cắp vặt là một phần trong giai đoạn phát triển của trẻ, bạn vẫn cần phải cho chúng biết rằng trộm cắp là sai để trẻ không làm như thế nữa. Thay vì dễ dãi về hành động của nó theo kiểu: “Mẹ sẽ gọi cho mẹ của Ngọc Quyên để nói cho bác ấy biết con bỏ nhầm cái hộp bút này về nhà”, thì bạn nên thẳng thắn : “Lấy đồ của Ngọc Quyên mà không xin phép bạn ấy tức là ăn cắp. Chúng ta phải trả lại ngay lập tức”. Nếu tìm thấy một vật gì đó trong ba lô của con mà bạn nghi rằng nó lấy cắp, bạn chỉ nên đưa ra một nhận xét khách quan như sau: “Chà, cái này ở đâu ra vậy?” Nếu con bạn nói rằng nó không biết, hãy cho nó một cơ hội nữa để tự thú (“Mẹ biết lúc sáng đi học con không có thứ này”). Tuy nhiên nếu bạn đã biết chắc rằng con bạn đã lấy cắp đồ của người khác, đừng hỏi thẳng nó, vì nó có thể sẽ nói dối để khỏi mất mặt. Hãy đơn giản cho nó biết rằng bạn đã biết chuyện (“Mẹ biết con đã lấy cái đồ chơi điện tử đó”), và cho trẻ biết bạn hiểu tâm trạng của nó như thế nào (“Con muốn có cái đó thì không có gì là xấu, nhưng lấy cắp thì không được”). Kế đó là tìm cách giúp trẻ sửa chữa lỗi lầm, như trở lại cửa hàng hay nhà bạn nó để trả lại món đồ mà nó đã lấy. Nếu con bạn quá xấu hổ, bạn có thể xin lỗi giùm nó (“Con tôi đã lấy phong kẹo này, nhưng bây giờ nó đã biết làm như vậy là sai”). Một điều quan trọng khác là bạn hãy giúp con trẻ tìm ra phương cách để ứng phó với những ham muốn có thể có trong tương lai (“Con có thể hỏi mượn cây viết đó, hoặc con có thể xin mẹ mua cây viết đó”). Nếu món đồ mà nó ao ước vượt quá khả năng của bạn, thì chính việc nó nói ra rằng nó muốn có món đồ đó đã phần nào làm giảm đi ham muốn lấy trộm. Lúc đó bạn có thể nói rằng: “Hiện giờ mình không đủ tiền để mua món đồ đó. Có lẽ mỗi tuần chúng ta nên để dành một ít tiền để mua nó." Bạn đừng hy vọng chỉ một lần trao đổi tâm tình với trẻ là có thể chấm dứt thói ăn cắp vặt. Có lẽ trẻ sẽ còn lấy trộm vài lần nữa trước khi nó thoát khỏi thói quen ăn cắp vặt này. Người lớn cũng vậy mà. Mong muốn có những thứ thuộc về người khác là một vấn đề mà mỗi người luôn phải đối mặt trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, với đại đa số trẻ em, đánh cắp chỉ mang tính giai đoạn. Giai đoạn này rồi cũng qua đi một khi bạn không còn quá bận tâm về nó. Khi nào thì nên lo lắng thực sự? Tình trạng trộm cắp vặt kéo dài là dấu hiệu đáng ngại. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện. Có thể vì bạn không gần gũi với trẻ, như trong trường hợp cha mẹ ly dị, người thân của bạn đến ở để giúp đỡ, và bạn phải đi làm cả ngày, hay ai đó trong gia đình đau ốm, nên trẻ ăn cắp vặt như là cách để nói: “Mẹ có còn quan tâm đến con không?”. Một khi bạn nhận thấy như vậy, bạn có thể nói với con rằng: “Mẹ biết gần đây mẹ rất bận, không thể ở bên con, làm con buồn giận. Có phải vì thế mà con hay lấy trộm đồ người khác? Mẹ hứa rằng mẹ sẽ quan tâm đến con nhiều hơn”. Nếu bạn vẫn không thể ngăn chận tình trạng con bạn trộm cắp vặt bằng những đối thoại thường xuyên này, thì hành vi ăn cắp vặt này hẳn có liên hệ với những hành vi khó gần gũi khác, như nói dối hay gian lận, hoặc dường như con bạn ăn cắp vặt để mua lấy tình bạn. Trong trường hợp này bạn phải nhờ đến sự can thiệp của các nhà trị liệu. . Xử lý tình trạng trẻ em ăn cắp vặt Nếu con bạn lấy trộm đồ từ cửa hàng, trường học hay từ bạn của nó, bạn đừng quá hoảng hốt, mà nên học cách xử lý thích hợp với tình trạng phổ. đứa trẻ khác, bé Hằng bắt đầu tập tành thói ăn cắp vặt với triết lý rằng: “Cái gì của mình là của mình, cái gì của người khác cũng là của mình”. Một chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng tình trạng. vọng chỉ một lần trao đổi tâm tình với trẻ là có thể chấm dứt thói ăn cắp vặt. Có lẽ trẻ sẽ còn lấy trộm vài lần nữa trước khi nó thoát khỏi thói quen ăn cắp vặt này. Người lớn cũng vậy mà.

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan