1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Rái cá chữa hư nhược, thủy thũng pdf

2 3,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 71,95 KB

Nội dung

Rái cá chữa hư nhược, thủy thũng Rái cá (Lutra lutra L.) thuộc họ chồn (Mustelidae), tên khác là rái cá lớn, rái cá thường, người Tày gọi là tu bổn, tu nác, tên Thái là Tô na pết, là một loài động vật có vú, thân dài 50-80cm, mình thon, dáng thấp. Đầu to, hơi dẹt, mõm ngắn nhọn. Đuôi mập dài 25- 40cm. Chân ngắn, ngón chân có màng da dính liền nhau, vuốt phẳng. Bộ lông dài, dày và mượt, màu nâu nhạt hoặc đen tuyền, má và cổ màu trắng nhạt. Bụng màu trắng hoặc vàng nhạt. Mũi có lông phủ kín. Các loài khác như rái cá bé hay rái cá vuốt bé, rái cá lông mượt hay rái cá họng trắng, rái cá lông mũi hay rái cá chân chó cũng dùng với công dụng tương tự. Rái cá sống ở rừng núi, vùng có nước và nhiều cây bụi như bờ sông, ven suối, kênh rạch, hồ ao, bờ biển và cả ở hải đảo. Thường gặp ở các vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Khu Bốn, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Bộ phận dùng làm thuốc của rái cá là thịt, gan và tủy. Rái cá bắt về, đập chết, giữ cho bộ lông khỏi bẩn và hư hại, rồi lột da, mổ bụng, lấy gan và tủy để riêng. Dược liệu có tên thuốc trong y học cổ truyền là thủy thát. Thịt rái cá (thát nhục) có vị ngọt, mặn, tính mát, không độc, có tác dụng chống ôn nhiệt, tiêu chảy, nhuận tràng, thông huyết. Thường được dùng tươi chữa hư nhược, lao lực, thủy thũng, bế kinh, nóng trong, táo bón dưới dạng nấu chín ăn với liều lượng 100-200g mỗi ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Gan rái cá (thát can) có vị ngọt, mặn, tính hàn, có tác dụng giải độc, giảm ho, cầm máu chữa cơ thể suy nhược, gan yếu, ra mồ hôi trộm, ho, hen, ho ra máu, ngộ độc, phổi kết hạch. Liều dùng hằng ngày: 8-16g bột gan (gan nướng chín, làm khô, tán bột), chia làm 2 lần, uống với nước sôi để nguội. Có thể làm viên uống. Ở Trung Quốc, gan rái cá sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần dùng 5g hòa với ít rượu, ngậm và nuốt nước dần dần, chữa hóc xương cá. Tủy rái cá (thát tủy) có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm se, sát khuẩn, chưa được dùng chữa bệnh ở Việt Nam. Trái lại, theo cuốn “Thập di kỷ” thời Tam Quốc - Trung Quốc, người ta lấy tủy rái cá trộn với chu sa và bạch ngọc (đã tán mịn) rồi pha thành một loại kem, đắp lên vết thương để trị bỏng. Thuốc có hiệu quả cao, không để lại sẹo mà còn làm nước da bóng mịn hơn, nhất là ở mặt. Người ta còn dùng mật rái cá (thát đởm) chữa đau mắt có màng mộng, quáng gà. . lông phủ kín. Các loài khác như rái cá bé hay rái cá vuốt bé, rái cá lông mượt hay rái cá họng trắng, rái cá lông mũi hay rái cá chân chó cũng dùng với công dụng tương tự. Rái cá sống ở rừng. Rái cá chữa hư nhược, thủy thũng Rái cá (Lutra lutra L.) thuộc họ chồn (Mustelidae), tên khác là rái cá lớn, rái cá thường, người Tày gọi là tu bổn, tu. thát. Thịt rái cá (thát nhục) có vị ngọt, mặn, tính mát, không độc, có tác dụng chống ôn nhiệt, tiêu chảy, nhuận tràng, thông huyết. Thường được dùng tươi chữa hư nhược, lao lực, thủy thũng, bế

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w