1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ KS CHẤT LƯỢNG HS 12A1

4 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT PHỤ DỰC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 4 trang) KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn thi: HÓA ĐẠI CƯƠNG Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 169 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al 4 C 3 vào dd KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dd X. Sục khí CO 2 (dư) vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là A. 0,45. B. 0,40. C. 0,55. D. 0,60. Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO 2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl 2 0,16M và Ba(OH) 2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a? A. 0,015M. B. 0,02M. C. 0,03M. D. 0,04M. Câu 3: Tổng số hạt mang điện của phân tử X 2 Y và ZY lần lượt là 108 và 56. Số hạt mang điện của X bằng 1,583 lần số hạt mang điện của Z. T có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p 5 . Tổng số electron trong phân tử hợp chất giữa X và T, Z và T lần lượt là : (X,Y,Z,T là các nguyên tố hóa học) A. 28 và 30 B. 38 và 20 C. 40 và 20 D. 20 và 20 Câu 4: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl 3 ; 0,016 mol; Al 2 (SO 4 ) 3 và 0,04 mol H 2 SO 4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,568. B. 1,560. C. 4,908. D. 5,064. Câu 5: Cho muối MHCO 3 vào dung dịch MOH 10% tác dụng vừa đủ thu được dung dịch M 2 CO 3 (M là kim loại kiềm) có nồng độ % là 20,91%. Nếu cho muối MHCO 3 vào dung dịch HCl 10% tác dụng vừa đủ thì dung dịch muối thu được có nồng độ % là : A. 10,925% B. 14,444% C. 17,696% D. 25,910% Câu 6: Chọn phát biểu không đúng. A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp e bằng nhau. B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau. C. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau. D. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm A có số e lớp ngoài cùng bằng nhau. Câu 7: Sục 4,48 lít CO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na 2 CO 3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl 2 dư vào dung dịch X. Tính khối lượng kết tủa thu được? A. 9,85 gam. B. 29,55 gam. C. 19,7 gam. D. 39,4 gam. Câu 8: Các ion hoặc nguyên tử sau Cl - , Ar, Ca 2+ đều có 18e. Xếp chúng theo chiều bán kính giảm dần. A. Ar, Ca 2+ , Cl - B. Cl - , Ca 2+ , Ar C. Ca 2+ , Ar, Cl - D. Cl - , Ar, Ca 2+ Câu 9: Cho các chất sau: NaHCO 3 (1); Na 2 CO 3 (2); NaCl(3); NaOH(4); C 2 H 5 ONa(5). Lực bazơ của các chất tăng theo thứ tự là A. (3), (2), (1), (5), (4) B. (3), (1), (2), (5), (4) C. (2), (3), (4), (1), (5) D. (3), (1), (2), (4), (5) Câu 10: Ở đk thường Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm 3 . Nếu coi nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là A. 0,155nm B. 0.125nm C. 0,134nm D. 0,165nm Câu 11: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H 2 O (k) → ¬  CO 2 (k) + H 2 (k) ΔH < 0 Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (2), (3), (4). B. (1), (4), (5). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3). Trang 1/4 - Mã đề thi 169 Câu 12: Hoà tan 0,24 mol FeCl 3 và 0,16 mol Al 2 (SO 4 ) 3 vào dung dịch chứa 0,4 mol H 2 SO 4 được dung dịch X. Thêm 1,3 mol Ba(OH) 2 nguyên chất vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa Y. Khối lượng tủa Y là: A. 41,28 g. B. 246,32 g. C. 0,64 g. D. 344,18 g. Câu 13: 200 ml dung dịch A chứa các ion: NH 4 + ; K + ; Cl - SO 4 2- ; với nồng độ mol/l tương ứng là 0,5M; 0,1M; 0,1M; 0,25M. Nếu dd A được điều chế từ 3 muối thì đó là những muối nào? A. (NH 4 ) 2 SO 4 , KCl, K 2 SO 4 B. NH 4 Cl, KCl, K 2 SO 4 . C. (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl, K 2 SO 4 D. (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl, KCl Câu 14: Anion X – và cation M 2+ (M không phải là Be) đều có chung 1 cấu hình electron R. Khẳng định nào sau đây là sai? A. Số hạt mang điện của M–số hạt mang điện của X = 4. B. Nếu R có n electron thì phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và M có 3n electron. C. X là nguyên tố p và M là nguyên tố s. D. Nếu M ở chu kì 3 thì X là Flo. Câu 15: Cho 5,4 g Al vào dd chứa 0,15 mol HCl và 0,3 mol CuSO 4 , sau một thời gian thu được 1,68 lit H 2 (đktc), dd Y, chất rắn Z .Cho dd Y tác dụng với dd NH 3 dư thu được 7,8 g kết tủa. Khối lượng của Z là: A. 6,4 g. B. 9,6g. C. 7,5g. D. 4,8g. Câu 16: Dung dịch A chứa các ion: CO 3 2- , SO 3 2- , SO 4 2- , 0,1 mol HCO 3 - và 0,3 mol Na + . Thêm V lít dung dịch Ba(OH) 2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là A. 0,30. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,20. Câu 17: Anion XY 3 2– có tổng số hạt mang điện là 62. Số hạt mang điện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của X là 2. Nhận định nào sau đây là sai? A. Y là nguyên tố thuộc chu kì 2. B. X là nguyên tố cacbon. C. Trong phân tử hợp chất giữa Na, X,Y vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị. D. Nếu Z là nguyên tố cùng phân nhóm với Y ở chu kì kế tiếp thì phân tử hợp chất giữa X và Z có tổng số hạt mang điện là 48. Câu 18: Cho phản ứng: Fe x O y + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + X + H 2 O Biết tổng hệ số (tối giản) của tất cả các chất trong phương trình là (10x – 2y + 1). X là: A. NO 2 B. N 2 O C. NO D. N 2 Câu 19: Cho 1 lượng Fe tan hết vào dung dịch chứa 0,1 mol HNO 3 và 0,15 mol AgNO 3 sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa Fe(NO 3 ) 3 , khí NO và chất rắn Y.Cho x gam bột Cu vào dung dịch X thu được dung dịch Z trong đó có khối lương Fe(NO 3 ) 3 là 7,986 gam. x có giá trị là : A. 1,536 gam B. 1,28 gam C. 1,92 gam D. 1,344 gam Câu 20: Cho dãy các chất : Fe 3 O 4 , H 2 O , Cl 2 , F 2 , SO 2 , NaCl , NO 2 , NaNO 3 , CO 2 , Fe(NO 3 ) 3 , HCl. Số chất trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là A. 7. B. 6. C. 9. D. 8. Câu 21: Cho dung dịch NH 3 dư vào dung dịch X chứa hỗn hợp AlCl 3 , ZnCl 2 , NiCl 2 , FeCl 3 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khối lượng không đổi được chất rắn Z, cho luồng CO dư đi qua Z nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn T. Trong T có chứa A. Al 2 O 3 , Zn. B. Al 2 O 3 và Fe. C. Al 2 O 3 , ZnO và Fe. D. Fe, Ni, Al 2 O 3 . Câu 22: Hấp thụ 2,688 lít khí CO 2 hay 4,48 lít khí CO 2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) vào 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 (dung dịch X) đều thu được 1 lượng kết tủa như nhau. Cho 250 ml dung dịch X tác dụng với 160 gam dung dịch HBr 16,2% sau đó cô cạn thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 40,12 gam B. 33,28 gam C. 36,7 gam D. 54,36 gam Câu 23: Hợp chất A có công thức MX a trong đó M chiếm 140/3 % về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là. A. 3d 10 4s 1 . B. 3s 2 3p 4 . C. 3d 6 4s 2 . D. 2s 2 2p 4 . Câu 24: Các chất và ion nào chỉ có tính khử: A. Na, O 2- , H 2 S, NH 3 , Fe 2+ B. Cl - , Na, O 2- , H 2 S, NH 3 C. Na, HCl, SO 4 2- , SO 3 , N 2 O D. Cl - , Na, H 2 S, Fe 2+ Câu 25: Có bao nhiêu tính chất cho dưới đây của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn khi điện tích hạt nhân tăng dần? - Số electron lớp ngoài cùng - Nguyên tử khối Trang 2/4 - Mã đề thi 169 - Số hạt proton của hạt nhân - Số hạt electron của nguyên tử - Bán kính nguyên tử. - Năng lượng ion hóa - Công thức phân tử oxit cao nhất. - Độ âm điện của nguyên tố. A. 4 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 26: Cho các cặp chất sau phản ứng với nhau theo tỷ lệ mol 1:1. a) BaCl 2 +NaHSO 4 b) Ba(HCO 3 ) 2 +KHSO 4 c) Ca(H 2 PO 4 ) 2 + KOH c) Ca(OH) 2 +NaHCO 3 Có bao nhiêu phản ứng trong đó tổng hệ số cân bằng tối giản là 5? A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 27: Để hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axít HCl ở 20 o C cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40 o C trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Zn đó trong dung dịch nói trên ở 55 o C thì cần thời gian là: A. 64,00s. B. 60,00s. C. 54,54s. D. 34,64s. Câu 28: Cho 5,8 gam muối FeCO 3 tác dụng với dung dịch HNO 3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí chứa CO 2 , NO và dung dịch X. Cho dung dịch HCl rất dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y này hòa tan được tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là : A. 11,2 gam B. 16 gam C. 9,6 gam D. 14,4 gam Câu 29: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na 2 O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X thu được 5,6 lít H 2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO 2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 72 gam B. 60 gam C. 48 gam D. 54 gam Câu 30: Khẳng định nào sau đây là đúng? (1) Cu có thể tan trong dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 (2) Hỗn hợp gồm Cu,Fe 2 O 3 ,Fe 3 O 4 có số mol Cu bằng ½ tổng số mol Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 có thể tan hết trong dung dịch HCl (3)Dung dịch AgNO 3 không tác dụng với dung dịch Fe(NO 3 ) 2 (4)Cặp oxi hóa khử MnO 4 – /Mn 2+ có thế điện cực lớn hơn cặp Fe 3+ /Fe 2+ A. (1),(2),(3), (4). B. (1),(2),(4) C. (1),(2) D. (1),(3) Câu 31: Hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 , Cu và ZnO trong đó các chất lấy cùng số mol. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Thành phần các chất trong Z là A. Fe(OH) 2 và Cu(OH) 2 .B. Cu(ỌH) 2 và Fe(OH) 3 . C. Fe(OH) 2 và Fe(OH) 3 . D. Zn(OH) 2 và Fe(OH) 2 . Câu 32: Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO 3 0,3M; H 2 SO 4 0,1M; HClO 4 0,3M, dung dịch B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M Ba(OH) 2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch có pH = 13 A. 11: 9. B. 101 : 99. C. 9 : 11. D. 99 : 101. Câu 33: Một dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO 3 0,1 M và Pb(NO 3 ) 2 0,05 M, dung dịch B chứa hỗn hợp HCl 0,2M và NaCl 0,05 M. Cho dung dịch B vào 100 ml dung dịch A để thu được kết tủa lớn nhất lµ m gam chất rắn. Thể tích dung dịch B cần cho vào 100 ml dung dịch A và giá trị m là A. 80 ml và 1,435 gam. B. 100 ml và 1,435 gam. C. 100 ml và 2,825 gam. D. 80 ml và 2,825 gam. Câu 34: Có các quá trình điện phân sau: (1) Điện phân dung dịch CuSO 4 với anot làm bằng kim loại Cu. (2) Điện phân dung dịch FeSO 4 với 2 điện cực bằng graphit. (3) Điện phân Al 2 O 3 nóng chảy với 2 điện cực bằng than chì. (4) Điện phân dung dịch NaCl với anot bằng than chì và catot bằng thép. Các quá trình điện phân mà cực dương bị mòn là A. (1),(2). B. (3),(4). C. (1),(3). D. (2),(3). Câu 35: Cho các chất sau CO, CO 2 , SO 2 , NO, NO 2 ,Cl 2 ,SiO 2 . Lần lượt dẫn chúng qua dung dịch Ba(OH) 2 thì xảy ra bao nhiêu phản ứng và bao nhiêu phản ứng oxi hoá khử? A. 4 phản ứng và không có phản ứng oxi hóa khử B. 5 phản ứng và 2 phản ứng oxi hóa khử C. 4 phản ứng và 3 phản ứng oxi hóa khử D. 5 phản ứng và 1 phản ứng oxi hoá khử Câu 36: Hòa tan oxit sắt vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X chứa 1,27 gam muối sắt clorua. Cho X tác dụng với dung dịch Ag NO 3 dư, tạo ra 3,95 gam kết tủa. Oxit sắt đem hòa tan là A. FeO. B. Fe 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. Hỗn hợp FeO, Fe 3 O 4 Trang 3/4 - Mã đề thi 169 Câu 37: Khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch chất điện li thì: A. độ điện li và hằng số điện li đều không đổi B. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi C. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi D. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi Câu 38: Đem nung Fe(NO 3 ) 2 cho đến khối lượng không đổi, thì sau khi nhiệt phân, phần chất rắn còn lại sẽ như thế nào so với chất rắn trước khi nhiệt phân? A. Tăng 11,11% B. Giảm 55,56% C. Giảm 60% D. Giảm 11,11% Câu 39: Dung dịch X gồm NaOH x M và Ca(OH) 2 y M. Dung dịch Y gồm NaOH y M và Ca(OH) 2 x M. Hấp thụ 3,136 lít khí CO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X thu được 4 gam kết tủa. Hấp thụ 3,136 lít khí CO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Y thu được 7 gam kết tủa. Giá trị thích hợp của x và y lần lượt là : A. 0,50 và 0,30 B. 0,40 và 0,25 C. 0,40 và 0,30 D. 0,50 và 0,25 Câu 40: Dung dịch X có hoà tan hai chất CH 3 COOH 0,1M và CH 3 COONa 0,1M. Biết hằng số axit của CH 3 COOH là Ka=1,8.10 -5 . Giá trị pH của dung dịch X là: A. 5,44. B. 6,74 C. 3,64 D. 4,74. Câu 41: Cho các dung dịch NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 , NH 4 NO 2 , (NH 4 ) 3 PO 4 , (NH 4 ) 2 S , NH 4 HSO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , Na 2 SO 4 . Cho dung d ịch Ba(OH) 2 lần lượt vào các dung dịch trên có bao nhiêu phản ứng xảy ra vừa có kết tủa vừa có khí bay lên là : A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 42: 200 ml gồm MgCl 2 0,3M; AlCl 3 0,45 M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V(lít) gồm NaOH 0,02M và Ba(OH) 2 0,01M. Tính giá trị của V(lít) để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất A. 12,5lít và 14,75lít. B. 1,25lít và 1,475lít. C. 12,5lít và 1,475lít. D. 1,25lít và 14,75lít. Câu 43: Chỉ dùng dung dịch Na 2 CO 3 có thể phân biệt được mỗi dung dịch trong dãy dd nào sau đây? A. CaCl 2 , Fe(NO 3 ) 2 , MgSO 4 B. Ca(NO 3 ) 2 , MgCl 2 , AlCl 3 C. KNO 3 , MgCl 2 , BaCl 2 D. NaCl, MgCl 2 , Fe(NO 3 ) 3 Câu 44: Đốt m gam hỗn hợp Mg và MgCO 3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam một chất rắn duy nhất X. Hòa tan chất X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y . Cô cạn dung dịch Y thu được 32,25 gam chất rắn. Giá trị của m là : A. 12,0 gam B. 10,8 gam C. 13,2 gam D. 20,4 gam Câu 45: Câu 12. Cho 11,2 gam hỗn hợp Cu và kim loai M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thu được 3,92 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là A. Mg hoặc Fe. B. Fe. C. Mg hoặc Zn. D. Mg. Câu 46: Cho dung dịch X chứa 0,1 mol FeCl 2 , 0,2 mol FeSO 4 . Thể tích dung dịch KMnO 4 0,8M trong H 2 SO 4 loãng vừa đủ để oxi hóa hết các chất trong X là: A. 0,03 lít. B. 0,3 lít. C. 0,125 lít. D. 0,075 lít. Câu 47: Cho các sơ đồ phản ứng sau - X 1 + X 2 → X 4 + H 2 - X 3 + X 4 → CaCO 3 + NaOH - X 3 + X 5 + X 2 → Fe(OH) 3 + NaCl + CO 2 Các chất thích hợp với X 3 , X 4 , X 5 lần lượt là A. Ca(OH) 2 , NaHCO 3 , FeCl 3 B. Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 , FeCl 2 C. Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 , FeCl 3 D. Ca(OH) 2 , NaHCO 3 , FeCl 2 Câu 48: Cho các cặp dung dịch sau: (1) Na 2 CO 3 và AlCl 3 ; (2) NaNO 3 và FeCl 2 ; (3) HCl và Fe(NO 3 ) 2 (4) NaHCO 3 và BaCl 2 ; (5) NaHCO 3 và NaHSO 4 . Hãy cho biết cặp nào xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau? A. (1) (3) (4) B. (1) (4) (5) C. (1) (3) (5) D. (3) (2) (5) Câu 49: Cho m gam bột Fe tác dụng với 175 gam dung dịch AgNO 3 34% sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sắt và 4,5 m gam chất rắn. Xác định nồng độ % của Fe(NO 3 ) 2 trong dung dịch X? A. 9,81% B. 12,36% C. 10,84% D. 15,6% Câu 50: X,Y,Z là 3 nguyên tố hóa học. Tổng số hạt mang điện trong 3 phân tử X 2 Y, ZY 2 và X 2 Z là 200. Số hạt mang điện của X 2 Y bằng 15/16 lần số hạt mang điện của ZY 2 . Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Z có số electron p bằng 1,667 lần số electron s. R là phân tử hợp chất giữa X,Y,Z gồm 6 nguyên tử có tổng số hạt mang điện là : A. 124 B. 104 C. 52 D. 62 HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 169 . BÌNH TRƯỜNG THPT PHỤ DỰC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 4 trang) KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn thi: HÓA ĐẠI CƯƠNG Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 169 Họ, tên thí sinh:. yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A lượng không đổi thu được m gam một chất rắn duy nhất X. Hòa tan chất X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y . Cô cạn dung dịch Y thu được 32,25 gam chất

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w