1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi CL kì I văn 8

11 647 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề thi chất lượng cuối kỳ I. Năm học 2007 – 2008 Môn: Ngữ văn - lớp 8 Thời gian: 90’ (Không kể thời gian giao đề) Đọc kỹ đoạn văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: …”Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết. Cái chết thật là giữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão cứ yên lòng mà nhắm mắt! ” (Trích Lão Hạc – Nam Cao) I. Trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng Câu 1: Đoạn văn bản trên tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự + Biểu cảm B. Biểu cảm + Miêu tả C. Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả D. Biểu cảm + Tự sự + Thuyết minh Câu 2: Dòng nào thể hiện đúng nhất nội dung đoạn văn bản trên A. Miêu tả cái chết dữ dội của Lão Hạc B. Tái hiện cái chết dữ dội của Lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo C. Giải thích nguyên nhân cái chết dữ dội của Lão Hạc D. Lòng xót xa thông cảm của ông giáo với Lão Hạc Câu 3: Trong các từ sau từ nào không phải là từ tượng hình? A. Xồng xộc B. Xôn xao C. Xộc xệch D. Rũ rượi Câu 4: Trong các câu sau câu nào là câu ghép? A. Tôi xồng xộc chạy vào B. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu C. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi. D. Lão vật vã đến hai tiếng đồng hồ rồi mới chết. Câu 5: Từ nào có thể thay thế được từ “bất thình lình” trong câu sau? “Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy” A. Nhanh chóng B. Gấp gáp C. Nhanh như cắt D. Đột ngột. Câu 6: Từ nào thể hiện phép nói giảm nói tránh: A. Chết B. Nhắm mắt C. Không có từ nào D. Cả A và B đều sai II.Tự luận (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn trích “Lão Hạc” Nam Cao có viết: “…Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác…” Theo em nghĩa khác là nghĩa nào? Vì sao ông giáo lại nghĩ như vậy? Câu 2 (5 điểm): Viết một bài thuyết minh ngắn giới thiệu về Ngô Tất Tố và giá trị của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt Đèn” của ông./. Đáp án: I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0.5 điểm (Chọn một lần không tẩy xoá) Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: D Câu 6: B II.Tự luận (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): + Nghĩa khác: Cuộc đời này đầy đau khổ và bất công. Những người dân lương thiện phải chịu bao khổ đau ngang trái (Có thể hiểu tương tự). + Giải thích lý do ông giáo nghĩ như vậy: Ông hiểu Lão Hạc không bị tha hoá mà chẳng thà ăn bã chó để kết liễu đời mình khi cùng đường, vẫn giữ được bản chất tốt đẹp. Và gia đình ông giáo cũng chẳng sướng gì hơn Lão Hạc đang chết dần chết mòn trong xã hội đầy bất công tàn nhẫn đó. Câu 2 (5 điểm): +Giới thiệu về Ngô Tất Tố (trên cơ sở chú thích * ở sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập I – Trang 31 - ). Lời lẽ đủ sức thuyết phục (2 điểm). +Giới thiệu giá trị của đoạn trích (3 điểm): (Trên cơ sở tổng kết và ghi nhớ ở bài học sách giáo khoá Ngữ Văn 8 tập I – Trang 33. Tham khảo thêm trang 34). -Giá trị nội dung: Hiện thực và nhân đạo. -Giá trị nghệ thuật: Xây dựng nhân vật, biểu cảm, miêu tả.  Tuỳ vào mức độ bài làm để giáo viên cho điểm. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II. MÔN NGỮ VĂN-LỚP 8. Thời gian: 90 phút. I.Phần trắc nghiệm: 3điểm. Đọc kĩ phần văn bản sau rồi trả lời câu hỏi. “…(1)Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.(2)Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.(3)Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.(4)Dân cư khỏi chịu cảnh khố ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.(5) Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.(6)Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (7)Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(8) Các khanh nghĩ thế nào?” Câu1: Đoạn văn bản trên trích trong văn bản “Chiếu dời đô” của ai? A. Trần Quốc Tuấn. B.Lí Công Uẩn. C.Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Thiếp. Câu 2: Những dòng nào sau đây thể hiện nội dung phần văn bản trên? A. Nêu lí do dời đô. B. Nêu địa thế thuận lợi của Đại La . C. Hỏi ý kiến các quan đại thần. D.Quyết định dời đô về Đại La. Câu 3: Câu nào thể hiện luận điểm của đoạn văn trên? A.Câu1. B.Câu5. C.Câu 6. D.Câu7. Câu 4: Câu nghi vấn ở đoạn văn trên dùng với chức năng gì? A.Hỏi. B.Bộc lộ cảm xúc. C.Cầu khiến . D.Khẳng định. Câu 5: Câu 6 trong phần văn bản trên thực hiện hành động nói nào? A.Hành động trình bày. B.Hành động hỏi. C.Hành động điều khiển . D.Hành động hứa hẹn. Câu 6: Có ý kiến cho rằng đoạn văn bản trên là đoạn đối thoại? A. Đúng. B. Sai. II.Phần tự luận:7 điểm. Câu1: (1đ) Em hiểu “Thuế máu” là gì? Cụ thể trong văn bản “Thuế máu” dân bản xứ phải nộp thuế máu như thế nào? Câu 2: (1đ) Vì sao tác giả lại lựa chọn trật tự từ như ở các từ in đậm? … “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 3: (5đ) “Văn bản Thuế máu là một bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp đối với dân bản xứ”. Cho biết ý kiến của em về nhận định trên? ĐÁP ÁN. I.Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng tính 0,5đ. Câu 1: B. Câu 2: B,D. Câu 3: C. Câu 4: D. Câu 5: A. Câu 6: B. II.Phần tự luận : 7đ Câu1:(1đ) - Thuế nộp bằng máu. -Trong văn bản dân bản xứ phải nộp thuế cho thực dân Pháp chính mạng sống của mình vào các cuộc chiến tranh xâm lược các thuộc địa mà họ không được hưởng một quyền lợi gì. Câu 2: (1đ) Lựa chọn trật tự từ như vậy là vì: Phù hợp với thứ tự các bước từ thấp đến cao mức độ tính chất việc làm của Đảng.Trước hết phải làm cho mọi người hiểu thông suốt về tinh thần yêu nước ,sau đó mới tuyên truyền rộng rãi được.Lúc đó mới tổ chức rồi lãnh đạo mọi người cùng thực hiện phát huy. Câu3: (3đ) +Mở bài: Nêu được vấn đề :0,5đ +Thân bài: Nêu và phân tích, chứng minh được một số ý cơ bản sau: - Giải thích thuế máu:(0,5đ) - Phân tích, chứng minh các tội ác của thực dân Pháp với 3 phần ở sgk: Thái độ đối xử với dân bản xứ trước, trong và sau chiến tranh; kết quả sự hy sinh của họ, quyền lợi mà họ được hưởng… (3đ). - Sức thuyết phục của văn bản qua một số nghệ thuật lập luận(0,5đ). +Kết bài : Khẳng định giá trị vai trò của văn bản trên con đường CM của Việt Namvà thế giới.(0,5đ) ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ I – NĂM HỌC 2008-2009 Môn : Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian : 90 phút (không kể giao đề) ……………………… Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổn g Thấp cao TN T L TN T L TN TL TN TL Văn học Tác giả Câu 3 Phương thức biểu đạt Câu 2 Nội dung Câu1 Tiếng Việt Trường từ vựng Câu6 Từ tượng hình, tượng thanh C.10 Tình thái từ, trợ từ, thán từ. Câu9 Nói quá, nói giảm nói tránh. Câu8 Câu ghép Câu7 Dấu câu Câu5 Làm văn Tóm tắt văn bản tự sự C.11 Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm Câu4 C.13 Thuyết minh C.12 Tổng Số câu Số điểm 2 0,5 6 1,75 1 0.25 2 2 1 0,5 1 4 15 10 Ma trận : Đề I.Trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: “ Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ áo hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoeỏ của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “ hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Câu 1 : Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì? A. Lời bình luận của tác giả về hành động của chị Dậu B. Nêu cảm xúc của tác giả C. Kể về trận đánh giữa chị Dậu và 2 tên tay sai. C. Cả 3 đáp án trên. Câu 2 : Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? A.Tự sự. B.Miêu tả C.Thuyết minh. D. Biểu cảm Câu 3 : Đoạn văn trên là của ai? A.Thanh Tịnh. B.Nguyên Hồng. C. Nam Cao. D.Ngô Tất Tố. Câu 4 : Việc đưa yếu tố miêu tả vào miêu tả chị Dậu đánh hai tên tay sai ở đoạn văn trên có tác dụng gì? A. Giới thiệu về nhân vật chị Dậu. B. Trận đánh nổi bật, sinh động câu chuyện thêm hấp dẫn. B. Bày tỏ thái độ của Ngô Tất Tố. D. Trình bày diễn biến trận đánh. Câu 5 : Dấu ngoặc kép ở đoạn văn trên có tác dụng gì? A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B.Đánh dấu từ ngữ đựơc hiểu theo nghĩa khác C.Đánh dấu tên tác phẩm. D.Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý mỉa mai. Câu 6: Các từ : “ Tát, xô đẩy, túm, giằng co, du đẩy, vật” trong đoạn văn trên thuộc trường nào? A. Hành động. B.Cảm giác. C.Cảm xúc. D.Cả 3 ý trên. Câu 7 : Trong các câu sau câu nào không phải là câu ghép? A. Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. B. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm được gậy của hắn. C. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. D. Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem. Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp? A. B. a. Cả lớp được bữa cười vỡ bụng 1. Nói giảm nói tránh. b.Bác đã đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-Nin. c.Chạy bở hơi tai mới kịp vào lớp. 2. Nói quá d.Cậu hát chưa hay lắm Câu 9 : Chọn các từ sau “những, này, ô hay, ngay” điền vào chỗ trống hoàn thành câu viết dở sau? - … ! Ông giáo ạ ! - Nó nghỉ …. hai buổi học không có phép . - ……cả cậu cũng bỏ học đi chơi à? - ……cậu không tin tớ thì thôi ! Câu 10 : Tìm các từ tượng hình, tượng thanh điền vào chỗ trống cho phù hợp? 1. Giọt sương …… 2. Giọt nước…. 3. Giọt nắng …… 4. Giọt mồ hôi……. II.Tự luận: (3đ). Câu 11: Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ ” khoảng 6-8 dòng.(1đ). Câu 12: Thuyết minh thể thơ “ Thất ngôn bát cú đường luật”. (5đ). Câu 13: Phân biệt văn miêu tả và văn thuyết minh. (1đ). Đáp án : I. Trắc nghiệm : Câu1 đén câu 8 môĩi câu 0,25 đ ,câu 9,câu 10 mỗi câu 0,5đ Câu 1: C. Câu 2: A. Câu 3:D. Câu 4:B. Câu 5:D. Câu 6:A. Câu 7:B. Câu 8: a,c-2; b,d-1 Câu 9: Này, những, ngay, ô hay Câu 10: long lanh, tí tách, chói chang, thánh thót. II.Tự luận: Câu11: 1đ Có đủ các ý : - Chị Dậu bưng cháo lại anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng vào thúc sưu đòi đánh trói anh lăn đùng ra. -Chị Dậu đã van xin 3 lần nhưng chúng không chịu còn đánh chị, chị đấu lí với chúng đã không được lại còn bị đánh tiếp. - Tức quá chị đã đánh lại chúng, túm cổ áo, túm tóc lẳng chúng ra ngoaì thềm Câu 13: Khác : - Miêu tả: Tái hiện lại đối tượng - Thuyết minh: Hiểu đối tượng. Câu 12: Mở bài : (0,5đ) Giới thiệu (định nghĩa) chung về thể thơ . Thân bài: (4đ) Giới thiệu các đặc điểm: - Tên ( giải thích thất ngôn bát cú) , nguồn gốc (từ thơ Đường Trung Quốc). - Số dòng , số chữ(bắt buộc), - Luật bằng, trắc (bắt buộc các tiếng chẵn), gieo vần các tiếng cuối câu (cả vần + thanh). - Nhịp thông thường, nhạc điệu. - Bố cục - Phép đối ở 2 phần thực và luận. Kết bài : Cảm nhận về thể thơ.(0,5đ). Tuỳ theo từng mức độ bài làm mà cho điểm cho phù hợp từ 0-5đ. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II. MÔN NGỮ VĂN-LỚP 8. Thời gian: 90 phút. I.Phần trắc nghiệm: 3điểm. Đọc kĩ phần văn bản sau rồi trả lời câu hỏi. “…(1)Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.(2)Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.(3)Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.(4)Dân cư khỏi chịu cảnh khố ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.(5) Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.(6)Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (7)Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(8) Các khanh nghĩ thế nào?” Câu1: Đoạn văn bản trên trích trong văn bản “Chiếu dời đô” của ai? A. Trần Quốc Tuấn. B.Lí Công Uẩn. C.Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Thiếp. Câu 2: Những dòng nào sau đây thể hiện nội dung phần văn bản trên? A. Nêu lí do dời đô. B. Nêu địa thế thuận lợi của Đại La . C. Hỏi ý kiến các quan đại thần. D.Quyết định dời đô về Đại La. Câu 3: Câu nào thể hiện luận điểm của đoạn văn trên? A.Câu1. B.Câu5. C.Câu 6. D.Câu7. Câu 4: Câu nghi vấn ở đoạn văn trên dùng với chức năng gì? A.Hỏi. B.Bộc lộ cảm xúc. C.Cầu khiến . D.Khẳng định. Câu 5: Câu 6 trong phần văn bản trên thực hiện hành động nói nào? A.Hành động trình bày. B.Hành động hỏi. C.Hành động điều khiển . D.Hành động hứa hẹn. Câu 6: Có ý kiến cho rằng đoạn văn bản trên là đoạn đối thoại? A. Đúng. B. Sai. II.Phần tự luận:7 điểm. Câu1: (1đ) Em hiểu “Thuế máu” là gì? Cụ thể trong văn bản “Thuế máu” dân bản xứ phải nộp thuế máu như thế nào? Câu 2: (1đ) Vì sao tác giả lại lựa chọn trật tự từ như ở các từ in đậm? … “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 3: (5đ) “Văn bản Thuế máu là một bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp đối với dân bản xứ”. Cho biết ý kiến của em về nhận định trên? ĐÁP ÁN. I.Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng tính 0,5đ. Câu 1: B. Câu 2: B,D. Câu 3: C. Câu 4: D. Câu 5: A. Câu 6: B. II.Phần tự luận : 7đ Câu1:(1đ) - Thuế nộp bằng máu. -Trong văn bản dân bản xứ phải nộp thuế cho thực dân Pháp chính mạng sống của mình vào các cuộc chiến tranh xâm lược các thuộc địa mà họ không được hưởng một quyền lợi gì. Câu 2: (1đ) Lựa chọn trật tự từ như vậy là vì: Phù hợp với thứ tự các bước từ thấp đến cao mức độ tính chất việc làm của Đảng.Trước hết phải làm cho mọi người hiểu thông suốt về tinh thần yêu nước ,sau đó mới tuyên truyền rộng rãi được.Lúc đó mới tổ chức rồi lãnh đạo mọi người cùng thực hiện phát huy. Câu3: (3đ) +Mở bài: Nêu được vấn đề :0,5đ +Thân bài: Nêu và phân tích, chứng minh được một số ý cơ bản sau: - Giải thích thuế máu:(0,5đ) - Phân tích, chứng minh các tội ác của thực dân Pháp với 3 phần ở sgk: Thái độ đối xử với dân bản xứ trước, trong và sau chiến tranh; kết quả sự hy sinh của họ, quyền lợi mà họ được hưởng… (3đ). - Sức thuyết phục của văn bản qua một số nghệ thuật lập luận(0,5đ). +Kết bài : Khẳng định giá trị vai trò của văn bản trên con đường CM của Việt Namvà thế giới.(0,5đ) . Đề thi chất lượng cu i kỳ I. Năm học 2007 – 20 08 Môn: Ngữ văn - lớp 8 Th i gian: 90’ (Không kể th i gian giao đề) Đọc kỹ đoạn văn bản sau r i thực hiện các yêu cầu bên dư i: …”T i m i mốt. i m. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II. MÔN NGỮ VĂN-LỚP 8. Th i gian: 90 phút. I. Phần trắc nghiệm: 3 i m. Đọc kĩ phần văn bản sau r i trả l i câu h i. “…(1)Huống gì thành Đ i La, kinh đô cũ. 0-5đ. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II. MÔN NGỮ VĂN-LỚP 8. Th i gian: 90 phút. I. Phần trắc nghiệm: 3 i m. Đọc kĩ phần văn bản sau r i trả l i câu h i. “…(1)Huống gì thành Đ i La, kinh đô cũ

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w