1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Dạy con theo... mẫu! docx

6 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 246,61 KB

Nội dung

Dạy con theo mẫu! Không ít phụ huynh đã tìm đến Trung tâm Tư vấn tâm lý – giáo dục – hướng nghiệp trẻ TP.HCM than phiền về cá tính “ngược” của con. Vào tuổi dậy thì, cách thể hiện bản thân một cách “lộn xộn” của con cái làm họ lo lắng. Cha mẹ thường tự quan niệm con gái thì phải dịu dàng nữ tính. “Bà mụ” nhầm! Bà Kiều Minh, giáo viên cấp II, gần như bó tay với cô con gái càng lớn càng giống con trai: “Ở tuổi biết điệu rồi mà nó cứ quần đùi, áo thun. Nó có một nhóm bạn gái thề với nhau sẽ không có bạn trai, không có chồng… Nó cũng thích vào bếp nhưng chẳng phải nấu nướng, mà là để “khám phá” các dụng cụ làm bếp của mẹ. Có lần, nó tháo cả bếp gas, lò nướng ra… để tìm hiểu. Tôi là một phụ nữ rất nữ tính, nhưng con gái tôi chẳng hiểu sao lại không giống mẹ. Nó thông minh, học khá, năng động… nhưng dường như "bị bà mụ nắn nhầm”. Nó phải là con trai mới đúng!”. Nhiều bà mẹ, ông bố bị “ám ảnh” bởi hiện tượng đồng tính, nên rất hãi hùng khi nhận ra ở con mình có những thái độ, hành vi không đúng với các nét cơ bản của giới tính. Ông Trần Ngọc M., một doanh nhân, thất vọng trước cậu con trai nhu mì như con gái. Ông muốn con trở thành kỹ sư thì con ông lại mê tạo mẫu tóc, trang điểm. Quan hệ cha con vì thế cứ như lửa và nước. Tại khoa sản các bệnh viện, cha mẹ của trẻ sơ sinh thường mô tả con trai mình: mạnh mẽ, nóng nảy, quậy, bú khỏe, khóc to… còn con gái thì cứ phải thật dễ thương, mềm mại, nhỏ nhắn, xinh xắn… Họ tin rằng cá tính con trai – con gái đã bộc lộ rõ ràng ngay từ khi bé mới ra đời, dù cho báo cáo của giới y khoa khẳng định không có điểm gì khác biệt lớn giữa hai nhóm sơ sinh trai, gái. Ông Phan Thúc Xán – Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý – giáo dục – hướng nghiệp trẻ cho biết, theo thời gian, cha mẹ có nhiều kỳ vọng ở con trai hơn, so với con gái, dạy cho con trai tinh thần trách nhiệm và tính chịu được nguy hiểm, khuyến khích con trai phiêu lưu mạo hiểm, ít hỗ trợ con trai hơn khi chúng bị ngã, đánh nhau và cho cậu con trai nhiều tự do hơn, sớm tự do hơn con gái. Chính vì những “mặc định” trong suy nghĩ về con trai, con gái nên các bậc cha mẹ thường phát hoảng khi con trai mình “âm tính”, con gái lại “dương tính”. Khuôn mẫu linh động Cuộc nghiên cứu về khuôn mẫu giới trong gia đình hiện nay của Viện Gia đình và giới (dựa trên điều tra cơ bản về bình đẳng giới của Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ khảo sát 4.176 cá nhân từ 20 đến 65 tuổi), đã chọn ra sáu phẩm chất cá nhân chung là: vâng lời cha mẹ, khéo cư xử, không ỷ lại, cần cù chịu khó, có trách nhiệm và tiết kiệm. Kết quả phân tích số liệu cho thấy, ba đặc điểm mà người mẹ lựa chọn để dạy cho con gái là: vâng lời cha mẹ (86,9%), khéo cư xử (64%), cần cù chịu khó (51,9%). Ba đặc điểm người mẹ muốn dạy cho con trai là: vâng lời cha mẹ (80,9%), có trách nhiệm (61%), không ỷ lại (44,5%). Quan điểm của các ông bố cũng khá thống nhất với các bà mẹ trong việc giáo dục con gái, con trai. Như thế, chỉ có một điểm “vâng lời cha mẹ” là được dùng để dạy chung cho cả hai giới. ừng áp đặt khuôn mẫu giới tính v ào cách giáo dục con. Nguồn: Images. Rõ ràng trong nhận thức của cha mẹ, có hai khuôn mẫu giáo dục phẩm chất cá nhân cho con cái, việc áp dụng khuôn mẫu nào là phụ thuộc vào giới tính của con. Những đặc điểm được coi là quan trọng đối với con trai là “có trách nhiệm” và “không ỷ lại” thì lại được coi nhẹ đối với con gái. Đối với những bậc cha mẹ ở nông thôn, thị trấn, thì điểm khác biệt này càng “đậm đà” hơn so với các bậc cha mẹ các TP lớn. Có 78,7% người mẹ và 84,2% người cha mong muốn con trai mình sau khi cưới vợ trở thành trụ cột gia đình, 82,7% người mẹ và 77,2% người cha mong muốn con gái khi lấy chồng biết quán xuyến công việc gia đình. Rõ ràng, khuôn mẫu giáo dục con trai, con gái đang đi theo hướng đáp ứng sự mong đợi của cha mẹ dựa trên nếp nghĩ truyền thống “xưa sao, nay vậy”. Theo họ, điều này đảm bảo giới tính “Con trai ra con trai, con gái ra con gái”. Cách dạy con này đã phát sinh nhiều hệ quả không hay. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái cũng từ đó mà ra. Những cậu con trai, cô con gái “không như cha mẹ mong đợi” cảm thấy lạc lõng. Một số nổi loạn, chống đối, số khác mặc cảm, mất tự tin… Xã hội đang có nhiều biến đổi nhanh chóng, phân công xã hội cũng khác xưa. Gia đình không thể chỉ có một trụ cột. Trách nhiệm kiếm tiền không còn đổ hết lên vai người chồng, cũng như việc nhà không chỉ dành cho người nữ. Việc định hướng cho con cái, không phân biệt trai gái, có thể thích ứng với xã hội đang có nhiều biến đổi với mô hình xã hội và gia đình đa vai trò dường như chưa được cha mẹ quan tâm. Điều này khiến không chỉ cha mẹ mà cả thế hệ trẻ bị khủng hoảng trong quá trình thích ứng với vai trò mới. . sao, nay vậy”. Theo họ, điều này đảm bảo giới tính Con trai ra con trai, con gái ra con gái”. Cách dạy con này đã phát sinh nhiều hệ quả không hay. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái cũng từ. nghiệp trẻ cho biết, theo thời gian, cha mẹ có nhiều kỳ vọng ở con trai hơn, so với con gái, dạy cho con trai tinh thần trách nhiệm và tính chịu được nguy hiểm, khuyến khích con trai phiêu lưu. hiểm, ít hỗ trợ con trai hơn khi chúng bị ngã, đánh nhau và cho cậu con trai nhiều tự do hơn, sớm tự do hơn con gái. Chính vì những “mặc định” trong suy nghĩ về con trai, con gái nên các

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:20