Dạy con tính hoà đồng pot

5 168 0
Dạy con tính hoà đồng pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi bé không chịu hát tập thể Hầu như mọi trẻ em đều cảm thấy không thoải mái với một số nghi thức ở nhà trường. Ðừng vội lo lắng khi thấy trẻ không muốn hát với bạn bè. Ðiều quan trọng mà bạn cần làm là biết cách khen ngợi mỗi khi trẻ tích cực tham gia những hoạt động ở trường. Thái độ không tán thành hay thất vọng của cha mẹ khiến cho trẻ có cảm tưởng như chúng thua kém bạn bè về mọi mặt. Ðừng quá căng thẳng vì thái độ tách biệt của trẻ mà hãy hài lòng với bản tính của trẻ. Có nhiều cách để động viên trẻ hòa mình vào những hoạt đông tập thể nhưng nếu trẻ không thích ứng được thì cũng chẳng có gì quan trọng. Sợ hãi, lúng túng hay cảm giác bị tách rời khỏi tập thể chính là những nguyên nhân khiến cho trẻ không thích tham gia vào những hoạt động tập thể. Muốn giúp trẻ vượt qua khó khăn này không phải cứ lên lớp về hành vi của trẻ mà phải xóa tan cảm giác bị biệt lập đó. Ép buộc trẻ hát sẽ không cải thiện được tình hình vì trẻ sẽ che giấu sự khó khăn nó đang cố gắng vượt qua, hãy để trẻ tâm sự với bạn về những ưu tư của chúng. Cách dễ thực hiện nhất là hãy cùng nhau trò chuyện một cách thoải mái, hỏi xem trẻ có thích hát hay không. Lúc này bạn hãy tỏ rõ sự quan tâm của mình chứ đừng làm như sắp tra vấn trẻ về điều gì đó vô cùng nghiêm trọng. Cảm nhận được sự quan tâm của mẹ, trẻ sẽ nhanh chóng thổ lộ cảm nhận của nó về chuyện này. Trẻ em thường vượt qua được sự sợ hãi và bối rối khi chúng tham gia vào các trò chơi đặc biệt là những trò chơi vui nhộn. Những lúc rảnh rỗi, hãy cùng chơi trò dạy học; bạn nhập vai nhân vật phụ không có gì nổi bật, và nhân vật này không muốn hát, hoặc hát rất tệ. Bạn giả vờ lúng túng vì hát sai lời hoặc sai nhạc. Cố gắng thể hiện thật rõ nét cảm giác mà con bạn đang mắc phải. Nếu bạn làm cho trẻ cười, bạn đã thành công lớn. Bạn nên lặp đi lặp lại chơi trò chơi đó nhiều lần, vì tiếng cười sẽ làm cho trẻ giảm bới nỗi lo lắng và sợ hãi và tự nó sẽ tìm ra giải pháp để vượt qua những cảm giác này. Không phải chỉ về vấn đề hát mà hãy tạo cho trẻ cảm giác tự tin và chơi hết mình bất kể trò chơi gì. Nếu trẻ lăn xả và ném gối vào người bạn, hãy giả vờ ngã xuống; khi chơi trò rượt đuổi, hãy làm ra vẻ không thể bắt được dù bạn rất cố gắng, trẻ sẽ bật cười khoái trá. Trẻ thích những trò chơi như vậy. Có lẽ bạn phải nhiều lần sắm vai kẻ yếu thế và chịu khuất phục trước vị anh hùng nhỏ tuổi trước khi vẻ miễn cưỡng tham gia của trẻ biến mất, nhưng sự tự tin của trẻ sẽ dần dần được hình thành trong suốt thời gian chơi. Cuối cùng, nếu có ai đề nghị, trẻ sẽ không dừng lại vì lúng túng hay sợ, và bạn sẽ nhận ra rằng niềm tin của trẻ cũng được lan rộng tới nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống của trẻ. Khi bé không nghe lời Từ khi biết đi tới lúc 6 tuổi, con bạn thường tỏ ra khó bảo. Dường như chúng thích giở trò ma lanh khiến bố mẹ mất kiên nhẫn. Những lúc này, bố mẹ phải làm gì? Giai đoạn thích nói ''không'' Từ 1,5-3 tuổi, trẻ thường làm trái những gì ta yêu cầu chúng không ngoài lý do nào khác là thể hiện sự chống đối. Từ ''không'' là vũ khí duy nhất mà chúng có thể đòi quyền tự trị của mình. Để khắc phục sự chống đối này, trước tiên, hãy biết từ ''không'' chỉ có mục đích duy nhất là nói trái lại với bạn. Hãy tỏ ra không biết và tránh đặt cho chúng những câu hỏi mà chúng có thể trả lời ''không''. Ví như thay vì nói ''Con muốn đưa em vào phòng ngủ không?'' thì hãy tạo cho chúng ý nghĩ là chúng có sáng kiến bằng cách nói: ''Trông em tội nghiệp của con kìa, nó ngủ thật tệ trên ghế, giá em nằm trên giường thì tốt hơn''. Đồng thời chuyển yêu cầu của bạn thành câu đố hay trò chơi như ''Con có thể làm việc đó không?'' sẽ thuyết phục hơn là nói ''Hãy làm việc đó đi''. Khẳng định mình Từ 3,5-5 tuổi, đứa trẻ không chỉ chống đối một cách vô lý nữa mà còn có lý do cụ thể. Lúc này khó làm chúng thay đổi ý kiến. Chúng có thể dỗi trong vài tiếng để đạt được ý thích của mình hoặc không làm theo chỉ dẫn của bạn. Một số cách nhỏ dưới đây sẽ hạn chế những bất đồng: - Tránh dùng tối hậu thư ở lứa tuổi này, đứa trẻ cũng muốn làm vui lòng bố mẹ. Do vậy, tình cảm sẽ hiệu quả hơn là ra lệnh. Hãy thay đổi cách bạn yêu cầu chúng làm gì để chúng không thấy đó là tối hậu thư. ''Nếu con lên giường đi ngủ mẹ sẽ rất vui'' thay vì nói ''Đi ngủ đi''. - Giải thích rõ lý do: khi bạn cấm chúng làm điều gì, hãy giải thích vì sao thì trẻ sẽ bớt chống đối khi hiểu nguyên nhân. Đừng ngần ngại đưa cho chúng một gợi ý nào đó. Với tính tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh, đứa trẻ sẽ nhanh chóng hưởng ứng và không ngoan cố nữa. . vì nói '&apos ;Con muốn đưa em vào phòng ngủ không?'' thì hãy tạo cho chúng ý nghĩ là chúng có sáng kiến bằng cách nói: ''Trông em tội nghiệp của con kìa, nó ngủ thật. trên ghế, giá em nằm trên giường thì tốt hơn''. Đồng thời chuyển yêu cầu của bạn thành câu đố hay trò chơi như '&apos ;Con có thể làm việc đó không?'' sẽ thuyết phục. tệ. Bạn giả vờ lúng túng vì hát sai lời hoặc sai nhạc. Cố gắng thể hiện thật rõ nét cảm giác mà con bạn đang mắc phải. Nếu bạn làm cho trẻ cười, bạn đã thành công lớn. Bạn nên lặp đi lặp lại

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan