Dạy con sử dụng tiền pps

5 161 0
Dạy con sử dụng tiền pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khoản tiền riêng của con Lần bé Trâm hí hửng mang khoe cái ví đựng bút xinh xinh mà nó vừa mua được ở nhà sách với mẹ, chị Thủy thoáng chút nghi ngờ bởi có bao giờ chị cho con một món tiền khá nhiều như thế đâu! Chị bèn căn vặn con, nào là mua bao nhiêu, nào là tại sao con lại có tiền, ai cho… Trong đầu chị thoáng qua ý nghĩ hay là con bé sinh tật ăn cắp vặt tiền của mẹ hoặc ở trường nó lại tham gia vào trò chơi cá độ ăn tiền gì đó với chúng bạn… Nhưng bé Trâm thì cứ một mực bảo đó là tiền để dành được, lâu lâu có cần gì thì bỏ tiền ra mua, đỡ phải xin mẹ. Vậy mà mãi chị vẫn chưa tin, nó mà dành dụm cái gì, gần hai chục ngàn này đâu phải là một món tiền nhỏ đối với con bé mới 12 tuổi. Mà xét ra thì với cái tính của chị, bảo sao bé Trâm không ráng để dành khoản tiền riêng? Vì hễ con bé cần mua một món đồ gì cũng bị mẹ nó rầy rà, ca cẩm cả buổi. Trước khi cho, chị cà kê kể lể, nào là tiền bạc khó kiếm, có ai cho không mình đâu, nào là một ngàn cũng là tiền, không thể cứ phung phí lên thành cái tật… Rồi chị còn chuyển sang "phiền hà" về cái sự sung sướng quá của con khi so sánh nó với những đứa trẻ cùng tuổi giờ này còn đang bươn chải bán báo, bán vé số ngoài đường… Tội nghiệp con bé, nhiều lúc chỉ xin có vài ngàn mua cây bút, tờ báo… chẳng có gì là quá đáng, thế mà cứ phải dỏng tai lên nghe mẹ "thuyết" một hồi rồi mới được cầm tiền. Vì thế, nó ao ước có được khoản tiền riêng nho nhỏ, khi cần mua những món đồ be bé, nó sẽ "bỏ tiền túi" ra mua ngay, khỏi chờ mẹ "duyệt". Mà đồng tiền riêng của nó là những đồng tiền chính đáng cả. Đó là tiền mẹ cho nó ăn sáng mỗi khi mẹ chưa kịp chuẩn bị bữa, sắp bị trễ giờ học, hay khi sang bà ngoại chơi, bà hay cho mấy đồng tiền cắc khó xài, rồi dì Út mỗi lần sai nó đi mua đồ ăn, còn dư tiền lẻ cũng "bo" lại cho nó. Chỉ là vài ngàn đồng, nhưng đối với nó thì thật là to, nên nó rất tự hào vì mình biết tiết kiệm để khỏi phải mỗi chút lại mỗi xin mẹ tiền. Dù là nhỏ nhưng các em vẫn có những nhu cầu chính đáng cần phải tiêu xài. Có thể chỉ là một món đồ chơi rẻ tiền bán trước cổng trường, một cuốn sách truyện ưng ý, hay cần mua món quà sinh nhật cho bạn, một tấm thiệp chúc mừng nho nhỏ… Cha mẹ cần để ý đến nhu cầu của trẻ, hướng dẫn con cái biết cách tiết kiệm và cách tiêu tiền, và cần chú ý là không nên cằn nhằn, la lối mỗi khi chúng đòi hỏi mua thứ này, thứ kia theo ý thích của chúng. Một ít tiền riêng cho con (không vượt quá giới hạn cho phép) thiết nghĩ cũng không phải là điều quá đáng, miễn sao trẻ không làm gì hại để có thể thành tật hoang phí sau này. Không dễ dãi hay e ngại (8t) Chuyện giáo dục giới tính cho con cái được đa số các bậc phụ huynh đồng tình. Nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể làm tốt “nhiệm vụ” này. Dễ dãi Bộ phim Elisa đang đến hồi hấp dẫn, tối nào, cả nhà cũng ngồi chờ xem. Hoàng, học sinh lớp 3 cũng lân la ngồi kế mẹ. Đến khúc “gay cấn”, khi nhân vật nam và nhân vật nữ hôn nhau say đắm, không những không quay qua “canh chừng” phản ứng của con, chị Thương, mẹ bé bình luận: “hôn kiểu này mới “phê” chứ. Phim Việt Nam cứ cọ cọ, quẹt quẹt, nhìn chán thí mồ”. Vốn tính hay bắt chước, Hoàng bỗng bất thần đứng dậy, quàng tay qua vai mẹ, làm cử chỉ giống nhân vật nam trong phim, nói: “Elisa, anh yêu em” rồi hôn chùn chụt lên môi chị Thương. Cả nhà cười ồ vì hành động ngộ nghĩnh của cậu, chị Thương dễ dãi khuyến khích con: “con còn phải học tập nhiều, đàn ông phải hôn bạn gái như vậy mới là sành điệu đó” - rồi phá lên cười. Vì được xem phim bộ, phim tập tình cảm thoải mái với bố mẹ, và có lẽ mẹ Hoàng cũng dễ dãi nên trong xóm, Hoàng hay bị “thưa kiện” vì tật bẹo má, kéo quần, tốc váy các bạn nữ Cứ lừa lúc các bạn ham chơi, cu cậu lại thừa cơ rồi tủm tỉm cười, ra vẻ khoái trá lắm, nhưng chị Thương chỉ la con qua loa cho có lệ, rồi đem thành tích ấy của con kể cho bạn bè như một chuyện cười đáng khuyến khích rồi quay qua bẹo má con: “coi vậy mà cũng ghê lắm chứ đâu phải vừa, trẻ con bay giờ khôn ghê, cái gì cũng tò mò, cũng muốn biết, chẳng thua người lớn điều gì”. Và e ngại Có những bậc cha mẹ coi chuyện giới tính là vấn đề nhạy cảm, cấm kỵ. Dù con gái đã học lớp 3, nhưng ngay cả cảnh Lọ lem và hoàng tử (phim hoạt hình) hôn nhau, chị Thủy cũng bắt con gái che mặt lại, không cho xem. Con gái lớn của chị đến tháng lần đầu tiên, chị không giải thích, không chỉ bảo cặn kẽ, chỉ mua thêm vài vật dụng vệ sinh cá nhân cần thiết rồi hướng dẫn qua loa cho con. Chị quan niệm: “ngày xưa mình cũng thế, có sao đâu. Chỉ bảo, giảng giải làm gì, có mà vẽ đường cho hươu chạy, con gái mà biết nhiều chỉ tổ hư thân”. Vì có những quan niệm như thế nên trong nhà chị Thủy, chuyện bạn trai, bạn gái, dù chỉ là bạn bè bình thường cũng đều được coi là cấm kỵ. Mỗi lần có giọng con trai gọi điện đến nhà tìm con, là chị lại chì chiết: “học hành không lo, suốt ngày trai gái”. Ngày 8 tháng 3, con gái chị nhận được món quà chúc mừng từ đám bạn trong lớp, chị ném ngay vào thùng rác: “lại của thằng nào tặng chứ gì, tí tuổi đầu đã hoa quà, dính vào trai sớm chỉ tổ hư”. Chị kiên quyết chọn báo cho con, báo đặt đem đến nhà cũng phải qua chị “duyệt” trước, có những trang có những thắc mắc, giải đáp về giới tính là chị kiểm duyệt, cắt xé kỹ lưỡng nhất vì: “chúng nó còn bé, không cần biết đến những chuyện này làm gì cho nặng đầu, rồi chểnh mảng học hành”. Dễ dãi quá hay thoải mái quá với con đều không phải là phương pháp tốt, vì đầu óc chúng còn non nớt, ít suy nghĩ, hay bắt chước. Chúng cần được sống trong thế giới riêng chứ không được làm theo những hành động, phim ảnh, lời nói, cử chỉ như người lớn. Thế nên hơn ai hết, bố mẹ phải là người uốn nắn, giải thích, chỉ bảo kịp thời khi chúng có những hành động vượt quá độ tuổi của mình. Ngược lại, việc cấm kỵ là điều không nên, vì trẻ càng thiếu hiểu biết, càng mù mờ thì càng thắc mắc, càng tò mò và không biết cách tự bảo vệ mình trước những cạm bẫy của cuộc sống. . như thế đâu! Chị bèn căn vặn con, nào là mua bao nhiêu, nào là tại sao con lại có tiền, ai cho… Trong đầu chị thoáng qua ý nghĩ hay là con bé sinh tật ăn cắp vặt tiền của mẹ hoặc ở trường nó. Khoản tiền riêng của con Lần bé Trâm hí hửng mang khoe cái ví đựng bút xinh xinh mà nó vừa mua được ở nhà sách với mẹ, chị Thủy thoáng chút nghi ngờ bởi có bao giờ chị cho con một món tiền. ngàn này đâu phải là một món tiền nhỏ đối với con bé mới 12 tuổi. Mà xét ra thì với cái tính của chị, bảo sao bé Trâm không ráng để dành khoản tiền riêng? Vì hễ con bé cần mua một món đồ gì

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan