1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Dạy con theo cá tính potx

6 258 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 103,55 KB

Nội dung

Dạy con theo cá tính Những em bé có khí chất nóng nảy không thể ngồi yên một phút, lúc nào cũng nhấp nhổm. Chúng gây lộn, đánh nhau như cơm bữa và luôn muốn là tâm điểm, thích được khen ngợi. Mỗi đứa trẻ đều có một khí chất bẩm sinh và thay đổi nó là điều không tưởng. Bạn hãy tìm hiểu các đặc điểm khí chất của con mình không phải để "đè bẹp" nó mà là có cách ứng xử phù hợp hơn. Sau đây là bốn loại khí chất cơ bản mà các chuyên gia đã tổng hợp: Nồng nhiệt Trẻ mang khí chất này là người hoạt bát, hào hứng với mọi chuyện và luôn thích sự sôi động. Trẻ có khả năng tìm thấy tiếng nói chung với bất kỳ ai và có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh. Nó dễ nhân nhượng và không giận lâu. Là người lạc quan bẩm sinh, trẻ lúc nào cũng nhìn vào những mặt tốt mà ít để tâm đến các khía cạnh xấu. Những trẻ thuộc loại này có cử chỉ tự tin, chính xác, nhịp độ luôn thay đổi. Ngôn ngữ biểu cảm, nhanh đi kèm với vẻ mặt linh lợi. Trẻ dễ ngủ, ngủ sâu và khi thức giấc luôn vui vẻ. Tất nhiên có khi trẻ cũng khóc lóc, nhõng nhẽo nhưng không dai dẳng và việc lái trẻ sang trạng thái hào hứng vui vẻ khá đơn giản Điềm tĩnh Những đứa trẻ này không bao giờ vội vàng và không mấy khéo léo. Bù lại, chúng có vẻ chắc chắn và khôn ngoan. Việc gì trẻ cũng ưa làm theo một lối mòn đã được kiểm chứng. Trẻ rất khó quen với những thứ mới nhưng bù lại cực kỳ vững vàng trước mọi tác động bên ngoài. Sự bình tĩnh của trẻ khiến nhiều người nghĩ rằng bé ít cảm xúc và chai lỳ. Thực ra trẻ hiếm khi bộc lộ nhưng cảm xúc lại sâu sắc và ổn định. Trẻ khó có bạn nhưng khi có thì lại rất thân. Trẻ điềm tĩnh còn có một phẩm chất đáng quý nữa là không hung hăng, hiếu chiến và không bao giờ liều lĩnh một cách dại dột. Trẻ nói năng chậm rãi, ít biểu cảm và không kèm theo nhiều cử chỉ. Mọi kỹ năng hình thành ở trẻ lâu hơn các bạn khác nhưng lại ổn định hơn. Nóng nảy Với khí chất mạnh mẽ, trẻ chẳng khác nào một cơn lốc xoáy. Các nhà tâm lý gọi chúng là những đứa trẻ "siêu quậy". Chúng không thể ngồi yên một phút, lúc nào cũng nhấp nhổm ở khắp mọi nơi. Chúng sinh sự, gây lộn, đánh nhau như cơm bữa. Chúng không làm việc gì đến nơi đến chốn và thường xuyên bị cuốn theo những thứ mới mẻ hơn, thú vị hơn. Trẻ rất muốn là tâm điểm, coi trọng chuyện thắng thua và thích được khen ngợi tới tấp. Cử chỉ của những đứa trẻ này đột ngột, dứt khoát. Lời nói thì to, nhanh, hay nuốt từ nhưng đầy cảm xúc. Trẻ nóng nảy thường là thủ lĩnh trong đám bạn cùng lứa. Nó hay xung đột với bạn nhưng không có bạn bè vây quanh thì không chịu được. Đứa trẻ này không thể chờ đợi, ghìm nén mong muốn của bản thân, cái gì cũng đòi ngay lập tức. Không có sự mắng mỏ nào có nghĩa lý đối với trẻ và bất kỳ sự hạn chế tự do nào (như phạt đứng góc nhà chẳng hạn) cũng có thể khiến nó tức tối đến kích động. Đa cảm Với bản chất nhút nhát, thẹn thùng, trẻ đa cảm rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần nghe người khác cao giọng là nó đã thút thít rồi. Trẻ đặc biệt sợ người lạ, môi trường mới, dễ trở nên bi quan, thiếu tự tin, hay sợ thất bại. Trẻ rất hay giận dỗi và để ý đến những chuyện vặt vãnh. Các hoạt động thể lực thường khiến trẻ chóng bị mệt. Hành động của trẻ không dứt khoát, hay bối rối, nói năng khẽ khàng nhưng giàu biểu cảm. Trẻ đa cảm thường khó thích nghi với hoàn cảnh nhưng lại rất lôi cuốn người khác nhờ sự nhạy cảm. Những bé này ngay từ nhỏ đã có khả năng an ủi, chia sẻ với người khác nên rất được thiện cảm. Mỗi trẻ cần cách ứng xử khác nhau Đừng lẫn lộn giữa tính cách với khí chất. Tính cách là những gì mà ta có được trong quá trình sống, còn khí chất là bẩm sinh, không thể thay đổi. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành tính cách, bố mẹ có thể uốn nắn một vài đặc điểm thuộc về khí chất cho con. Có thể hình dung khí chất giống như thân thể, còn tính cách giống như áo quần, có thể giúp hạn chế phần nào khiếm khuyết của thân thể. Thường sau bảy tuổi là bạn có thể xác định được con mình thuộc loại nào. Nếu khí chất của con hợp với bạn thì quá tốt. Nhưng nếu vênh nhau bạn cũng chớ nuôi ý định bẻ cong nó cho phù hợp với mình, bởi vì bạn sẽ cầm chắc thất bại. Đừng cố biến một bé hổ lửa thành một bé điềm đạm, hay thúc ép một bé đa cảm trở nên nồng nhiệt. Tốt nhất hãy tìm hiểu các ưu khuyết điểm trong khí chất của con để tìm cách gia tăng ưu điểm, giảm thiểu khuyết điểm. Chẳng hạn, hãy dạy cho đứa trẻ nồng nhiệt tính kiên định, nhẫn nại và siêng năng, dạy cho đứa trẻ điềm tĩnh kỹ năng sắp xếp thời gian, sự sáng tạo, cách bộc lộ cảm xúc và giao tiếp với bạn bè. Dạy trẻ nóng nảy kiềm chế bớt tính hung hăng, biết cân nhắc trước khi ra quyết định. Trẻ đa cảm thì cần được nâng đỡ, đối xử mềm mỏng hơn và đừng đòi hỏi quá cao ở chúng, cần dìu dắt trẻ vượt qua sự sợ hãi, rụt rè. . hiểu các ưu khuyết điểm trong khí chất của con để tìm cách gia tăng ưu điểm, giảm thiểu khuyết điểm. Chẳng hạn, hãy dạy cho đứa trẻ nồng nhiệt tính kiên định, nhẫn nại và siêng năng, dạy cho. chia sẻ với người khác nên rất được thiện cảm. Mỗi trẻ cần cách ứng xử khác nhau Đừng lẫn lộn giữa tính cách với khí chất. Tính cách là những gì mà ta có được trong quá trình sống, còn khí. nhiên, trong quá trình hình thành tính cách, bố mẹ có thể uốn nắn một vài đặc điểm thuộc về khí chất cho con. Có thể hình dung khí chất giống như thân thể, còn tính cách giống như áo quần, có thể

Ngày đăng: 05/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN