Đạo đức học đường có xuống cấp? pps

5 263 1
Đạo đức học đường có xuống cấp? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đạo đức học đường có xuống cấp? Khi phải đặt ra câu hỏi trên, có nghĩa là đạo đức học đường đã trở thành vấn nạn. Tuy nhiên, bằng cái nhìn của một nhà luật học, TS Nguyễn Ngọc Điện muốn chúng ta thật bình tâm suy xét trước những vết đen lộ diện ngày càng nhiều trong bức tranh giáo dục. Có một thời, thầy và trò hầu như chỉ có chung không gian giao tiếp là lớp học. Trong cuộc sống hàng ngày, thầy thuộc về một thế giới, trò ở một thế giới khác. Sự cách biệt gần như tuyệt đối về môi trường sinh hoạt đời thường là một trong những nguyên nhân chính làm cho hình ảnh người thầy trong mắt và trong suy nghĩ người học trò trở nên thiêng liêng, đáng trân trọng. Người thầy không chỉ đại diện cho chân lý, mà còn là tấm gương về sự nghiêm túc, về đạo đức, sự trong sạch, thuần khiết. Theo thời gian, thầy và trò dần dần thoát ra khỏi những ràng buộc của hệ thống đạo đức nho giáo khắt khe, trở thành các chủ thể của những quan hệ giao tiếp được xác lập không chỉ trong nhà trường mà còn cả ngoài xã hội. Đối với học trò, người thầy bây giờ không còn xa cách, bí ẩn. Đơn giản, đó là người đi trước, có kinh nghiệm, cho phép dẫn dắt người đi sau trong quá trình chinh phục các đỉnh cao tri thức và, nói chung, chuẩn bị vào đời. Thế rồi, từ lúc nào đó, người ta bắt đầu nghe nói về những vụ bê bối gắn với quan hệ thầy – trò trong điều kiện người thầy trở nên dễ gần gũi và dễ hiểu hơn. Ở nơi này, thầy bị tố cáo gạ tình lấy điểm; ở nơi khác, thầy bị bắt quả tang nhận tiền để cấp văn bằng, chứng chỉ; nơi khác nữa, thầy bị điều tra về cáo buộc có hành vi mua dâm đối với học trò nữ… Càng ngày, thông tin về thầy xấu (và cả trò xấu) xuất hiện trên các kênh truyền thông càng nhiều, dù hẳn là không thiếu các nỗ lực của các giới có thẩm quyền nhằm ngăn chặn, hạn chế, xử lý. Nhiều người cho rằng đạo đức học đường đang suy đồi, xuống cấp: các giá trị cổ xưa đã bị xói mòn, biến mất, chỉ còn lại sự ngự trị của những toan tính thực dụng, thấp hèn. Rất nhiều phân tích đã được thực hiện từ nhiều góc độ, theo nhiều cách, để chỉ ra bản chất, nguyên nhân của tình trạng đó. Bệnh thành tích và xu hướng thương mại hoá giáo dục được nhắc đi, nhắc lại như là hai trong các thủ phạm chính. Thực ra, những chuyện tiêu cực, bi kịch, tội ác, thảm hoạ… được xã hội bàn luận nhiều hơn, không hẳn vì chúng xảy ra thường xuyên hơn. Trước hết, cần phải tính đến số lượng các vụ việc nổi cộm trong mối quan hệ so sánh với số lượng thành viên của xã hội. Vả lại, so với thời xưa, thông tin, liên lạc ngày nay tốt hơn, đặc biệt là nhanh chóng, kịp thời hơn nhiều. Có chuyện gì đó xảy ra ở đâu rất xa và hẻo lánh, chỉ cần một vài tích tắc, các thông tin liên quan đã được chuyển tải đến công chúng. Điều không thể phủ nhận, như một tất yếu, là một khi thế giới sinh hoạt đời thường của thầy và của trò không còn bị ranh giới nào chia cắt, thì các quan hệ giữa thầy và trò, trong tư thế hai chủ thể bình thường, cũng có điều kiện phát triển theo cả hai phương diện – tích cực và tiêu cực. Song, cũng phải thấy rằng mô hình giao tiếp cổ xưa giữa thầy và trò không còn phù hợp với hệ thống giáo dục hiện đại. Bên cạnh đó, đúng là việc xoá bao cấp trong giáo dục khiến nhà trường bị đặt trước bài toán cân đối ngân sách ngặt nghèo, mà việc tìm kiếm giải pháp theo con đường chính đáng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu đưa nhà trường trở lại chiếc nôi bảo bọc của ngân sách công. Nói khác đi, những khoảng tối, cái xấu, cái ác luôn là một phần của cuộc sống thực, bên cạnh những đốm sáng, cái tốt, điều thiện. Điều đó đúng cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và giáo dục không thể là lĩnh vực hưởng ngoại lệ. Cần tỉnh táo đương đầu và cứ phải miệt mài với cuộc tranh đấu nhằm bảo vệ một bên là những gì cần được tôn vinh chống lại bên kia là những thứ phải bị lên án, loại trừ. Nhưng tất nhiên, để có thể đấu tranh có hiệu quả, điều tối cần thiết là người ta phải có điều kiện nhận diện sự việc diễn ra chung quanh một cách tường tận, chính xác. Rốt cuộc, minh bạch . Đạo đức học đường có xuống cấp? Khi phải đặt ra câu hỏi trên, có nghĩa là đạo đức học đường đã trở thành vấn nạn. Tuy nhiên, bằng cái nhìn của một nhà luật học, TS Nguyễn. của các giới có thẩm quyền nhằm ngăn chặn, hạn chế, xử lý. Nhiều người cho rằng đạo đức học đường đang suy đồi, xuống cấp: các giá trị cổ xưa đã bị xói mòn, biến mất, chỉ còn lại sự ngự trị. mắt và trong suy nghĩ người học trò trở nên thiêng liêng, đáng trân trọng. Người thầy không chỉ đại diện cho chân lý, mà còn là tấm gương về sự nghiêm túc, về đạo đức, sự trong sạch, thuần khiết.

Ngày đăng: 06/07/2014, 07:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan